Giải pháp về đầu tư thâm canh

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững sản xuất lạc của các hộ nông dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 82)

- Cần phải mở rộng diện tích trồng lạc áp dụng giống mới trên diện tích gieo trồng lạc của toàn huyện, để nâng cao hiệu quả sản xuất cho các

4.4.3 Giải pháp về đầu tư thâm canh

Trong quá trình đó sự phát triển nông nghiệp càng có vị trí quan trọng, tạo cơ sở ổn định, chính trị xã hội và phát triển kinh tế bền vững.

Lạc là một trong những mặt hàng nông sản có tiềm năng xuất khẩu cao. Xuất khẩu lạc sẽ mang lại nguồn ngoại tệ lớn tạo điều kiện tích luỹ vốn cho phát triển kinh tế đất nước, phát triển sản xuất nông nghiệp là cơ sở thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.

Trước hết có thể khẳng định rằng không một ngành sản xuất nào đạt được hiệu quả nếu không có vốn đầu tư. Nói cách khác vốn đầu tư đóng một vai trò hết sức quan trọng cho quá trình sản xuất. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy hầu hết các hộ nông dân trồng lạc đều thiếu vốn sản xuất mà trong quá trình nghiên cứu về đầu tư vốn đã cho thấy hiệu quả thu được của vốn đầu tư là rất lớn.

Để giải quyết tốt vấn đề này nhà nước cần phải có những chính sách kịp thời hỗ trợ về vốn trên cơ sở phân tích khả năng đầu tư của từng nhóm hộ, hộ sản xuất từ đó đề ra mức hỗ trợ vốn cần thiết cho từng khối một.

- Trên cơ sở vốn đầu tư đã khảo nghiệm được trong thực tế của nông hộ, nên khuyến khích việc đầu tư vốn vào sản xuất của các hộ nông dân kết hợp với sự hỗ trợ vốn cho vay của Nhà nước sẽ đạt được lượng vốn đầu tư phù hợp cho mục tiêu phát triển cây lạc.

-Đối với việc hỗ trợ vốn đầu tư cho quá trình sản xuất của hộ nông dân thì Nhà nước cần phải xem xét các phương thức cho vay, cụ thể là phân tích hoàn thiện cơ sở cho vay vốn phát triển sản xuất của ngân hàng và các dự án khác, đơn giản về thủ tục, mức độ tỷ lệ lãi suất.

- Nên đầu tư tham canh cây lạc theo hướng cải tiến trồng mới với mật dộ dày 45-60 cây/1m2. Đối với khâu làm đất, gieo trồng nên chú ý trong việc dọn sạch tàn dư của vụ trước, bón vôi đầy đủ để tiêu diệt các mầm bệnh còn lưu lại trong đất. Đảm bảo số lượng phân bón và bón đúng theo quy trình kỹ thuật,

cần chú trọng việc bón lót đầy đủ để tạo tiền đề cho lạc phát triển về sau, đồng thời chú ý bón vôi (30-50%) ở giai đoạn hoa tàn đợt 1 thì mang lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững sản xuất lạc của các hộ nông dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w