Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ. Như vây, ấn tượng mà truyện ngắn để lại, thứ nhất nằm ở hình thức (dung lượng), thứ hai nằm ở khả năng tác động mạnh mẽ, tức thì.
Dựa vào nội dung phân chia ra truyện ngắn sử thi: Nguyễn Trung Thành, M. Sôlôkhôp... Truyện ngắn thế sự: có các tác giả tiêu biểu như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan... Truyện ngắn đời tư: với các tác giả tên tuổi Nam Cao, Thạch Lam...
Dựa vào khuynh hướng cảm xúc phân chia ra: truyện ngắn trào phúng với tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Công Hoan; truyện ngắn trữ tình có Thạch Lam. Dựa vào cốt truyện phân chia thành: truyện ngắn sự kiện: Nguyễn Công Hoan; truyện ngắn tâm lý: Nam Cao.
Trên cơ sở dựa vào nội dung, hình thức của tác phẩm mà có nhiều cách phân chia loại trong thể truyện ngắn như vậy. Song chúng ta cũng cần hiểu rằng: truyện ngắn là hình thức ngắn của tự sự, cái chính của truyện ngắn không phải là ở hệ thống các sự kiện mà ở cái nhìn tự sự với cuộc đời. Đặc điểm chung của truyện ngắn là có tình huống truyền, cốt truyện, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu, lời kể của người kể chuyện.
1.1.3.1. Cốt truyện
Cốt truyện là hệ thống các sự kiện( biến cố ) xảy ra trong đời sống của nhân vật, có tác dụng bộc lộ tính cách, số phận nhân vật. Cốt truyện thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó là nói lên điều gì đó sâu sắc về cuộc sống xã hội và con người.
Cốt truyện thành phần quan trọng, cốt yếu của tự sự, đặc biệt có vai trò quan trọng trong truyện ngắn. S.Maugham đã từng chỉ ra rằng nhà văn sống bằng cốt truyện, y như họa sĩ sống bằng bút vẽ vậy. Điều này chứng tỏ cốt
20
truyện là nơi thử thách sự sáng tạo của nhà văn. Với chức năng chính là bộc lộ các mâu thuẫn quan trọng trong đời sống, từ các tác phẩm văn học, từ kinh nghiệm sống của bản thân tác giả hoặc tưởng tượng hoàn toàn nhưng đều được nhào nặn qua sự hư cấu nghệ thuật của nhà văn. Việc sáng tạo ra cốt truyện từ những sự kiện trong đời sống của nhà văn khiến họ ngang hàng với công việc của những người thợ làm ra ngọc quý.
Theo các nhà văn viết truyện ngắn thì truyện ngắn thường có hai loại
cốt truyện là “cốt truyện sắc nhọn” và “cốt truyện tâm tình”. Truyện ngắn có “cốt truyện sắc nhọn” là loại mà nhà văn sáng tạo ra cốt truyện li kì hấp dẫn:
Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Thiệp... là những tác giả thành công về loại truyện kể về một trường hợp đặc biệt nào đó. Truyện
ngắn có “cốt truyện tâm tình” là loại truyện mà dường như không có cốt
truyện: Nguyễn Thành Long, Đỗ Chu, Thạch Lam... là những nhà văn thành công với loại truyện dường như chẳng có chuyện gì xảy ra, mà người đọc vẫn
thấy thích thú. Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam là một tác
phẩm có cấu trúc phi cốt truyện vì trong đó các sự vật hiện tượng chỉ được liệt kê, sắp xếp nhưng không có sự vận động chuyển hóa nào. Nhà văn đã khai thác những biến cố tâm lí lòng trắc ẩn thương người của hai đứa trẻ để làm nét thi pháp cốt truyện.
So với tiểu thuyết cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì sâu sắc về cuộc đời, con người. Nếu như tiểu thuyết cho phép nhà văn tái hiện xây dựng nhiều mâu thuẫn, nhiều xung đột trong cuộc sống với các chiều kích không gian và thời gian mở rộng thì truyện ngắn lại tập trung vào một khoảnh khắc trong cuộc đời nhân vật. Do đó việc sáng tạo truyện ngắn yêu cầu nhà văn phải tìm ra được một tình huống truyện.
1.1.3.2. Tình huống truyện
Vấn đề tình huống trong nghệ thuật từ lâu nay đã được giới nghiên cứu và sáng tác đặc biệt quan tâm. Rất nhiều người đã nỗ lực kiếm tìm một cách
21
hiểu về tình huống truyện. Heghen trong tác phẩm nổi tiếng Mỹ học đã định nghĩa: Tình huống là một trạng thái có tính chất riêng biệt. Phát huy sở trường tư duy bằng hình ảnh, hình tượng. Có người sáng tác đã coi tình huống là cái tình thế nảy ra truyện là lát cắt của đời sống mà qua đó có thể thấy được cả trăm năm của đời thảo mộc, là khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc, khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, thậm chí cả một đời nhân loại (Nguyễn Minh Châu). Theo chúng tôi, để tiếp cận tình huống truyện, không thể không nhìn nhận trên những khía cạnh căn bản sau đây:
Về bản thể: Tình huống truyện, xét đến cùng, là một sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn sáng tạo trong tác phẩm theo lối lạ hóa. Nói lạ hóa có nghĩa là: Nhà văn đã làm sống dậy trong sự kiện ấy một tình thế bất thường của quan hệ đời sống (quan hệ giữa các nhân vật tham gia vào sự kiện, hoặc giữa các nhân vật với ngoại giới). Tại sự kiện ấy, bản chất của nhân vật hiện hình sắc nét. Tại sự kiện ấy ý tưởng của tác giả cũng bộc lộ trọn vẹn. Từ đó có thể đúc kết: Tình huống truyện là một sự kiện đặc biệt trong đó chứa đựng một tình thế bất thường của quan hệ đời sống.
Về vai trò: Trong tác phẩm tự sự nói chung và trong truyện ngắn nói riêng, tình huống truyện có một vai trò hết sức quan trọng. Tình huống truyện thể hiện rõ nhất đặc trưng phong cách thể loại truyện ngắn. Nó là yếu tố quyết định sự sống còn của truyện ngắn, là hạt nhân của cấu trúc thể loại này. Hãy nhìn vào hai dạng biến động cơ bản về qui mô của truyện ngắn. Dạng mở rộng: khi một truyện ngắn có đến hai sự kiện tranh nhau đóng vai trò hạt nhân, vai trò quán xuyến, thì truyện ngắn đóng vai trò truyện dài. Dạng giản lược: khi truyện ngắn co mình trong một số chữ hạn định để thành truyện cực ngắn, thì có thể thấy các thành tố khác của truyện như nhân vật, cảnh vật, lời trần thuật có thể giảm thiểu đến kiệt cùng, còn cái mà nó quyết giữ chính là tình huống. Mất tình huống nó có thể là tản văn, thành tùy bút, thành thơ văn xuôi, thành ký. Mất tình huống tức là mất tính cách truyện ngắn. Có thể thấy vai trò của tình huống trong hai tổng quan sau:
22
Thứ nhất: Với văn bản truyện ngắn tình huống là nhân tố tổ chức của thiên truyện. Tức là nó bao trùm và chi phối các thành tố khác như nhân vật, cảnh vật, bố cục, kết cấu, lời trần thuật. Nhìn ở chiều ngược lại, những thành tố kia châu tuần xung quanh để làm sống dậy cái tình huống này. Diện mạo của một truyện ngắn, xét đến cùng là do một tình huống quyết định.
Thứ hai: Với người viết truyện ngắn tạo được một tình huống đặc sắc xem như đã có một tiền đề khá chắc chắn cho thành công của tác phẩm. Nghĩa là, để làm nên một truyện ngắn đầy đặn, người viết còn phải lo nhiều khâu khác như: dựng người, dựng cảnh, lo tâm lí, lo đối thoại như thế nào nữa. Nhưng lo được tình huống rồi thì coi như đã có một hứa hẹn tin cậy. Sáng tạo tình huống truyện là phần việc cốt yếu của lao động truyện ngắn.
Về phân loại tình huống: về cơ bản việc phân loại tình huống thường theo hai tiêu chí. Căn cứ vào số lượng: chia tình huống thành hai loại ứng với hai kiểu truyện ngắn: Truyện ngắn xoay quanh một tình huống, truyện ngắn hai tình huống.
Căn cứ vào tính chất: có ba loại tình huống cơ bản sau: Tình huống nghiêng về hành động là một sự kiện đặc biệt nào đó của đời sống mà tại đó nhân vật bị đẩy vào tình thế chỉ có hành động mới thoát khỏi tình thế ấy. Tình huống này tạo nên kiểu nhân vật hành động và tạo nên những truyện ngắn giàu kịch tính, mỗi truyện giống như một màn kịch được viết bằng văn xuôi. Ví dụ truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, mỗi truyện là một màn hài kịch xây dựng xung quanh một tình huống trào phúng mà có thể gọi chung đó là tình huống lật tẩy mặt trái đời. Tình huống nghiêng về tâm trạng là một sự kiện đặc biệt của đời sống mà tại đó nhân vật có một biến động trong thế giới tình cảm. Loại tình huống này tạo nên kiểu nhân vật tình cảm và tạo nên kiểu truyện ngắn trữ tình. Mỗi truyện như một bài thơ được viết bằng văn xuôi. Ví dụ như: truyện ngắn của Thạch Lam, Đỗ Chu...Tình huống nghiêng về nhận thức là một sự kiện đặc biệt của đời sống mà tại đó nhân vật phải đối mặt với một vấn đề nhận thức, phải khám phá, vỡ lẽ một vấn đề nhân sinh nào đó.
23
Loại tình huống này tạo nên kiểu nhân vật tư tưởng và tạo nên kiểu truyện ngắn giàu chất triết luận. Truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu là một ví dụ tiêu biểu.
Cần hiểu rằng: việc phân chia làm ba loại tình huống chỉ có ý nghĩa tương đối. Nhiều khi trong một tác phẩm khó có thể phân định rạch ròi. Mặt khác ở một số truyện ngắn không chỉ tồn tại một loại tình huống mà có thể hai hoặc ba loại. Bởi thế, muốn xác định loại tình huống trong một tác phẩm nào đó, chúng ta cần căn cứ vào tính chất bao trùm, nổi trội nhất của tình huống đó.
1.1.3.3. Chi tiết
Chi tiết chiếm dung lượng lớn trong truyện ngắn, vì nó sẽ góp phần cụ thể hóa cảnh trí, không khí, tính cách, hành động và tâm tư nhân vật. Tiểu thuyết trong giới hạn rộng rãi của nó có thể chứa đựng nhiều cuộc đời, chứa đựng những suy tư của nhân vật về thế giới, về cuộc đời, về toàn bộ sự tồn tại của con người. Còn truyện ngắn thì không phải như vậy. Chính dung lượng ngắn đã buộc nhà văn khi sáng tác phải tránh lối kể chuyện vòng vo, tránh những câu, những đoạn kể cho trôi câu chuyện. Truyện ngắn luôn đòi hỏi nhà văn phải không ngừng sáng tạo trong việc quan sát, tìm tòi, chọn lựa và xây dựng các chi tiết nghệ thuật. Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã từng nhấn mạnh
rằng: “muốn cái lò xo bật cao, ta phải dùng sức mạnh ấn cái cần xuống, rồi hãy buông ra. Cho nên, muốn triển khai một ý, một vấn đề thì cần phải tìm những chi tiết để ấn cái lò xo tình cảm của độc giả xuống mạnh, rồi để cái lò xo bật cao. Ở đây kinh nghiệm càng cho thấy rằng phải đạt được ý, được vấn đề mới chọn đúng chi tiết cần thiết, không tham lam, không lông bông. Bố trí không chặt, truyện ngắn không viết được ngắn” [40, tr 305 - 306]. Như vậy,
chi tiết là nội dung của truyện ngắn. Chính chi tiết sẽ cụ thể cho chủ đề chung mà tác giả muốn diễn đạt. Nhà văn cần phải làm chủ ngòi bút của mình một cách thận trọng để tránh đi trật hướng chủ đề mình đã chọn. Nhà văn chọn chi tiết nào thì chi tiết đó phải mang lại ý nghĩa gì đối với sự phát triển của hành
24
động trong truyện, tức là hướng đến cái chủ đề mình đã định hướng. Nhà văn Vũ Thị Thường thì khẳng định vai trò của chi tiết trong việc xây dựng nhân
vật truyện ngắn như sau: “Truyện ngắn sống bằng nhân vật, chi tiết chỉ có ý nghĩa khi góp phần tạo nên nhân vật” [28, tr35]. Như vậy, chi tiết vừa là
phương tiện cho nhà văn khắc họa nhân vật vừa góp phần thể hiện chủ đề, tư
tưởng của truyện: “Trong truyện ngắn chính những chi tiết sắc, đắt đến sợ như vậy làm nên cái ta vẫn thường quen gọi là nội dung hay tư tưởng của truyện”.[27, tr43]
Việc sử dụng chi tiết trong tác phẩm truyện ngắn còn thể hiện tài năng
của tác giả A Tsekhow đã khẳng định: “Trong việc miêu tả thiên nhiên, cần biết chọn lấy những chi tiết có vẻ bé nhỏ, nhưng gộp chúng lại sao cho sau khi đọc có thể hình dung ra cả bức tranh” [1, tr 79]. Sự chọn lọc chi tiết trong
truyện ngắn là rất cần thiết, nếu nhà văn sử dụng quá nhiều chi tiết thì truyện ngắn sẽ ôm đồm, chồng chất, ngược lại thiếu chi tiết thì truyện ngắn khó thành công. Chi tiết hình thành do quá trình tích lũy của nhà văn trong cuộc sống. Họ cần có khả năng quan sát hiện thực sâu sắc, tích lũy chi tiết, thậm chí ghi chép cẩn thận để khi nguồn cảm hứng hình thành, khi nhà văn có nhu cầu sáng tác thì chi tiết đời sống mới có khả năng trở thành chi tiết nghệ thuật.
Quả đúng với truyện ngắn, “những bậc thầy truyện ngắn bao giờ cũng là bậc thầy về chi tiết”[1, tr 73].
Sức hấp dẫn của truyện ngắn chính một phần là ở các chi tiết, đặc biệt là các chi tiết điển hình sâu sắc trong truyện ngắn có vai trò quan trọng như mạch máu nuôi cơ thể con người. Ấn tượng mà mỗi truyện ngắn đem lại chính là độc giả phát hiện ra các chi tiết thú vị. Trên thực tế có thể độc giả quên tên một truyện ngắn nhưng họ có thể kể lại truyện ngắn đó qua các chi
tiết tiêu biểu và ấn tượng. Trong truyện ngắn Một bữa no của Nam Cao, chi
tiết bà lão nghèo vì quá đói khổ đã cố ăn hết những hạt cơm còn sót lại trong nồi để rồi thổ tả mà chết, để lại những ấn tượng lâu bền và sức ám ảnh trong lòng độc giả. Chi tiết quan huyện ăn bẩn hai đồng hào lẻ của người dân nghèo
25
đi kiện ngay tại chốn công đường trong truyện ngắn Đồng hào có ma của
Nguyễn Công Hoan đã để lại dư vị ngậm ngùi trong tâm hồn người đọc về thân phận người nông dân nghèo nước ta trước Cách mạng.
1.1.3.4. Kết cấu
Nhà văn khi sáng tạo truyện ngắn cũng rất chú ý đến cách tổ chức tác phẩm. Kết cấu là cách tổ chức tác phẩm. Nó đa dạng và phong phú như chính cuộc sống muôn màu trong thực tế. Truyện ngắn có thể được kết cấu xâu chuỗi theo trình tự thời gian hoặc theo hành động sự kiện, kết cấu tâm lí, kết lắp ghép hoặc kết cấu đồng hiện. Nhìn chung thì các thủ pháp kết cấu trong truyện ngắn thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn và quyết định sự thành công của truyện ngắn.
Kết cấu không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng. Trong cách xây dựng
truyện ngắn nhà văn chú ý đến phần mở đầu và đoạn kết của truyện bởi vì truyện ngắn đòi hỏi “không có cái gì được thừa cũng y như trên một boong tàu quân sự, ở đó tất cả phải đâu vào đấy” (A.Tsekhow) [1, tr 80]. Có vô số cách mở đầu truyện ngắn. Nhưng quan trọng nhất là câu mở đầu phải “là một thứ âm chuẩn” giúp cho việc tạo nên âm hưởng chung cho toàn bộ truyện
ngắn. Nhà văn một khi đã tìm ra được cách vào truyện tức là họ đã tìm ra cách dẫn câu chuyện đó theo một nhịp điệu riêng . Vì hướng tới hiệu quả tác động duy nhất truyện ngắn cũng cần phải xây dựng một đoạn kết độc đáo và ấn tượng. Cách chấm dứt câu chuyện của mỗi nhà văn sẽ thể hiện tài năng sáng tạo của họ. Trước đây truyện ngắn thường kết thúc bằng một kết thúc có hậu, giải quyết hoàn toàn các vấn đề. Truyện ngắn hiện đại thường chọn kết thúc mở,để cho người đọc suy ngẫm. Câu chuyện dừng lại nhưng vấn đề, sự kiện nhân vật do nhà văn nêu ra vẫn ám ảnh, day dứt người đọc. Nhà văn
không phải là người hướng dẫn, “răn dạy” bạn đọc mà họ chỉ gợi ra vấn đề
bằng cách kể câu chuyện đó, còn người đọc thì tiếp cận câu chuyện như một