Thực trạng dạy tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân ở trường trung

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm vợ nhặt của kim lân ở trường trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại (Trang 48)

học phổ thông hiện nay

Một thực tế cho thấy là nhiều năm trở lại đây, đa số học sinh không còn hứng thú trong việc học văn nữa. Điều này khiến cho chúng ta, nhất là giáo viên dạy môn văn cảm thấy buồn và bối rối.

Thực tế đáng buồn đó do nhiều nguyên nhân. Có thể là do yếu tố khách quan như cơ chế thị trường, do nhận thức lệch lạc của gia đình, của không ít người về vị trí của các môn Khoa học nói chung, của môn văn nói riêng trong xã hội; do học trò còn lười học, mải chơi... Một tình trạng phổ biến dễ nhận thấy trong các bài làm văn của các em học sinh còn mắc rất nhiều lỗi sơ đẳng như: viết sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ, cách đặt câu, nhầm tác phẩm của nhà văn này với nhà văn khác, hay lỗi đơn giản nhất là tên riêng không viết hoa, phân tích bài văn lại gạch đầu dòng như làm dàn ý... Thậm chí có những học sinh thích học bộ môn Ngữ văn nhưng vì thi đại học kiến thức rộng mênh mông khó đậu, ít trường để lựa chọn hơn nữa cơ hội xin việc khó nên cũng ngậm ngùi từ bỏ để đi theo bộ môn khác dễ đỗ và dễ xin việc hơn.

Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân khiến cho học sinh không thích học văn hiện nay đó chính là việc xây dựng chương trình, biên soạn sách

42

giáo khoa, một phần từ phía người thầy. Trước hết, xin nói về nội dung chương trình, sách giáo khoa; chúng ta không thể phủ nhận một điều là ngày càng có sự đổi mới tích cực trong việc biên soạn. Tuy nhiên, một số tác phẩm đưa vào chương trình còn chưa phù hợp với lứa tuổi học sinh hoặc còn bỏ đi những tác phẩm hay.

Vấn đề sách tham khảo? Theo ý kiến của nhiều thầy cô thì không nên

xuất bản cuốn Để học tốt vì những cuốn sách này đều có đáp án trả lời sẵn,

khiến học sinh lười suy nghĩ. Các em chuẩn bị bài ở nhà, trả lời câu hỏi của thầy trên lớp đều dựa vào đáp án có sẵn. Thầy tưởng học sinh hiểu, nhưng thật ra các em chẳng hiểu gì cả ! Từ đó, họ mất đi hứng thú giảng dạy, vì thấy rằng chưa dạy cái gì mà học sinh cũng hiểu hết.

Là một cây bút truyện ngắn xuất sắc, tạo dựng được một ví trí khá vững chắc trong nền văn xuôi hiện đại; từ lâu nay một số tác phẩm tiêu biểu của

Kim Lân được xếp vào loại gần như thần bút: Làng và Vợ nhặt . Học sinh được học các tác phẩm truyện ngắn Làng ngay từ bậc trung học, nên tương đối thích truyện của ông. Tác phẩm Vợ nhặt được đưa vào giảng dạy trong

chương trình lớp 12 được học sinh yêu thích, tuy nhiên học sinh cũng phản ánh đây là một tác phẩm truyện dài, tương đối khó thể cảm nhận được bởi trong quá trình tiếp xúc với tác phẩm học sinh chỉ tiếp xúc với văn bản, không có hình ảnh minh họa, nên học sinh mới chỉ bước đầu hiểu được về nạn đói năm 1945. Cùng với đó do khoảng cách lịch sử, hoàn cảnh lịch sử đã thay đổi nên việc tiếp xúc với tác phẩm còn nhiều hạn chế... Cho nên việc cấp thiết hiện nay là phải sử dụng phương pháp dạy học đa dạng, linh hoạt, phù hợp với nội dung bài dạy và phù hợp với đối tượng học sinh. Làm được điều đó người giáo viên phải khơi gợi được hứng thú học tập ở học sinh, đưa ra những câu hỏi, gợi mở được vấn đề để dẫn dắt học sinh tham gia vào bài học.

Qua thực tế khảo nghiệm về tình hình dạy học truyện ngắn Vợ nhặt ở

nhà trường hiện nay, chúng tôi nhận thấy giáo viên chưa thực sự chú ý đến

43

không được xác định đúng theo đặc trưng thi pháp thể loại, đó là một truyện ngắn có tình huống truyện khá đặc biệt, đùa mà thành thật..., nhân vật được khắc họa khá sinh động, đối thoại hấp dẫn với những diễn biến tâm lí phức tạp, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, nhưng chắt lọc, giàu sức gợi cảm. Hầu như giáo viên trong quá trình giảng dạy chỉ tập trung giảng về tình huống truyện và diễn biến tâm lí các nhân vật mà không chú ý đến các đặc trưng khác của thể loại truyện ngắn. Vì vậy mà hiệu quả dạy học chưa cao, chưa khơi gợi hết sự tập trung, hứng thú ở người học.

Xuất phát từ quan điểm: để học sinh tiếp nhận nhiều thể loại văn học, cảm thụ nhiều loại tác phẩm khác nhau bởi mỗi thể loại văn học có phương thức biểu hiện và phản ánh hiện thực khác nhau, chương trình Ngữ văn nói chung, chương trình Ngữ văn 12 THPT nói riêng đã đem cho người đọc cái nhìn đa dạng về nền Văn học dân tộc. Chỉ tính riêng phần văn học hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12, HS được tiếp xúc với nhiều thể loại văn học hiện đại ( thơ, kịch, kí, truyện, văn nghị luận, văn bản nhật dụng... ). Một điều rất dễ nhận thấy, mỗi thể loại đều in dấu ấn phong cách tác giả, đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật, phản ánh sâu sắc hiện thực đời sống qua từng giai đoạn phát triển. Chính điều này quy định cách dạy học theo từng thể loại theo đúng định hướng của chương trình: xây dựng theo quan điểm tích hợp với nguyên tắc “đọc và cảm thụ văn học phải tuân theo quy định về loại thể, gắn liền với việc bồi dưỡng tri thức thể loại và đánh giá thành tựu văn học theo thể loại”. Các văn bản thuộc thể loại khác nhau cần có cách khai thác và cảm thụ khác nhau.

Vậy, việc sử dụng phương pháp và công nghệ dạy học như thế nào cho phù hợp với từng nội dung kiến thức cũng như từng đối tượng học sinh để các

em cảm thấy thích bộ môn Ngữ văn nói chung và truyện ngắn Vợ nhặt nói

riêng? Tìm hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại là một việc làm cần thiết trong và hoạt động dạy và học Ngữ văn ở trường THPT. Bởi thể loại chính là cơ sở tạo nên tính thống nhất chỉnh thể của tác phẩm, quy định cách tổ chức,

44

liên kết các yếu tố nội dung và hình thức. Thể loại còn định hướng cho việc tiếp nhận của độc giả tạo nên kênh giao tiếp giữa người đọc và tác phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên còn chưa thực sự chú ý đến

đặc trưng thể loại và trong đó dạy Vợ nhặt của Kim Lân theo đặc trưng thể

loại còn chưa được chú trọng. Thực trạng các em học sinh ít mặn mà với bộ môn Văn và số lượng học sinh thích học Văn rất ít, một phần là do tác phẩm văn học thì quá dài trong khi thời gian tiết học thì quá ngắn nên các em khó chiếm lĩnh được kiến thức, khó nhớ, hơn thế nữa học sinh rất sợ làm bài kiểm

tra. Để tìm hiểu thực trạng dạy và học truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

chương trình Ngữ văn lớp 12 THPT, chúng tôi đã sử tiến hành điều tra, khảo sát thực tế dạy và học truyện ngắn trong nhà trường phổ thông trên địa bàn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam.

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm vợ nhặt của kim lân ở trường trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)