- Vốn vay 1000 đ
4.2.3 Tình hình chi phí sản xuất của hộ
Đối với bất kì một loại cây trồng nào ngoài yếu tố thời tiết, khí hậu thì phân bón, giống, bảo vệ thực vật, khả năng chăm sóc… đều ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Trong sản xuất lạc việc thay đổi mức đầu tư đều ảnh hưởng tới năng suất và hiệu quả kinh tế mà cây lạc đem lại. Lạc được trồng ở Việt Nam chủ yếu sử dụng cho xuất khẩu, một phần được dùng để ép dầu. Chính vì vậy chiến lược chọn tạo giống lạc trong những năm qua luôn đi liền với yêu cầu của xuất khẩu như khối lượng hạt lớn, vỏ lụa màu hồng…chiến lược chọn tạo giống đã đưa ra nhiều giống lạc cho năng suất khác nhau và chất lượng khác nhau, các giống lạc đạt tiêu chuẩn được trồng rộng rãi trong phạm vi cả nước.
Bảng 4.6: Chi phí sản xuất lạc của các hộ điều tra tính theo giá trị/1 sào
Chỉ tiêu ĐVT Diễn Ky Diễn Lộc Diễn Hồng Trung bình Giống 1000đ 535,5 441,7 476,8 484,67 Phân lân 1000đ 20 53,4 34,5 35,97 Phân NPK 1000đ 126,8 125,3 126,2 126,10 Vôi 1000đ 81,4 82,8 81,6 81,93 Nilon 1000đ 179,5 181,3 182,1 180,97 Thuốc BVTV 1000đ 5,6 5,3 5,4 5,43 Thuốc kích thích 1000đ 8,5 8,6 8,5 8,53 Thủy lợi phí 1000đ 30 30 30 30,00
Công lao động Công 10,3 10,45 11,5 10,75
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015)
Qua bảng trên ta thấy được tình hình đầu tư chi phí sản xuất cho 1 sào lạc của các hộ được điều tra tại 3 xã có sự chênh lệch. Chi phi chiếm tỷ lệ cao nhất là chi phí vè giống, tại xã Diễn Kỷ các hộ cần 535,5ngđ tiền giống cho 1 sào lạc, ở xã Diễn Lộc cần 441,7ngđ, xã Diễn Hồng cần 476,8ngđ cho 1 sào lạc. Tiếp theo là chi phí về túi nilon ở xã Diễn Kỷ cần 179,5ngđ cho 1 sào lạc, ở xã Diễn Lộc cần 181,3ngđ cho 1 sào lạc và ở xã Diễn Hồng cần 182,1ngđ. Chi phi thấp nhất là TBVTV điều này cho thấy kỹ thuật trồng lạc của bà con nông dân tại các xã đã có nhiều tiến bộ nên tránh được tình trạng sâu bệnh cho lạc.
Bảng 4.7 Chi phí sản xuất lạc tính theo giá trị cho 1 sào phân theo trình độ sản xuất của chủ hộ
Chỉ tiêu ĐVT Qua tập huấn kỹ thuật Không tập huấn kỹ thuật KTH/TH Giống 1000đ 501,72 507,6 1,01 Phân lân 1000đ 44,64 26,7 0,59 NPK 1000đ 125,85 126,25 1,03 Vôi 1000đ 81,36 82,44 1,01 Nilon 1000đ 176,86 183,89 1,04 Thuốc BVTV 1000đ 5,09 5,65 1,11 Thuốc kích thích 1000đ 8,19 8,57 1,05 Thủy lợi phí 1000đ 30 30 100,00
Chi phí trung gian 1000đ 945,71 941,1 0,99
Lao động Công 10,37 10,38 1,00
Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra
Bảng 4.7 cho thấy có sự khác nhau về mức đầu tư giữa các hộ khác nhau về mặt kỹ thuật. Tính trên một sào diện tích gieo trồng, các hộ chưa qua tập huấn kỹ thuật sử dụng 507.6 ngđ/1 sào tiền giống, các hộ đã qua tập huấn sử dụng 501,72ngđ/1 sào tiền giống. Trong khi đó, các hộ có trình
kỹ thuật lại có mức đầu tư về phân bón cao hơn, ở đây có sự khác biệt rõ rệt về lượng phân lân được sử dụng trong sản xuất lạc. Cụ thể các hộ qua tập huấn sử dụng 44,64ngđ/1 sào tiền mua phân bón, các hộ chưa qua tập huấnsử dụng hết 26,7ngđ cho 1 sào lạc. Các mức đầu tư về phân bón tổng hợp NPK, vôi, nilon và công lao động/sào lạc giữa hai nhóm này không chênh lệch nhau nhiều. Tổng chi phí trung gian/sào lạc của các hộ đã qua tập huấn và các hộ không qua tập huấn cũng xấp xỉ bằng nhau.
4.2.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của hộ
Bảng 4.8: Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ 3 xã điều tra tính cho 1 sào
Chỉ tiêu ĐVT Diễn Ky Diễm Lộc Diễn Hồng
Trung bình
Năng suất Tạ/sào 1,53 1,71 1,69 1,64 Kết quả sản xuất - GTSX (GO) 1000đ 3903,24 3855,36 4012,15 3923,58 - CPTG (IC) 1000đ 927,17 868,4 945,31 913,63 - GTGT (VA) 1000đ 2976,07 2626,96 3066,84 2889,96 - TNHH (MI) 1000đ 2946,07 2596,96 2958,22 2833,75 - Công LĐ 1000đ 1236 1254 1320.00 1270,00 - Lợi nhuận (Pr) 1000đ 1710,07 1342,96 1638,22 1563,75 Hiệu quả kinh tế
- GO/IC Lần 4,21 4,43 4,24 4,29MI/IC Lần 3,18 2,99 3,13 3,10 MI/IC Lần 3,18 2,99 3,13 3,10 - GO/công LĐ 1000đ 378,95 368,93 303,95 350,61 - MI/công LĐ 1000đ 286,02 248,51 224,11 252,88 - Pr/công LĐ 1000đ 166,02 128,51 124,11 139,55
(Nguồn: Số liệu điều tra theo phiếu điều tra năm 2015)
Ngoài các chỉ tiêu kết quả thì các chỉ tiêu hiệu quả vó vai trò hết sức quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất lạc của các nhóm hộ. Kết quả tổng hợp số liệu điều tra cho thấy giá trị sản xuất trên một đồng chi phí bỏ ra ở xã Diễn Hồng(4012.15ngđ) là cao nhất tiếp đến là xã diễn Kỷ 3903,24ngđ, cuối cùng là xã Diễn Lộc 3855,36ngđ.
Thu nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí trên một sào lạc của xã Diễn Hồng cũng đạt giá trị lớn nhất trong 3 xã tiếp đến là xã Diễn Kỷ với 2946,7ngđ, cuối cùng là xã Diễn Lộc 2596,96ngđ.
Các chỉ tiêu giá trị sản xuất trên công lao động, thu nhập hỗn hợp trên công lao động và lợi nhuận trên công lao động của xã Diễn Lộc là lớn nhất trong cả ba xã. Cụ thể giá trị sản xuất trên một công lao động trên một sào của xã Diễn Lộc là 4,43 lần, xã Diễn Hồng là 4,24 lần, xã Diễn Kỷ là 4,21 lần.
Thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận trên công lao động trên một sào lạc của xã Diễn Kỷ là lớn nhất sau đó là xã Diễn Lộc và cuối cùng là Diễn Hồng.
Có thể nhận ra rằng các hộ có quy mô lớn, với mức đầu tư cao hơn, năng suất thu được cao hơn hẳn so với các hộ có quy mô nhỏ và trung bình. Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc của nhóm hộ có quy mô lớn là lớn hơn hai nhóm hộ còn lại. Như vậy quy mô sản xuất lạc có ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lạc của các hộ nông dân trên địa bàn huyện.
Kết quả trồng lạc thu đông ở Diễn Châu rất khả quan. Củ để làm giống và làm hàng hóa, cây và lá làm thức ăn tươi cho trâu bò rất tốt, vỏ lạc dùng làm chất đốt hoặc phơi khô trộn với ngô hạt đem xay xát làm thức ăn cho lợn. Hơn nữa, trồng lạc đông trái vụ, tuy năng suất không cao bằng vụ xuân nhưng khắc phục được tình trạng thiếu giống. Bà con nông dân có thể mua giống tại xã, huyện với chi phí thấp hơn 20% so với mua từ các nơi khác về. Lạc đông còn tạo hàng hóa bán trước Tết. Tuy nhiên việc để lai lạc giống vụ xuân và vụ thu đông có những ưu nhược điểm nhất định.
Bảo quản 7 tháng
Sơ đồ 4.2: Dùng lạc xuân vụ trước là giống
90% lạc thương phẩm Lạc xuân
Lạc xuân 10% lạc giống
Bảo quản giống theo tập quán cũ. Lượng giống tốn nhiều 200-220kg lạc vỏ/ha chiếm khoảng 10% sản lượng, sau 7 tháng cất giữ lạc dễ mất sức nảy mầm khi gieo gặp nhiệt độ <150C, tỷ lệ mọc kém, cây sinh trưởng chậm.
Sơ đồ 4.3: Dùng lạc thu đông làm giống
Nếu sản xuất giống trong vụ thu đông sẽ tiết kiệm được thêm 9% sản phẩm lạc vụ xuân dành cho xuất khẩu hoặc nội địa. Giống sản xuất trong vụ thu đông có tỷ lệ nảy mầm cao, cây sinh trưởng khỏe, năng xuất cao. Tăng thêm vụ trồng mới, giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống cho nông dân.