Định hướng dạy học tác phẩm “Vợ nhặt” theo đặc trưng thể loại

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm vợ nhặt của kim lân ở trường trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại (Trang 65)

2.3.2.1. Xác định thể loại và đặc trưng thể loại truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân

Tác phẩm văn học giống như một tảng băng trôi, ba phần nổi, bảy phần

chìm mà phần chìm mới là quan trọng nhất. Vợ nhặt của Kim Lân cũng là

một tảng băng trôi như thế, nổi chìm nhiều lớp, nhiều tầng mà cái phần tinh tế nhất, căn cốt nhất lại khuất trong tầng sâu của ngôn từ. Tác phẩm xứng đáng thuộc loại những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Có nhà

nghiên cứu văn học đã xếp Vợ nhặt vào loại gần như “thần bút”. Về việc xác

định đặc trưng thể loại của truyện ngắn này được xác định như sau:

Cốt truyện: Câu chuyện kể về số phận anh cu Tràng, trong thời buổi

loạn lạc, nạn đói hoành hành Tràng lại cưới vợ (hay đúng hơn là nhặt được vợ). Nhân vật Tràng ở đây được tác giả miêu tả là một anh chàng xấu trai, ăn nói cộc lốc, thô kệch, lại là dân xóm ngụ cư, ấy thế mà lại lấy được vợ. Sự kiện Tràng lấy vợ khiến cả xóm ngụ cư ngạc nhiên và lo lắng cho anh, đặc biệt là bà cụ Tứ - mẹ Tràng. Bữa cơm ăn mừng cho sự xuất hiện của nàng dâu mới, bà cụ kể toàn những chuyện vui. Bà gieo vào lòng các con về một tương lai tươi đẹp hơn. Qua lời người vợ kể Tràng dần dần hiểu được Việt Minh và trong óc Tràng hiện lên hình ảnh ảm đạm của người đói kéo nhau đi phá kho

thóc của Nhật, phía trước là một lá cờ đỏ bay phấp phới. Kết cấu: Truyện có kết cấu 4 phần:

59

- Phần 1: từ “cái đói đã tràn đến xóm này từ lúc nào...” đến “việc sảy ra thật hắn cũng không ngờ... thành vợ thành chồng”: Kể lại diễn biến tâm trạng của hai vợ chồng mới dắt díu nhau về nhà.

- Phần 2: từ “ít lâu nay... ” đến “rồi cùng đẩy xe bò về”: Kể về nguyên cớ và niềm vui sướng khi họ thành vợ chồng.

- Phần 3: từ “Tràng chợt đứng dừng lại...” đến “một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người”: Kể về niềm vui xen lẫn nỗi lo của ba người trong mái nhà hạnh phúc.

- Phần 4: từ “ngoài đình bỗng dội lên một hồi chuông trống...” đến “trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ bay phấp phới”: Kể về những ý nghĩ của vợ chồng Tràng về cuộc vùng dậy làm cách mạng của Việt Minh ở khắp vùng và niềm hi vọng vào tươi lai tươi sáng của đôi vợ chồng trẻ.

Như vậy, truyện có kết cấu vòng tròn khép kín, không theo trật tự thời gian. Mở đầu câu chuyện kể về việc anh cu Tràng đưa người vợ nhặt về nhà, qua xóm ngụ cư, tiếp theo đó là kể về việc trong quá khứ những lần anh cu Tràng gặp gỡ chị vợ, rồi lại quay về hiện tại những thay đổi vào buổi sáng hôm sau khi gia đình Tràng có nàng dâu mới. Kiểu kết thúc mở: tạo âm hưởng lạc quan cho tác phẩm, thể hiện sự vận động tích cực của cuộc sống, gieo vào lòng người đọc nhiều suy tưởng phán đoán.

Nhan đề “Vợ nhặt”: Nhan đề đã thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác

phẩm. Nó đã tạo được ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc. Đây không phải là cảnh lấy vợ đàng hoàng, có ăn hỏi, có cưới xin theo phong tục truyền thống của người Việt mà là “nhặt được vợ” – thứ vợ do nhặt được một cách ngẫu nhiên. Qua đó cho ta thấy thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể nhặt ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh. Gia đình Tràng từ khi có người “vợ nhặt”, mọi người trở nên gắn bó, chăm lo, thu vén cho tổ ấm gia đình của mình. Nhan đề đã thể hiện thành công thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945, vừa bộc lộ sự

60

cưu mang đùm bọc và khát vọng hướng tới cuộc sống của người dân lao động.

Tình huống truyện: tình huống truyện lạ lùng vừa hết sức éo le đã làm

nên sức hấp dẫn của câu chuyện.

Trước hết đây là một tình huống truyện “lạ”. Một chàng trai hội tụ mọi điều kiện để ế vợ: nghèo, xấu trai, dân ngụ cư, lớn tuổi, bố và em gái đều chết đói giữa thời buổi đói kém, nuôi thân còn không nổi bỗng dưng lấy được vợ mà lại là vợ theo không hẳn hoi. Việc lấy vợ của Tràng tạo ra một tình huống “lạ” dẫn đến sự “ngạc nhiên” cho tất cả mọi người. Từ người dân xóm ngụ cư, đến bà cụ Tứ và ngay cả bản thân anh cu Tràng cũng ngạc nhiên.

Từ sự ngạc nhiên của hết thảy mọi người, ta mới biết được rằng: Tràng lấy vợ đã tạo ra được một tình huống đặc biệt.

Thứ hai: xây dựng tình huống truyện hết sức éo le.

Việc Tràng lấy vợ là vui hay buồn là mừng hay tủi. Tâm trạng bất an này có ở tất cả mọi người từ dân xóm ngụ cư đến bà cụ Tứ và thậm chí ngay cả Tràng. Tình huống truyện càng trở nên éo le hơn khi mà hạnh phúc của Tràng được đặt trên một bối cảnh ảm đạm thê lương của dân làng. Hạnh phúc của Tràng diễn ra trong cảnh nghèo đói của một gia đình mà bữa cơm đón dâu đầu tiên là cháo cám, ăn mà không dám ngẩng mặt nhìn nhau, ai cũng buồn tủi, xót xa.

Chính tình huống lạ và éo le của Vợ nhặt đã làm nên sức hấp dẫn và

độc đáo của câu chuyện. Tuy nhiên tình huống truyện còn góp phần hình thành tư tưởng của tác phẩm.

Thứ ba: tình huống truyện độc đáo và đặc sắc đã góp phần hình thành tư tưởng hiện thực và nhân đạo cũng như khẳng định niềm lạc quan, khát khao hạnh phúc trong cuộc sống của người nông dân trước Cách mạng. Trong hoàn cảnh chết chóc thê lương ấy mà người lao động Việt Nam vẫn không thôi khao khát hạnh phúc. Người đi nhặt vợ, kẻ là vợ nhặt. Hai sự rẻ rúng ấy gặp nhau tạo nên một mái ấm gia đình. Chính hạnh phúc đã làm cho cuộc đời

61

thêm ý nghĩa. Sau khi Tràng có vợ, tâm trạng mỗi người trong gia đình thay đổi hẳn. Bà cụ Tứ vui hơn, nói nhiều về tương lai; Tràng có ý thức hơn về bổn phận của mình với gia đình.

Thứ tư: tình huống này góp phần khẳng định khát vọng sống và niềm hi vọng của con người. Trong hoàn cảnh đói quay đói quắt mà con người vẫn không thôi khát vọng để vươn tới một ngày mai tươi sáng. Trong bữa cơm của Tràng họ đã bàn đến Việt Minh, trong giấc mơ của Tràng đã có hình ảnh đám người đói đi phá kho thóc của Nhật và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Qua đó, tác giả muốn gửi đến bạn đọc một bức thông điệp rằng: ngay trong hoàn cảnh bi thương nhất, người lao động Việt Nam vẫn không thôi hướng về Cách mạng.

Nhân vật: Kim Lân đã xây dựng thành công ba nhân vật Tràng, vợ

Tràng, bà cụ Tứ, các nhân vật hiện lên đậm nét qua việc miêu tả tâm lí đối thoại.

Nhân vật người vợ nhặt: là cô gái không tên, không gia đình, quê

hương, bị cái đói đẩy ra lề đường. Không phải Kim Lân không đủ tài để đặt tên cho nhân vật của nhân vật của mình. Nhà văn chủ định gọi như thế. Là bởi vì năm đói Ất Dậu có vô vàn những cô gái như “thị” bị cái đói dứt ra khỏi tổ ấm gia đình, bị cái đói xua đuổi. Có mấy cô may mắn được như thị gặp được anh trai ế vợ như Tràng để được sống sót thành cô vợ nhặt. Cái đói đau đớn đến não lòng ấy hiển hiện trên bức chân dung thiếu nữ năm đói mà Kim Lân đã vẽ bằng tất cả nỗi xót xa tủi hờn của người trong cuộc “cái ngực gầy lép nhô lên” “thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên khuôn mặt lưỡi cầy xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Thị theo Tràng sau lời nói nửa đùa nửa thật để chạy trốn cái đói. Cái đói khiến thị trở nên chao chát đanh đá, nhưng vẫn là một người phụ nữ có tư cách. Khi tìm thấy sự đầm ấm của gia đình nên thị hoàn toàn thay đổi, chính thị cũng là người đã thắp lên niềm tin, hi vọng cho gia đình.

62

Nhân vật Tràng: có vẻ bề ngoài thô kệch xấu xí, thân phận nghèo hèn.

Không ai có thể ngờ trong hoàn cảnh đói khổ anh ta lại dám lấy vợ, sẵn sàng cưu mang một con người. Một người đàn bà đã bước vào cuộc đời của Tràng, đó là sự kiện lớn nhất trong đời làm cho anh ta không còn mang thân phận tủi buồn của một thứ cỏ rác ở chốn nông thôn. Tâm trạng của Tràng có sự thay đổi từ khi được người đàn bà đồng ý, trên đường về nhà, và buổi sáng ngày hôm sau. Hạnh phúc thật sự chỉ đến với người dũng cảm, và Tràng đã được toại nguyện. Cái đói còn nguyên đó, cái chết vẫn còn lởn vởn ngoài kia, nhưng sự đổi đời, đổi kiếp đã diễn ra trong tâm hồn Tràng rồi. Cái hạnh phúc được yêu thương thật vô giá, nó mạnh hơn cả sự đe dọa của cái đói và cái chết – nó có thể làm thay đổi con người. Ở phần cuối tác phẩm, Kim Lân rất tinh tế để cho từ cõi sâu tâm tư của Tràng nảy mần khao khát giữ gìn hạnh phúc hiện hữu và ước mơ đổi đời. Kiểu kết thúc mở hé lộ cho thấy Tràng đã mơ hồ nhận ra là cái cần phải tham gia vào hành động chung dưới sự lãnh đạo của Việt Minh để tự giải phóng.

Nhân vật bà cụ Tứ: truyện Vợ nhặt đặc biệt thành công trong việc miêu

tả tâm lí nhân vật bà cụ Tứ. Thoạt đầu bà hết sức ngạc nhiên khi thấy ngươì lạ trong nhà mình, người lạ ấy lại là một người đàn bà: Bà cứ tự hỏi đầy thắc

mắc, băn khoăn: “Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ ? Người đàn bà nào lại đứng đầu giường thằng con mình thế kia ? Sao lại chào mình bằng u ?” “Ai thế nhỉ”. Đến khi anh con trai nhắc bà, bà vẫn không tin nổi

vào tai mình. Cái việc con bà có vợ diễn ra quá bất ngờ, đột ngột đến nỗi bà không còn tin vào sự thật.

Khi đã hiểu ra rằng con trai có vợ, bà vừa mừng, vừa tủi, vừa thương và đầy lo lắng. Mừng là vì thế mà con mình đã có vợ. Cái điều mơ ước, một việc vô cùng khó khăn ấy bỗng không chờ mà đến, đến một cách giản dị tự nhiên, đột ngột và bất ngờ. Nhưng chính điều mừng ấy lại là điều tủi. Tủi thân cho mình, bà cụ cũng thấy tủi thay cho đứa con. Ý thức về nghịch cảnh éo le của cuộc hôn nhân trào lên trong lòng bà cả một nỗi xót thương chen lẫn lo âu. Bà

63

dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu, từ tốn căn dặn và an ủi, động viên con, gieo vào lòng con dâu niềm tin về một tương lai tươi sáng hơn.

Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật: người kể chuyện có thể là

người giấu mình hay là người lộ diện như là một trong số nhân vật của truyện (thường là nhân vật xưng tôi). Nhưng dù là ai, người kể chuyện phải lựa chọn điểm nhìn trần thuật (vị trí quan sát và kể chuyện).

Trong Vợ nhặt người kể chuyện giấu mình, bắt đầu kể chuyện Tràng

dẫn vợ về nhà trong cảnh chết chóc của làng quê, từ sự ngạc nhiên của những người dân trong xóm. Cảnh gặp người đàn bà, cảnh về nhà giới thiệu vợ với mẹ cũng được kể theo con mắt của Tràng. Tiếp đó chuyển sang con mắt quan sát và suy nghĩ của mẹ. Cảnh sáng hôm sau ngủ dậy được kể qua cảm giác tràn đầy hạnh phúc của Tràng, những quan sát của anh về những biến đổi của người vợ. Đoạn kết cũng được kể qua ý thức của Tràng. Điểm nhìn trần thuật được di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, nhưng Tràng luôn ở vị trí trung tâm, hé mở cho thấy từ khát vọng hạnh phúc lứa đôi, Tràng đã mơ hồ cảm thấy phải tham gia vào hành động chung dưới sự lãnh đạo của Việt Minh để tự giải phóng.

Ngôn ngữ và giọng điệu: Kim Lân có vốn ngôn ngữ giàu có, đặc sắc;

có lối viết văn tự nhiên, giản dị mà tài hoa. Ông có cách làm cho những tâm

trạng kín đáo nhất thể hiện lên qua những hành động, cử chỉ rất tinh tế (một tiếng gắt, tiếng càu nhàu của Tràng sốt ruột vì u về muộn, vì u xúc động gạt nước mắt; một tiếng khẽ ho của bà cụ; đôi mắt tối lại khi cô con dâu đón bát cháo cám từ tay mẹ chồng; cái vẻ điềm nhiên của thị khi và vào miệng miếng cháo cám...). Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật rất sống động phù hợp với tính cách và tâm lí của nhân vật (lời “sưng sỉa ” của cô gái khi trách móc Tràng, lời cợt nhả kheo mẽ của anh chàng nông dân: “Rích bố cu, hở !” lời của bà lão nói với hai con...), tất cả các lời thoại đều tự nhiên như trong đời thật.

Cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, hấp dẫn: dẫn dắt câu chuyện tự nhiên, giản dị, chặt chẽ; khéo léo làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách nhân vật.

64

Chi tiết nghệ thuật: một trong những yếu tố làm nên thành công của truyện Vợ nhặt đó là các chi tiết nghệ thuật: nồi cháo cám, tiếng trống thúc

thuế, lá cờ đỏ sao vàng…các chi tiết này đã góp phần gợi không khí căng thẳng, tình cảnh khốn cùng của con người trước nạn sưu cao thuế nặng, tố cáo tội ác của thực dân Pháp. Đồng thời qua đó gieo vào lòng người đọc niềm tin rằng Tràng sẽ có mặt trong đoàn người đi phá kho thóc Nhật chia cho người đói, Tràng và gia đình bé nhỏ của anh cũng như hàng triệu gia đình khác sẽ có lá cờ đỏ kia dẫn đường để đi giành cơm áo và sự sống. Họ sẽ có sự đổi đời, có một tương lai tươi sáng.

Trên đây là một số đặc trưng mang tính thể loại của truyện Vợ nhặt ,

trên cơ sở đó chúng ta định hướng được phương pháp giúp học sinh tiếp cận và cảm thụ tác phẩm.

2.3.2.2. Định hướng dạy học tác phẩm “Vợ nhặt” theo đặc trưng thể loại

Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra phương

pháp, biện pháp: Dạy học Vợ nhặt phải bám sát vào thi pháp thể loại truyện

ngắn Kim Lân. Phương pháp được chúng tôi sử dụng chủ yếu trong việc hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm theo hướng đặc trưng thể loại đó chính là: phát huy vai trò của bạn đọc học sinh và phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học. Hệ thống câu hỏi được đưa ra để tìm hiểu bài học dựa trên đặc trưng của truyện ngắn như: cốt truyện, tình huống truyện, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ giọng điệu.

a) Phát huy vai trò bạn đọc học sinh trong việc dạy học tác phẩm truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.

Trong cơ chế dạy học văn hiện nay, nội dung của việc phát huy năng lực chủ thể học sinh chính là sự huy động một cách có cơ sở khoa học phù hợp với quy luật cảm thụ văn học, những năng lực chủ quan của bản thân học sinh để học sinh chủ động tích cực hứng thú tham gia vào quá trình dạy và học văn, do đó tạo được một hiệu quả tối ưu. Quá trình đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông có sự gắn bó chặt chẽ với việc phát huy vai trò bạn đọc học sinh.

65

Đọc không phải là phương pháp riêng cho việc dạy – học văn mà là phương pháp chung của nhiều môn học khác. Song trong giờ dạy học tác phẩm văn chương việc đọc tác phẩm có vai trò rất quan trọng trong việc giải mã các tín hiệu nghệ thuật văn chương (đọc để hiểu ý nghĩa tầng cấu trúc

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm vợ nhặt của kim lân ở trường trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)