Nhận xét và kết luận về thực trạng

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm vợ nhặt của kim lân ở trường trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại (Trang 60)

Qua quá trình điều tra, khảo sát thực tế dạy và học truyện ngắn nói

chung và truyện ngắn Vợ nhặt nói riêng ở trường THPT chúng tôi nhận thấy

còn tồn tại một số bất cập cần khắc phục ở cả giáo viên và học sinh để từ đó nâng chất lượng dạy và học ở trường THPT.

Về phía các người dạy: Qua quá trình khảo sát kết hợp với việc

giảng dạy trên lớp của giáo viên, có thể thấy từ khâu chuẩn bị bài đến dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; các thầy cô đã thực hiện khá nghiêm túc quy trình giảng dạy nên khám phá được phần nào giá trị nội

54

dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm. Giáo viên thường tổ chức, hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm theo đúng các bước của một giờ lên lớp. Tuy

nhiên, việc khai thác tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân theo đặc trưng thể loại

mới chỉ được thực hiện ở một số giờ học. Có nhiều giờ học, giáo viên quá coi trọng hoạt động phân tích văn bản hoặc có giáo viên lại thiên về giảng – bình, truyền thụ kiến thức một chiều mà chưa chú ý tới đặc trưng của thể loại. Các giờ học chủ yếu diễn ra theo phương pháp thuyết trình và một vài câu hỏi đơn điệu: thầy hỏi – trò trả lời, chưa sử dụng phương pháp diễn giải: thầy hỏi trò, trò hỏi thầy, trò hỏi trò. Các hoạt động trao đổi thảo luận giữa các nhóm học sinh với nhau nếu có chỉ là hình thức, dập khuôn, máy móc. Hơn nữa nhiều giáo viên chỉ chú trọng đến việc đọc và tóm tắt tác phẩm rất mất thời gian, hiệu quả tiết học chưa cao.

Nhìn chung qua một số ý kiến của các thầy cô giáo trực tiếp đứng lớp, có thể nhận thấy một số thực trạng còn tồn tại như sau: giáo viên chỉ chú trọng khai thác nội dung mà không xuất phát từ đặc trưng thể loại khiến cho học sinh hiểu tác phẩm chưa có chiều sâu, giáo viên cũng chưa có thói quen cho học sinh sưu tầm các tác phẩm cùng thể loại để mở rộng sự hiểu biết và nắm vững bài học nhờ sự so sánh, liên tưởng. Một số thầy cô còn cho rằng: sau khi học xong, học sinh chỉ cần nhớ tác phẩm hoặc đoạn trích là tốt, vì thế khi giảng chỉ cần giảng ý chính, học sinh hiểu là thành công rồi; cũng có thầy cô khẳng định: cái đích của việc học văn là rèn kĩ năng viết văn cho học sinh để đi thi học sinh đạt điểm cao là được. Học sinh được tự do suy nghĩ, phát biểu ý kiến của cá nhân mình rất ít. Giáo viên thường áp đặt học sinh nói, nghĩ theo những gì mình đã định sẵn, nhiều giáo viên nặng về phần bình khiến học sinh không phát huy được năng lực sáng tạo của mình. Tuy nhiên, cũng có giáo viên chỉ chú ý đến hệ thống câu hỏi mà xem nhẹ phần bình làm cho giờ học trở nên khô khan, năng lực cảm thụ cái đẹp của tác phẩm đối với học sinh chưa đúng mức.

55

Về phía học sinh: Cùng với việc khảo sát bằng phiếu, chúng tôi đã tiến

hành dự một số giờ dạy truyện ngắn thuộc địa bàn khảo sát và cũng có được những cảm nhận về khả năng cảm thụ của học sinh. Các em đã nhận thức được giá trị nội dung của tác phẩm qua việc khám phá những yếu tố nghệ thuật đặc sắc và những câu hỏi gợi ý của giáo viên. Rất nhiều học sinh khi được hỏi về đặc trưng cơ bản của truyện ngắn các em mới chỉ dừng lại ở việc khẳng định truyện ngắn phải có nhân vật, có cốt truyện, phản ánh hiện thực qua lăng kính chủ quan... còn các yếu tố về kết cấu, tình huống truyện và ngôn ngữ... thường không được nhắc đến. Bên cạnh đó, việc tiếp thu bài học trên lớp của học sinh còn thụ động, qua bài giảng của giáo viên là chủ yếu. Việc chuẩn bị bài ở nhà còn hạn chế nên việc học tập còn khó khăn.

Với kết quả khảo sát như trên, chúng tôi nhận thấy việc học truyện

ngắn Vợ nhặt của Kim Lân thực sự chưa đem đến cho học sinh niềm hứng

thú. Các em đón nhận tác phẩm một cách hời hợt, thiếu khoa học, thậm chí nhiều em không có hứng thú khi học tác phẩm này.

Để cải thiện tình trạng đó, SGK Ngữ văn được biên soạn chú trọng

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm vợ nhặt của kim lân ở trường trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại (Trang 60)