Tình hình tiêu thụ lạc

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững sản xuất lạc của các hộ nông dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 59)

- Đề tài cấp viện của Ths Trần Thị Ngát: “Nghiên cứu phát triển bền vững đàn bò sữa vùng Bắc Đuống – Gia Lâm – Hà Nội” năm 2013 Đề tài đã

4.1.4Tình hình tiêu thụ lạc

Tiêu thụ sản phẩm đầu ra đem lại thu nhập là rất quan trọng với bất kì ngành sản xuất nào. Với đặc tính sinh học và giá trị dinh dưỡng của hạt lạc nên hộ nông dân trong xã sản xuất lạc ra để bán là chủ yếu, chỉ giữ lại một phần để làm giống và tiêu dùng trong gia đình (khoảng 10%-15%). Số lạc của

Người thu gom Hộ nông dân Người tiêu dùng

Hợp tác xã

hộ nông dân được bán ra thị trường phải thông qua tư thương ở tại nhà mình là chủ yếu. Hợp tác xã không có bất kì hoạt động dịch vụ nào góp phần tiêu thụ lạc cho hộ nông dân. Các thông tin về giá cả của hộ nông dân do chính tư thương cung cấp nên trong khi bán lạc nông dân thường bị ép giá. Thực tế giá bán lạc của nông dân chênh lệch khá nhiều so với giá mua vào của các đại lý thu gom lớn để chuyển đi.

Một thực tế nữa là giá bán lạc của hộ nông dân ở đầu vụ và cuối vụ có sự chênh lệch nhau khá lớn. Đầu vụ bao giờ giá bán cũng rẻ hơn cuối vụ, mặt khác đầu vụ tư thương còn đòi hỏi lạc đẹp. Biết là thế nhưng vì đòi hỏi đầu tư cho sản xuất vụ tiếp theo và nhu cầu sinh hoạt của gia đình cho nên nhiều hộ nông dân phải bán ngay từ đầu vụ, chỉ có một số gia đình khá còn lạc để bán cuối vụ. Từ đó dẫn đến sự thiệt thòi lớn về giá cả của nông dân đặc biệt là những gia đình nông dân gặp khó khăn trong xã.

Hộp 1: Ý kiến của người nông ân về tình hình tiêu thụ lạc trên địa bàn

Gia đình tôi điều kiện kinh tế không có, nên khi thu hoạch được lạc cứ phải bán tống bán tháo lấy tiền cho bọn nhỏ ăn học trên thị trấn, mà giá bán đầu vụ bao giờ cũng rẻ hơn cuối vụ, biết vậy nhưng mà cũng không để được lạc đến cuối vụ.thị trường đầu ra không ổn định bà con bị ép giá quá, toàn các đại lý thu mua gom mà, có công ty nhà nước nào đứng ra mua lạc cho người nồn dân đâu nên giá cả mới bấp bênh thế đấy.

Anh Nguyễn Văn Huy, chủ hộ trồng lạc tại xã Diễn Kỷ

Lạc của hộ nông dân sản xuất ra được các đại lý thu gom mua sau sau đó chuyển đến các công ty chế biến để xuất khẩu. Hiện nay trong toàn huyện chưa có một công ty nào đủ thẩm quyền để xuất khẩu lạc và các cơ sở chế biến cũng chưa có, do đó giá lạc ở hộ nông dân tháp hơn giá trị xuất khẩu rất nhiều. Đây cũng là một thiệt thòi lớn đối với nông dân sản xuất lạc trong vùng.

Sơ đồ 4.1 Kênh thị trường tiêu thụ lạc ở huyện Diễn Châu

4.1.5. Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc

Bảng 4.3 Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc(tính bình quân cho 1 sào lạc)

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 So sánh (%)

2013/2012 2014/2013 BQ

Năng suất Tạ/sào 1,59 1,60 1,63 100,63 101,88 101,25 - GTSX (GO) 1000đ 3513,63 3560,21 3688,75 101,33 103,61 102,46 - CPTG (IC) 1000đ 899,61 894,96 900,98 99,48 100,67 100,08 - GTGT (VA) 1000đ 2614,02 2655,25 2787,77 101,58 104,99 103,27 - TNHH (MI) 1000đ 2584,02 2635,25 2757,77 101,98 104,65 103,31 - Lao động 1000đ 1366,9 1242,4 1195,2 90,89 96,20 93,51 - Lợi nhuận (Pr) 1000đ 1217,12 1392,85 1562,57 114,44 112,19 113,31 Chỉ tiêu hiệu quả

- GO/IC Lần 3,91 3,98 4,09 101,79 102,76 102,28- MI/IC Lần 2,87 2,94 3,06 102,44 104,08 103,26 - MI/IC Lần 2,87 2,94 3,06 102,44 104,08 103,26 - GO/công LĐ 1000đ 308,48 346,67 370,36 112,38 106,83 109,57 - MI/công LĐ 1000đ 229,50 256,60 276,88 111,81 107,90 109,84 - Pr/công LĐ 1000đ 106,86 135,62 156,88 126,91 115,68 121,16

(Nguồn: Số liệu điều tra) Qua bảng 4.3, ta thấy, giá trị sản xuất của các nhóm hộ có sự tăng trưởng qua các năm. Giá trị sản xuất năm 2012 đạt 3513,63 nghìn đồng/sào, năm 2013 đạt 3560,21 nghìn đồng. Giá trị sản xuất năm 2014 là 3688,75 nghìn đồng/1 sào, cao hơn năm 2013 là 128.54 nghìn đồng. Đầu tư chi phí trung gian có tăng qua

các năm nhưng chênh lệch không nhiều. Năm 2012 là 899,61 nghìn đồng/1sào, năm 2013 là 894,96 nghìn đồng/1sào, năm 2014 là 900,98 ngđ/1 sào tăng 6,02ngđ so với năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu làm chi phí trung gian tăng qua các năm là do sự biến động về giá vật tư đầu vào cho sản xuất.

Giá trị gia tăng qua các năm cũng có sự khác biệt, năm 2014 đạt cao nhất đạt 2787,77 nghìn đồng/1 sào, năm 2013 đạt 2655,25 nghìn đồng/1sào, năm 2012 đạt giá trị thấp nhất là 2614,02 nghìn đồng/1sào.

Riêng phần thu nhập của nông hộ thì đây là khoản thực thu của hộ nông dân, nó chính bằng khoản giá trị gia tăng trừ đi phần lao động đi thuê hay đó chính là thu nhập hỗn hợp (MI). Trong phần này không có thuế vì người nông dân không phải đóng thuế, khoản này là phần công lao động mà họ bỏ ra trong quá trình sản xuất. Năm 2012 có thu nhập là 2584,02 nghìn đồng/1sào, thu nhập năm 2013 là 2635,25 nghìn đồng/1sào, tăng 51,23ngđ. Năm 2014 là 2757.77 nghìn đồng/1sào, tăng cao so với năm 2013 là 122,52ngđ.

Các chỉ tiêu GO/IC, MI/IC, GO/Công lđ đều phản ánh hiệu quả của quá trình sản xuất hay đó là hiệu quả đầu tư vốn. Năm 2012 thì cứ một đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra 3,91 đồng giá trị sản xuất, một đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra 308,48 công lao động và 2,87 đồng thu nhập hỗn hợp. Năm 2013 thì cứ một đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra 3,98 đồng giá trị sản xuất, một đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra 346,67 công lao động và 2,94 đồng thu nhập hỗn hợp. Năm 2014 thì cứ một đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra 4,09 đồng giá trị sản xuất, một đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra 370,36 công lao động và 3,06 đồng thu nhập hỗn hợp.

Lợi nhuận mang lại cho người dân sau khi trừ đi thuế giá trị gia tăng tăng dần qua các năm, năm 2012 lợi nhuận đạt 106,86ngđ/1 sào, năm 2013 lợi nhuận đạt 135,62ngđ/1 sào, năm 2014 lợi nhuận đạt 156,88ngđ/1 sào. Bình quân 3 năm là 121,16%. Điều này cho thấy hiệu quả kinh tế mang lại từ trồng

Qua việc phân tích và đánh về kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất giống lạc mới của huyện Diễn Châu, ta có thể rút ra được một số kết luận sau:

* Quy mô sản xuất: Sản xuất lạc trên địa bàn huyện hiện đang tiến hành trên quy mô hộ gia đình, bởi thế khi tiến hành sản xuất giống lạc mới cũng trên quy mô hộ gia đình. Đất sản xuất lạc của các hộ tương đối rộng xong vẫn còn tình trạng manh mún từ lâu có hộ chỉ có 4 đến 5 sào đất mà số mảnh lên đến 3,4 mảnh. Diện tích sản xuất giống lạc mới tập trung tại một nơi nhất định nên mỗi hộ sản xuất cũng chỉ có một mảnh đây là một thuận lợi cho sản xuất. Nhưng nhìn chung ruộng đất vẫn manh mún mặc dù đã tiến hành dồn điền đổi thửa nhưng tỷ lệ dồn đổi rất ít phần lớn chỉ là đo lại ruộng đất.

* Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn:

Quá trình này phù hợp với chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Người dân không sống dựa vào nông nghiệp là chính nữa mà phát triển về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thông qua các làng nghề được phát triển, giao thông thuận lợi nên dịch vụ cũng phát triển mạnh. Thu nhập từ nông nghiệp ở các hộ chiếm tỷ trọng nhỏ chủ yếu là thu nhập từ lao động kiêm, thời gian lao động trong nông nghiệp mang tính chất tranh thủ. Sản xuất nông nghiệp mang tính chất lấy lương thực cho gia đình. Sản xuất lạc góp phần làm tăng thu nhập, là hướng chuyển đổi phát triển nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

*Về đầu tư cho sản xuất giống lạc mới: Do giống L26 mới được đưa vào sản xuất đầu năm 2014, nên chi phí về giống cao hơn một chút so với các năm trước. Mặt khác, đầu tư cho sản xuất với cơ sở vật chất có sẵn cùng kinh nghiệm sản xuất lâu năm nên chi phí cho sản xuất được giảm đáng kể qua các năm. Tuy nhiên vẫn còn phát sinh các chi phí do sâu bệnh và thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng giống cũng như hiệu quả kinh tế trong sản xuất.

*Áp dụng khoa học kỹ thuật: Do đây là sản xuất giống lạc mới nên hàm lượng khoa học kỹ thuật được áp dụng khá cao khác hẳn với sản xuất các

giống lạc trước đây. Mức độ quan tâm của người dân vào sản xuất được nâng cao ở các khâu quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng hạt. Sản xuất giống lạc mới cũng được hỗ trợ của khuyến nông huyện Diễn Châu ở các khâu đòi hỏi kỹ thuật cao và hỗ trợ một phần về chi phí bảo vệ thực vật. Đặc biệt chú ý đến công tác cách ly đất trồng giống mới L26 riêng với đất trồng giống cũ L14.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững sản xuất lạc của các hộ nông dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 59)