3.3.2.1. Lên kế hoạch thực nghiệm
- Liên hệ với trường để chọn GV dạy thực nghiệm, chọn các lớp thực nghiệm và đối chứng.
- Chọn 2 lớp 12 A1, 12 A2 làm thực nghiệm. Trong đó 12A1 làm thực nghiệm, 12 A2 làm đối chứng.
3.3.2.2. Làm việc với GV dạy thực nghiệm
GV của các lớp thực nghiệm được nhận trước giáo án để nghiên cứu và hình dung cách tổ chức giờ học. Sau đó, tác giả bài soạn làm việc trực tiếp với GV để giới thiệu ý tưởng và những điểm mới của giáo án (cách khai thác tác phẩm, cách tổ chức hoạt động, những biện pháp và cách dạy học cụ thể) sự khác biệt giữa giáo án dạy học theo đặc trưng thể loại và giáo án dạy tác phẩm không theo đặc trưng thể loại. Hai bên trao đổi thống nhất đi đến vấn đề cơ bản.
Để đảm bảo cho giờ học thành công và thể hiện được tinh thần tổ chức hoạt động dạy học tác phẩm theo đặc trưng thể loại, GV cần chú ý khâu giao nhiệm vụ chuẩn bị bài học ở nhà và giúp đỡ HS chuẩn bị tốt bài ở nhà trước khi đến lớp.
GV cũng cần được hướng dẫn để hiểu đúng và thể hiện tốt vai trò người tổ chức hoạt động theo phương pháp dạy học mới với những công việc cụ thể: giao việc cho HS, làm mẫu cho hoạt động của HS, theo dõi HS hoạt động, tổ chức HS làm việc, tổ chức HS báo cáo kết quả, đánh giá kết quả làm việc, thuyết trình và tổng kết khi cần thiết.
96
3.3.2.3 Tổ chức thực nghiệm
- Dự giờ dạy thực nghiệm: trong tất cả các tiết dạy thực nghiệm, chúng tôi đều đi dự đầy đủ, nghiêm túc và sau mỗi bài dạy chúng tôi đều kiểm tra kết quả tiếp nhận của HS, cảm nhận về không khí lớp học. Theo dõi việc tổ chức dạy học trên lớp của GV.
- Tổ chức, trao đổi, rút kinh nghiệm với GV.
- Điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung giáo án thực nghiệm. 3.4. Kết quả thực nghiệm
3.4.1. Tiến hành kiểm tra
Sau khi GV và HS hoàn thành việc dạy học tác phẩm Vợ nhặt của Kim
Lân theo đặc trưng thể loại, chúng tôi tiến hành hai giờ kiểm tra (kiểm tra 45 phút và kiểm tra 90 phút) ở cả hai lớp đối chứng và lớp thực nghiệm với cùng một loại câu hỏi.
Câu hỏi kiểm tra 45 phút:
“Một trong những nét hấp dẫn của truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân là đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo”. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên, từ đó nhận xét về thái độ của nhà văn với con người và thực tại xã hội đương thời.
Câu hỏi kiểm tra 90 phút:
Em hãy phân tích nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên của Kim Lân. Qua đó nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. 3.4.2. Kết quả kiểm tra
97
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả (tính ra %) của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Lớp Sĩ số Đề kiểm tra Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu
ĐC 43 45 phút 5 (11,6 %) 15 (43,9 %) 19 (44,2 %) 4 (9,3 %) TN 43 45 phút 12 (27,9%) 20 (46,5 %) 9 (20,9 %) 2 (4,7 %) ĐC 43 90 phút 5 (11,6 %) 13 (30,2 %) 22 (51,2 %) 3 (7,0 %) TN 43 90 phút 11 (25,6 %) 21 ( 48,8 %) 10 (23,3 %) 1 (2,3 %)
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm
- HS qua giờ thực nghiệm đã nắm được kiến thức về tác phẩm, rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
- Không khí lớp học sôi nổi, các em hứng thú, tích cực trong xây dựng bài học. Căn cứ vào bảng tổng hợp kết quả (tính ra %) của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng; chúng ta thấy rõ điểm giỏi, khá của lớp thực nghiệm cao hơn nhiều so với lớp đối chứng. Điểm trung bình và điểm yếu của lớp thực nghiệm giảm nhiều so với lớp đối chứng.
Nhận xét chung:
Sau khi thiết kế xong hoàn thiện phần giáo án, chúng tôi đã tham khảo nhiều ý kiến của đồng nghiệp và tiến hành thực nghiệm. Từ những ý kiến của đồng nghiệp và kết quả dạy thực nghiệm, các bảng thống kê cho thấy: kết quả kiểm tra ở các lớp thực nghiệm khả quan hơn các lớp đối chứng. Nguyên nhân là ở lớp thực nghiệm HS được tìm hiểu, phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại. Các em bước đầu biết đọc - hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại. Vì vậy, các em có khả năng trả lời rõ ràng, chính xác hơn, phân tích đánh giá sắc sảo hơn (so với HS lớp đối chứng) về bức tranh hiện thực Việt Nam
98
trong nạn đói năm 1945 và thân phận rẻ rúng của con người trong hoàn cảnh xã hội ấy.
Trong khi đó, hầu hết các lỗi mà HS nhóm đối chứng mà HS mắc phải đều có nguyên nhân là do các em chưa nắm vững đặc trưng thi pháp của thể loại truyện ngắn.
Điểm kiểm tra cho thấy kết quả nắm kiến thức về thể loại truyện ngắn của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng chênh lệch rõ theo hướng điểm số của HS lớp thực nghiệm tốt hơn, khả quan hơn.
Sau khi dạy thực nghiệm và kiểm tra kết quả học tập của HS, chúng tôi có những đánh giá như sau:
- HS qua các giờ học thực nghiệm đã nắm được kiến thức thể loại của
truyện ngắn nói chung, tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân nói riêng, rèn luyện
kỹ năng đọc – hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
- Việc tổ chức dạy học theo tinh thần tích cực hóa hoạt động của người học, sự đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, các kiểu bài học đã tạo cơ hội cho HS trở thành những chủ thể tích cực, sáng tạo. Các em hứng thú, nỗ lực hơn trong học tập, mạnh dạn hơn khi phát biểu ý kiến, trình bày những phát hiện, suy nghĩ, cảm nhận của bản thân, khi trao đổi, đối thoại, thảo luận với các bạn, tạo cho lớp bầu không khí mới, sôi nổi, dân chủ.
- Dạy học Vợ nhặt của Kim Lân theo đặc trưng thể loại có tác dụng lớn
trong việc giáo dục về nhận thức, tư tưởng, thái độ HS.
- Kết quả dạy thực nghiệm cho thấy hướng dạy học theo đặc trưng thể loại là một hướng dạy học tiến bộ, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học văn hiện nay.
- Dạy học Vợ nhặt của Kim Lân được phân phối trong chương trình
Ngữ văn lớp 12, dạy hai tiết. Khi thiết kế bài soạn, chúng tôi đã bám sát vào phương hướng dạy học mà chúng tôi đã đề ra:
+ Về mặt nội dung kiến thức: bám sát vào thi pháp truyện ngắn Kim Lân.
99
+ Về phương pháp và biện pháp: phải biết kết hợp và sử dụng thật linh hoạt nhiều phương pháp có tính chất đặc thù trong dạy học tác phẩm văn học như: đọc diễn cảm, đặt hệ thống câu hỏi gợi mở, sử dụng những phương pháp nêu vấn đề, diễn giảng tích cực, biện pháp so sánh...
Cùng với những phương pháp, biện pháp là một hệ thống câu hỏi, những lời dẫn dắt, định hướng,những lời giảng – bình giảng xinh động... Bài thiết kế đã rất chú ý tới việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong giờ học. Giờ học xây dựng tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, định hướng của GV nhằm giúp cho HS từng bước khám phá tác phẩm một cách đầy đủ, trọn vẹn cả về nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật.
Qua bài thiết kế giáo án và dạy thể nghiệm đã cho thấy tính khả thi của giáo án. Tỉ lệ phần trăm số học sinh hiểu và nắm được bài học là rất khá, HS đã có thêm nhiều tiếp cận, chiếm lĩnh những thể loại tự sự ở nhà trường phổ thông.
100
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Thực hiện mục đích, đối chiếu với nhiệm vụ đặt ra và kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1.1. Với đề tài, sáng kiến này tôi hy vọng góp một phần vào việc nâng cao
hiệu quả giờ dạy tác phẩm văn chương. Từ đó có những phương pháp đúng đắn và hợp lí để tạo hiệu quả tốt nhất trong dạy học Ngữ văn ở nhà trường
phổ thông. Chúng tôi nhận thấy dạy học tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân theo
đặc trưng thể loại tạo đã được động cơ học tập cho HS, giúp các em tiếp cận kiến thức một cách trực tiếp, đưa các em bước những bước xa hơn vào thế giới nghệ thuật ngôn từ.
1.2. Con đường tiếp cận và dạy học tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân đạt hiệu
quả cao là xuất phát từ chính những đặc trưng của thi pháp thể loại. Xa rời bản chất loại thể của tác phẩm thực chất là xa rời tác phẩm về cả linh hồn lẫn thể xác.
1.3. Qua thực tế dạy học, kết hợp với quá trình khảo sát thực tế, thực nghiệm phương pháp dạy học tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân theo đặc trưng thể loại,
chúng tôi nhận thấy đây là một trong những hướng tiếp cận dạy học truyện ngắn quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học văn. Phương pháp dạy học này có tính khả thi, khi dạy giờ học sôi nổi, GV khai thác được đúng với trọng tâm bài học. HS nắm và hiểu được nội dung, ấn tượng của các em về tác phẩm rất sâu sắc, tạo lòng say mê, hứng thú trong việc tiếp nhận và khám phá tác phẩm nhiệt tình và nghiêm túc. Tôi khẳng định đây không phải là hướng đi mới song để ứng dụng phương pháp này một cách bài bản và hiệu quả thì ít GV làm được. Vì vậy, chúng tôi xây dựng đề tài cụ thể hoàn chỉnh
về dạy học tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân theo đặc trưng thể loại cho HS để
đưa HS vào tiết học tác phẩm văn chương một cách thoải mái và đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay. Luận văn đã chỉ ra được thực
101
THPT từ đó tìm ra những phương pháp, biện pháp thích hợp, cụ thể để dạy học, giúp cho GV và HS có thêm những gợi mở cần thiết khi dạy học tác phẩm này.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với GV
Cần ý thức được tầm quan trọng của thể loại khi dạy học tác phẩm này. GV cần trang bị vốn kiến thức cơ bản về dạy học truyện ngắn, nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học. Các tổ nhóm chuyên môn cần thường xuyên tổ chức những chuyên đề bồi dưỡng kiến thức về thể loại để GV có cái nhìn cụ thể hơn với một giờ dạy học tác phẩm văn chương đúng theo đặc trưng thể loại.
2.2. Đối với HS
Cần chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp, chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
2.3. Đối với nhà quản lí
Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, xây dựng các bài giảng mẫu, bồi dưỡng chuyên môn cho GV để nâng cao hiệu quả dạy học.
102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arixtôtơ (1964) Nghệ thuật thơ ca. Nhà xuất bản Văn hóa nghệ thuật. 2. Lê Huy Bắc, Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại. Tạp chí văn học
số 9 (1998).
3. Lê Huy Bắc (2008), Những vấn đề thể loại và lịch sử văn học. Nhà xuất
bản Giáo dục.
4. Nguyễn Viết Chữ (2009), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường. Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Nguyễn Viết Chữ (2006), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể. Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
6. Trần Thanh Đạm (1970), Mấy vấn đề giảng dạy văn học theo loại thể.
Nhà xuất bản Giáo dục.
7. Phan Cự Đệ, (1998), Văn học Việt Nam 1930 – 1945. Nhà xuất bản Đại
học và trung học chuyên nghiệp.
8. Êrăngbua, (1956), Công việc của nhà văn. Nhà xuất bản Văn nghệ.
9. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại. Trường viết văn
Nguyễn Du Hà Nội.
10. Hoàng Ngọc Hiến (2000), Nhập môn văn học và phân tích thể loại. Nhà
xuất bản Hà Nội.
11. Bùi Hiển, (1960), Bước đầu viết truyện. Nhà xuất bản phổ thông.
12. Đào Duy Hiệp, Những quan niệm của nước ngoài về truyện ngắn và đọc truyện ngắn. Tạp chí văn học nước ngoài, số 5 – 1999.
13. Tạ Đức Hiền (2001), Giảng văn – văn 12. Nhà xuất bản Hà Nội.
14. Nguyên Hồng, Những nhân vật ấy đã sống với tôi. Nhà xuất bản Hà Nội. 15. Nguyễn Thị Thanh Hương (1998), Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn chương. Nhà xuất bản Giáo dục.
16. Trần Thị Thu Hồng, Chuyên luận: Mô hình đọc hiểu theo đặc trưng thể loại với việc hình thành và bồi dưỡng kĩ năng đọc hiểu văn bản văn chương cho học sinh phổ thông.
103
17. Tô Hoài, Nghệ thuật và phương pháp viết văn. Nhà xuất bản văn học. 18. Đặng Thị Huy Lam (2005) Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Kim Lân.
Đại học sư phạm Hà Nội.
19. Kim Lân, (2004), Kim Lân, tác phẩm chọn lọc. Nhà xuất bản Hội nhà
văn.
20. Phong Lê, (2001), Văn học Việt Nam hiện đại (những chân dung tiêu biểu). Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. Phan Trọng Luận (2007), Thiết kế bài học Ngữ văn lớp 12. Nhà xuất bản
Giáo dục.
22. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2007), Ngữ văn 12,tập 2. Nhà xuất bản
Giáo dục.
23. Phan Trọng Luận ( tổng chủ biên) (2007), Sách giáo viên Ngữ văn 12,tập 2. Nhà xuất bản Giáo dục.
24. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2008), Phương pháp dạy học Văn, tập 1,2.
Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
25. Nguyễn Đăng Mạnh (1996), Những bài giảng về tác gia văn học. Nhà
xuất bản Đại học Quốc Gia.
26. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (2002) Phân tích, Bình giảng tác phẩm văn học 12, Nhà xuất bản Giáo dục.
27.Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1996) Tổng tập văn học Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục.
28. Đoàn Đức Phương (1997), Giảng văn văn học Việt Nam. Nhà xuất bản
Giáo dục.
29. Đoàn Đức Phương (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
30. Nguyễn Huy Quát (2001), Một số vấn đề phương pháp dạy học Văn trong nhà trường. Nhà xuất bản Giáo dục.
31. Chu Văn Sơn, Vợ nhặt – một bài ca sự sống, Văn học và tuổi trẻ số 2 –
104
32. Trần Đăng Suyền (2003), Nhà văn, hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo. Nhà xuất bản Văn học.
33. Trần Đình Sử (chủ biên), Ngữ văn 12 nâng cao. Nhà xuất bản Giáo dục. 34. Trần Đình Sử (chủ biên), (2011), Lí luận văn học, tập II. Nhà xuất
bản Đại học sư phạm.
35.Tuyển tập Kim Lân (1996). Nhà xuất bản văn học Hà Nội.
36. Bùi Việt Thắng, (2000).Truyện ngắn, những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại. Nhà xuất bản Giáo dục.
37. Nguyễn Thị Thu Thảo (2006), Luận văn, Dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân cho học sinh THPT từ cái nhìn văn hóa. Đại học sư phạm
Hà Nội.
38. Nguyễn Thành Thi, Chuyên đề: Đặc trưng truyện ngắn giai đoạn 1930 – 1945.
39. Nhiều tác giả, (1997). Lí luận văn học. Nhà xuất bản Giáo dục.
40. Nhiều tác giả, (2000). Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký. Nhà xuất bản
Thanh niên.
41. Nhiều tác giả, (2002). Những bậc thấy văn chương. Nhà xuất bản Văn
học.
42. Nhiều tác giả, (2004). Từ điển văn học (bộ mới), Nhà xuất bản thế giới. 43. Nhiều tác giả, (1992). Từ điển thuật ngữ văn học. Nhà xuất bản Giáo dục.
105 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG DẠY HỌC TÁC PHẨM VỢ NHẶT CỦA KIM LÂN THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI
(Dành cho giáo viên)
Thầy (cô) là giáo viên dạy môn:... Trường:...Tuổi nghề:.... Xin thầy cô cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau:
Câu 1: Thầy (cô) đã từng dạy mấy trường?: ...trường.
Câu 2: Thầy (cô) có dạy tác phẩm: Vợ nhặt của Kim Lân theo đặc trưng thể
loại không ?
A. Thường xuyên B.Thỉnh thoảng C. Chưa bao giờ Câu 3: Thầy (cô) đã từng biết đến phương pháp này chưa?
A. Đã từng biết B. Chưa từng biết
Nếu thầy (cô) biết xin trả lời tiếp:
Câu 4: Nhận xét của thầy (cô) khi sử dụng phương pháp này ?
A. Hiệu quả cao B. Bình thường C. Không hiệu quả