Khảo sát giáo viên và học sinh

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm vợ nhặt của kim lân ở trường trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại (Trang 52)

2.2.2.1. Khảo sát từ giáo viên

Bản chất của việc dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường là quá trình giáo viên trên cơ sở trình độ, sự hiểu biết và năng lực của bản thân, tổ chức một cách nghệ thuật và khoa học tiến trình học sinh chiếm lĩnh tác phẩm một cách sáng tạo, để từ đó giúp các em tự nhận thức, tự giáo dục, tự phát triển.

Đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường đã được đề cập đến từ khá lâu. Nhưng thực chất đã áp dụng vào trong nhà trường như thế nào và giảng dạy ra sao, quả thực đến nay vẫn còn nhiều vấn đề cần xem xét. Tình trạng học sinh thích học hay không thích học tác phẩm văn học nói chung, tác

phẩm Vợ nhặt nói riêng có một phần từ phía người dạy. Do vậy mà việc hiểu

46

cách giảng ra sao để vừa đủ lượng tri thức, vừa gợi mở cho học sinh luôn là vấn đề được đưa ra trao đổi.

Để có được kết quả tương đối xác thực về phương pháp dạy học tác

phẩm Vợ nhặt của Kim Lân theo đặc trưng thể loại, chúng tôi đã tiến hành

điều tra, khảo sát giáo viên bằng phiếu ghi sẵn câu hỏi. * Kết quả khảo sát giáo viên:

Bảng 2.1 Tổng hợp từ 11 giáo viên trường THPT A Kim Bảng và 13 giáo viên Trường THPT B Kim Bảng huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam

STT Câu hỏi Phân loại

Kết quả Trường THPT A Kim Bảng Trường THPT B Kim Bảng 1

Tôi thường cảm thấy rất thích khi dạy truyện ngắn ? Rất thích Bình thường Không thích 25 % 57 % 18 % 35 % 55 % 10 %

2 GV dạy truyện ngắn Vợ nhặt của

Kim Lân theo đặc trưng thể loại?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

30 % 55 % 15 % 30 % 60 % 10 %

3 GV chưa từng biết đến phương pháp này ? Chưa từng biết Đã biết Biết nhưng sử dụng ít 15 % 30 % 55 % 20 % 30 % 50 % 4 Nhận xét của GV khi sử dụng phương pháp này ?

Hiệu quả cao Bình thường Không hiệu quả 35 % 55 % 10 % 45 % 45 % 10 %

47 5

GV dạy truyện ngắn Vợ nhặt của

Kim Lân theo đặc trưng thể loại kết hợp với phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, phát huy vai trò bạn đọc học sinh ?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

30 % 50 % 20 % 28 % 52 % 20 % 6

GV có thích dạy học theo phương pháp này không ? Thích dạy Bình thường Không thích 30 % 60 % 10 % 45 % 45 % 10 % 7

Nguyện vọng muốn biết sâu sắc về phương pháp này ? Muốn biết Không biết 100 % 0 % 100 % 0 % 2.2.2.2. Khảo sát từ học sinh

Tiếp nhận tác phẩm văn chương ở bạn đọc nói chung, ở học sinh nói riêng là quá trình phức tạp, gồm nhiều khâu, chịu chi phối của nhiều yếu tố. Song với bạn đọc – học sinh trong nhà – những người lĩnh hội tác phẩm văn chương để từ đó tự nhận thức, tự giáo dục, tự phát triển. Theo chúng tôi hứng thú khi đến với tác phẩm đóng vai trò rất quan trọng. Nó sẽ thắp lên và làm tỏa sáng ngọn lửa nội lực của niềm đam mê, khám phá sáng tạo khi học sinh đến với tác phẩm. Mặt khác, việc tiếp nhận tác phẩm văn học luôn gắn liền hữu cơ với việc đọc văn. Vì muốn chiếm lĩnh trọn vẹn tác phẩm, không còn con đường nào khác là đọc để từ đó đạt tới sự hiểu biết, xúc cảm thật sự. Đồng thời qua hoạt động đọc, bước đầu các em cần phải hiểu nội dung tác phẩm và nhận biết những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm thể. Hoặc những chi tiết được lặp đi lặp lại nhiều lần mang dụng ý nghệ thuật nào đó của nhà văn. Từ đó, các em có ý thức khám phá và mong muốn được tìm hiểu để giải tỏa những nghi ngờ, thắc mắc. Với những suy nghĩ đó, chúng tôi tiến hành khảo sát học sinh trên phiếu khảo sát và thu được kết quả như sau:

48 * Kết quả khảo sát học sinh

Bảng 2.2. Tổng hợp 175 phiếu của 2 trường THPT A Kim Bảng và Trường THPT B Kim Bảng huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam

STT Câu hỏi Phân loại Kết quả

1 Em đã được học tác phẩm truyện ngắn nào chưa ? Được học Chưa được học 100 % 2 Cảm nhận của em khi học tác phẩm truyện ngắn ? Thích Bình thường Không thích 30 % 45 % 25 % 3 Cảm nhận của em khi học tác phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vợ nhặt của Kim Lân ?

Thích Bình thường Không thích 45 % 35 % 20 %

4 Em có hiểu về truyện ngắn không ?

Hiểu Hiểu mơ hồ Không hiểu 25 % 59 % 16 %

5 Em hiểu gì về đặc trưng truyện ngắn không ? Rất hiểu Hiểu mơ hồ Không hiểu 15 % 20 % 65 % 6

Khi dạy truyện ngắn các thầy cô tập trung khắc sâu kiến thức về nhân vật và cốt truyện ? Dạy kĩ Bình thường Dạy không kĩ 35 % 50 % 15 % 7

Khi GV dạy truyện ngắn Vợ nhặt của

Kim Lân theo đặc trưng thể loại kết hợp với những câu hỏi nêu vấn đề, gợi mở tôi có thể hiểu bài rất nhanh ?

Hiểu Hiểu mơ hồ Không hiểu 35 % 15 % 50 %

2.2.2.3. Khảo sát tài liệu dạy học

* Với sách giáo khoa: Chúng tôi tiến hành khảo sát theo trình tự cấu trúc của

văn bản dạy học gồm có các mục: Kết quả cần đạt, Tiểu dẫn, Văn bản và Hướng dẫn bài học.

49

- Mục Kết quả cần đạt: Năm 2006 chương trình SGK đã được biên

soạn mới lại, được phân chia thành chương trình phân ban: SGK dành cho ban cơ bản và SGK dành cho ban nâng cao. Ở cả hai bộ SGK Ngữ văn này có

thêm hai mục: Kết quả cần đạt và Ghi nhớ. Hai mục này chính là những kiến

thức chuẩn, là cái đích mà học sinh cần đến sau khi học xong tác phẩm, hay nói theo một cách khác đây là những định hướng về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm mà học sinh cần phải nắm được. Khi tiến hành khảo sát hai mục này chúng tôi nhận thấy nội dung kiến thức của hai phần tương

đối trùng nhau. Vì vậy, ở đây chúng tôi chỉ khảo sát mục Kết quả cần đạt. Mục Kết quả cần đạt của bài giảng Vợ nhặt ở trang 23 SGK Ngữ văn 12, Tập II, yêu cầu học sinh hiểu và nắm được: Tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra. Cảm nhận được niềm khát khao tổ ấm gia đình, niềm tin vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của cái chết. Đây chính là giá trị nội dung

học sinh cần nắm được sau khi học xong truyện ngắn này. Có thể nói ở phần này SGK đã cung cấp khá đầy đủ những kiến thức về nội dung của bài học.

Về giá trị nghệ thuật thì ở phần Ghi nhớ thì cung cấp đầy đủ hơn ở phần Kết quả cần đạt: Nội dung nhân đạo sâu sắc và cảm động đó được thể hiện qua một tình huống độc đáo, cách kể truyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí khá tinh tế, dựng đối thoại sinh động. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý thêm rằng một

trong những yếu tố nghệ thuật làm nên sức sống mãnh liệt của thiên truyện đó

chính là những chi tiết nghệ thuật, thế nhưng trong phần Ghi nhớ và Kết quả cần đạt thì yếu tố nghệ thuật này lại không hề được nhắc tới. Nên chăng

chúng ta nên đề cập đến chi tiết nghệ thuật trong hai phần này.

- Mục Tiểu dẫn: Là mục giới thiệu khái quát, ngắn gọn và chi tiết về tác giả, tác phẩm. Đối với bài giảng Vợ nhặt , thì phần tiểu dẫn đã giới thiệu ngắn

gọn, chính xác giúp học sinh bước đầu có cái nhìn cụ thể về tác giả, và truyện

50

Lân: quê quán, cuộc đời, con người. Ý (2) nêu về sự nghiệp chính của tác giả.

Ý (3) nêu về đặc điểm phong cách Kim Lân: Kim Lân là cây bút viết truyện ngắn. Ông viết về nông thôn và người nông dân. Ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê – những thú chơi và sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, được gọi là những “thú đồng quê” “phong lưu đồng ruộng” như: chơi núi non bộ, thả chim, đánh vật, chọi gà,... Ông viết chân thật, xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ - những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng. Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người làng quê Việt Nam nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời; thật thà, chất phác mà thông minh, hóm hỉnh, tài hoa. Kim Lân là cây bút viết truyện ngắn, tuy

không nhiều nhưng đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc đối với tác

phẩm của ông. Phần Tiểu dẫn đã giới thiệu ngắn gọn về Kim Lân, ngoài việc thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiện phong cách của nhà văn Kim Lân, còn cung cấp cho học sinh về đề tài quen thuộc trong sáng tác của ông chính là cuộc sống nông thôn và người nông dân. Ý

(4) đã khái quát về tác phẩm Vợ nhặt về xuất sứ, hoàn cảnh sáng tác. Nói tóm lại, phần Tiểu dẫn đã cung cấp ngắn gọn, nhưng chi tiết và cụ thể về tác giả Kim

Lân cho học sinh. Đây là những kiến thức cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho,

giáo viên, học sinh tiếp cận truyện ngắn Vợ nhặt. Mặt khác, các em học sinh

cũng có cái nhìn toàn diện, thống nhất về tác phẩm.

- Phần câu hỏi Hướng dẫn học bài: có 6 câu hỏi hướng dẫn HS:

(1) Dựa vào mạch truyện, có thể chia tác phẩm thành mấy đoạn ? Nêu ý chính của mỗi đoạn và cho biết mạch truyện đã được dẫn dắt như thế nào ?

(2) Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi anh chàng đi cùng với người đàn bà lạ về nhà ? Sự ngạc nhiên của dân làng , của bà cụ Tứ và của chính Tràng nữa cho ta thấy tác giả đã sáng tạo được một tình huống truyện độc đáo như thế nào ? Tình huống truyện ấy có tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của tác phẩm ?

51

(3) Dựa vào nội dung truyện, giải thích nhan đề Vợ nhặt. Qua hiện tượng nhặt được vợ của anh Tràng, anh chị hiểu gì về tình cảnh và thân phận của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.

(4) Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khao khát tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng (lúc quyết định lấy vợ, khi dẫn vợ về qua xóm ngụ cư và nhất là trong buổi sáng đầu tiên khi có vợ)?

(5) Phân tích tâm trạng buồn vui xen lẫn của bà cụ Tứ. Qua đó, anh chị hiểu gì về tấm lòng của bà mẹ nông dân này ?

(6) Tìm hiểu nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân: cách kể chuyện hấp dẫn, cách gây cảnh gây ấn tượng với nhiều chi tiết đặc sắc, đối thoại sinh động, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sử dụng ngôn ngữ nông thôn thuần nhị tự nhiên.

Hệ thống câu hỏi đưa ra giúp học sinh tìm hiểu bài học trên hai phương diện: giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

* Với sách giáo viên và dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng:

Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng: có chức năng giúp cho giáo

viên hiểu rõ hơn, cụ thể, chi tiết, tường minh các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của chuẩn kiến thức kĩ năng để có thể dạy học không quá lệ thuộc vào SGK, có thể phát huy năng lực sáng tạo, có thể liên hệ với thực tiễn làm cho bài dạy thêm sinh động hơn mà không lo “cháy giáo án, bỏ sót nội dng, dạy lạc đề...” đặc biệt là góp phần khắc phục tình trạng quá tải, buồn tẻ trong giảng dạy học tập.

Với sách giáo viên với chức năng đưa ra những kiến thức định hướng

để GV trên cơ sở đó soạn giảng kiến thức trọng tâm truyền đạt cho học sinh. Khảo sát những gợi ý trong SGV, chúng tôi nhận thấy, tài liệu này đã bám sát

vào SGK và Dạy học theo Chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ Giáo dục và Đào

52

Trong tài liệu Dạy học theo Chuẩn kiến thức kỹ năng mục I đã đưa ra

những định hướng về kiến thức, kĩ năng và thái độ học sinh cần nắm được sau

khi học xong truyện ngắn Vợ nhặt:

- Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 – hậu quả từ chính sách cai trị hà khắc “một cổ hai tròng” của thực dân Pháp và phát xít Nhật.

- Cảm nhận và trân trọng tình yêu thương đùm bọc, niềm khát khao tổ ấm gia đình, niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống ở những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết.

- Nhận diện và phân tích được những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: tạo dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật, dựng đối thoại,... từ đó biết đọc một truyện ngắn hiện đại.

Những định hướng đó được các chuyên gia biên soạn SGV của Bộ Giáo

dục và Đào tạo cụ thể hoá trong Phần (B). Những điều cần lưu ý, mục (I). Nội dung, ý (a) (b) (c). Đặc điểm bài học:

(a) “Vợ nhặt là một truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân viết về tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp vào mùa xuân năm 1945”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Vì vậy GV cần giúp cho HS hiểu được nạn đói khủng khiếp năm 1945, một trong những trang bi thảm nhất của lịch sử dân tộc ta. Đầu năm 1940, phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, cùng với thực dân Pháp áp bức, bóc lột nhân dân ta; nhân dân ta lâm vào tình trạng một cổ hai tròng. Ở miền Bắc, Nhật bắt nhân dân phải nhổ lúa trồng đay, trong khi đó Pháp tăng thuế, ra sức vơ vét thóc gạo. Mùa xuân Ất Dậu năm 1945, từ Lạng Sơn đến Quảng Trị, nhân dân ta lâm vào nạn đói chưa từng có trong lịch sử: hơn hai triệu người chết đói thê thảm. Có làng chết gần hết, nhiều người chết lả trên đường đi, nơi gốc cây ven đường, hè nhà, ven chợ... Nhiều gia đình, nhiều người phải ăn cháo cám, ăn rau, ăn củ chuối... thay cơm”.

53

(b) “Nhưng vượt lên trên tình cảnh bi thảm đó là niềm khao khát mãnh liệt của người dân lao động về hạnh phúc gia đình và niềm tin bất diệt của họ đối với sự sống và tương lai, là tình thương yêu, cưu mang, đùm bọc lẫn nhau của những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của cái chết. Đó là giá trị nhân đạo sâu sắc, đầy cảm động của truyện ngắn này”.

(c) “Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn được thể hiện rõ nét nhất trong việc sáng tạo tình huống và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật”.

Về trọng tâm kiến thức của bài giảng này, SGV Ngữ văn 12, Tập II chỉ rõ:

“Vợ nhặt là một truyện ngắn khá dài, không thể phân tích sâu các chi tiết trong hai tiết học. Cần tập trung vào các vấn đề sau:

- Tình huống độc đáo của truyện.

- Niềm khao khát hạnh phúc gia đình được thể hiện qua nhân vật Tràng.

- Niềm tin vào cuộc sống và tình thương giữa những người nghèo khổ được thể hiện chủ yếu qua nhân vật bà cụ Tứ.”

Có thể khẳng định, những hướng dẫn của SGV mang tính khoa học, gợi

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm vợ nhặt của kim lân ở trường trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại (Trang 52)