Điều kiện tự nhiên của vùng

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững sản xuất lạc của các hộ nông dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 76)

- Vốn vay 1000 đ

b.Điều kiện tự nhiên của vùng

Điều kiện khí hậu thời tiết, vụ xuân hạn lạnh đầu vụ là một yếu tố rất quan trọng, chúng có ảnh hưởng đến sản xuất lạc nhất là vào những năm quá rét và hạn kéo dài. Mưa lớn ở cuối vụ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất lạc, như lạc nảy mầm khi chưa kịp thu hoạch, ruộng ngập nước phải nhổ non và phơi không khô dẫn đến mốc thối quả.

Đất nghèo dinh dưỡng được nhiều nông dân cho là yếu tố rất quan trọng vì khó khắc phục trên diện tích rộng. Mưa lớn đầu vụ được nông dân các vùng trong huyện cho là yếu tố rất quan trọng và quan trọng vì khó làm đất, thời vụ dễ bị muộn. Ngoài ra bố trí thời vụ như thế nào cho hợp lý cũng là yếu tố quan trọng.

4.3.2. Nhóm nhân tố chủ quana. Hoạt động khuyến nông a. Hoạt động khuyến nông

Những cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp như tích tụ ruộng đất, quy hoạch vùng sản xuất cây, con mũi nhọn, khuyến khích phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa và các chương trình, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp được triển khai thực hiện có hiệu quả đã tạo điều kiện để chuyển giao tiến bộ KHKT, giúp nông dân ứng dụng vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Công tác xã hội hóa khuyến nông đã tạo điều kiện thuận lợi và góp phần đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông vào sản xuất.

Năm 2014 là năm thời tiết luôn diễn biến phức tạp, đầu năm rét đậm, rét hại, vụ hè thu dịch hại trên cây trồng phát triển mạnh đã làm ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và giảm năng suất cây trồng. Tuy nhiên, kết quả sản

xuất nông- lâm nghiệp toàn huyện nhìn chung đạt các chỉ tiêu về diện tích, năng suất, sản lượng. Việc đưa các bộ giống mới, kỹ thuật thâm canh cho năng suất cao vào sản xuất được bà con nông dân hưởng ứng, an ninh lương thực được đảm bảo. Kết quả đó có đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ khuyến nông từ huyện đến cơ sở. Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật bằng phương pháp xây dựng mô hình trình diễn là biện pháp được chú trọng. Năm qua, toàn huyện đã tổ chức được 20 lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất giống lạc mới L26 cho 1.200 hộ nông dân tham gia.

Hoạt động của hệ thống khuyên nông viên cơ sở được duy trì ở 20/20 xã và thị trấn, đa số trẻ, khoẻ, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Trạm duy trì chế độ họp giao ban 1 tháng 2 lần tại huyện, kịp thời phản ánh tiến độ, kết quả công tác khuyến nông tại cơ sở, đề xuất các nhu cầu của cơ sở, là cầu nối giữa nông dân và các ban, ngành kịp thời, có biện pháp hỗ trợ giải quyết khó khăn trong sản xuất như phát hiện và xử lý phòng trừ sâu bệnh hại, dịch hại cây trồng, vật nuôi, nhu cầu giống mới, phân bón, thuốc BVTV.

Bảng 4.10 Số lượng người tham gia tập huấn kỹ thuật tại 3 xã điều tra

Tập huấn kỹ thuật Diễn Kỷ Diễn Lộc Diễn Hồng

Làm đất 22 24 14 Ngâm ủ giống 23 21 13 Gieo trồng 17 15 13 Tươi tiêu 15 14 11 Phân bón 16 17 15 Làm cỏ 13 15 13 Phòng, trừ sâu bệnh 26 27 18 Thu hoạch 24 25 16 Bảo quản 21 22 15

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015)

Qua bảng trên cho thấy số lượng người tham gia tập huấn tại 3 xã điều tra có sự chênh lệch đáng kể. Có sự chênh lệch lớn ở đây là do một số hộ nông dân ở các xã chưa nhận thấy được tâm quan trọng, hiệu quả mang lại

sau khi tham gia lớp tập huấn, kỹ thuật học được nên họ không tham gia lớp học và một phần người nông dân không có thời gian tham gia lớp học mà chỉ nghe truyền đạt lại của những người tham gia lớp học cung xã.

Số người tham gia lớp tập huấn kỹ thuật làm đất, ngâm ủ giống, phòng trừ sâu bệnh là cao nhất cụ thể: Kỹ thuật làm đất xã Diễn Lộc tham gia nhiều nhất 24 người, tiếp đến là xã Diễn Kỷ 22 người, cuối cùng là xã Diễn Hồng, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh xã Diễn Kỷ có 26 người, xã Diễn Lộc có 27 người, xã Diễn Hồng có 18 người, kỹ thuật ngâm ủ giống xã Diễn Kỷ có 23 người, xã Diễn Lộc có 21 người, xã Diễn Hồng có 13 người.

Hộp 2: Ý kiến của người nông dân sau khi tham gia lớp tập huấn kỹ thuật

Tham gia lớp tập huấn ở xã tôi thấy mở mang đầu óc được nhiều thứ lắm, trước cứ làm theo kinh nghiệm năng xuất lạc không cao, giờ làm theo kỹ thuật các cán bộ dạy nên năng xuất được lắm.

Anh Nguyễn Văn Thuận, nông dân trồng lạc xã Diễn Lộc

Thấp nhất là kỹ thuật làm cỏ, tươi tiêu, gieo trồng, những lớp này ít được người dân tham gia môt phần là không đòi hỏi kỹ thuật cao, ít lớp tập huấn và người dân dựa vào kinh nghiệm sản xuất của mình là chủ yếu.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững sản xuất lạc của các hộ nông dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 76)