Về phía cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ BÍCH HIỆP.PDF (Trang 105)

3.2.2.1 Xây dng h thng lý lun v KSNB hướng đến qun tr ri ro Vit Nam:

Hệ thống lý luận về KSNB theo báo cáo của COSO chủ yếu hướng đến các doanh nghiệp ở Hoa Kỳ, trong khi các doanh nghiệp ở Việt Nam thì có quy mô nhỏ hơn, tâm lý lao động lẫn phong cách điều hành cũng khác… nên khi vận dụng vào Việt Nam thì có nhiều điểm không phù hợp.

Hiện tại ở Việt Nam, khái niệm về KSNB cũng được Bộ Tài chính đề cấp đến trong Chuẩn mực Kiểm toán số 400- Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ theo Quyết định số 143/2001-QĐ/BTC ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Theo đó, hệ thống KSNB bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát”. So sánh hai quan điểm của Việt Nam và COSO về các bộ phận cấu thành của KSNB, chúng ta cũng thấy có sự khác biệt. Hệ thống KSNB của Việt Nam được đề cập tới dưới góc nhìn hạn hẹp, còn mang tính chất của kiểm toán, chưa thấy được tầm quan trọng của KSNB trong quản trị, chứng tỏ về mặt chính sách, việc quan tâm về quản lý rủi ro khi xây dựng hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp vẫn chưa được xem là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn chưa rõ về mặt lý luận, còn mang tính tự phát khi vận dụng, đồng thời việc xây dựng hệ thống KSNB vẫn chưa thực sự gắn với quản lý rủi ro trong DN. Do vậy cần phải xây dựng một hệ thống lý luận về KSNB hướng đến quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.

Muốn vậy, đòi hỏi phải có sự quan tâm của nhà làm chính sách, đặc biệt là Bộ Tài chính. Cần phải nghiên cứu kỹ lý luận về KSNB, các kinh nghiệm xây dựng KSNB ở các quốc gia trên thế giới để có thể xây dựng được một hệ thống lý luận về KSNB hướng đến quản trị rủi ro ở Việt Nam, phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam. Bên cạnh đó, hệ thống lý luận này cần dễ hiểu và được phổ biến rộng rãi đến các

doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa để họ có thể nắm bắt và vận dụng hiệu quả vào doanh nghiệp mình.

3.2.2.2 Đẩy mnh ph biến kiến thc v KSNB trong các chương trình đào to

Cần đẩy mạnh hơn nữa việc phổ biến kiến thức về KSNB trong các chương trình đào tạo về quản lý hay các vấn đề liên quan đến đánh giá doanh nghiệp như các kết quả nghiên cứu về KSNB, vai trò và tầm quan trọng của KSNB trong quản trị doanh nghiệp, các biện pháp phòng và ngăn chặn rủi ro có thể xảy ra…Bởi hầu như KSNB vẫn chưa được đề cập đến trong các chương trình này ngoại trừ các chương trình về kiểm toán. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hơn nữa việc đưa những lý luận về KSNB thành một môn học trong các chương trình đào tạo đại học ở các khoa chuyên ngành kinh tế. Có như vậy mới tạo điều kiện cho người học tiếp cận và hiểu rõ được vai trò và tầm quan trọng của KSNB đối với quản trị doanh nghiệp.

3.2.2.3 Tăng cường các dch v tr giúp doanh nghip

Nhà nước cần tăng cường các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như tư vấn pháp luật, tư vấn về hoạt động kiểm soát trong từng chu trình cụ thể để giúp doanh nghiệp hiểu rõ được vai trò và tầm quan trọng của KSNB trong doanh nghiệp để doanh nghiệp hoàn thiện và xây dựng hệ thống KSNB hữu hiệu hơn. Bởi lẽ, các DNNVV vẫn còn có những khó khăn và hạn chế so với các doanh nghiệp lớn như quy mô nhỏ, khả năng quản trị yếu, nhân sự ít... nên các dịch vụ hỗ trợ này là rất tốt cho các doanh nghiệp. Nó giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh, cập nhật được thông tin và biết cách xử lý kịp thời, góp phần thúc đẩy hệ thống KSNB của doanh nghiệp hữu hiệu hơn. Có như vậy thì các chính sách triển khai chương trình hỗ trợ các DNNVV như trợ giúp tài chính, mặt bằng sản xuất, xúc tiến mở rộng thị trường, trợ giúp phát triển nguồn nhân lực… của chính phủ mới thực sự hiệu quả. Bởi lẽ, một hệ thống KSNB tốt thì đương nhiên sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đạt được các mục tiêu của mình.

3.2.2.4 Hoàn thin và th chế hóa nhng quy định v lut pháp

Hệ thống KSNB sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu được hoạt động trong một môi trường kinh doanh ổn định. Muốn vậy thì khuôn khổ luật pháp cần được hoàn thiện để tạo hành lang pháp lý ổn định và bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Chúng ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, kinh tế đang phát triển nhanh và mạnh nên sẽ đòi hỏi ngày càng cao trong việc quản trị và điều hành doanh nghiệp. Do vậy, việc hoàn thiện và thể chế hóa các quy định về luật pháp từ Nhà nước là một đòi hỏi cấp thiết. Các bộ luật và văn bản pháp quy cần được bổ sung, hoàn thiện phù hợp với mô hình hoạt động ở Việt Nam, đặc biệt theo hướng đơn giản hóa nhưng chặt chẽ và tránh tình trạng chồng chéo lên nhau.

Nhà nước cũng cần cải tổ doanh nghiệp Nhà nước để tạo điều kiện cho doanh nghiệp ngoài Nhà nước phát triển, thực hiện chế độ đa sở hữu, đa dạng hóa thị trường, nhiều thành phần kinh tế… Các hội nghề nghiệp cũng cần được khuyến khích hình thành và phát huy vai trò để hỗ trợ hoạt động cho các doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo hoạt động hiệu quả và không mang tính hình thức.

TÓM TT CHƯƠNG 3

Chương 3 trình bày những giải pháp cơ bản để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tp.HCM theo các quan điểm hoàn thiện của người viết, đó là các quan điểm: kế thừa lịch sử, tiếp cận hệ thống, quan điểm phù hợp và quan điểm hội tụ.

Theo đó, để hoàn thiện và xây dựng được một hệ thống KSNB tốt trong doanh nghiệp thì cần có sự nỗ lực từ bản thân doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý nhà nước. Đối với doanh nghiệp, người viết đưa ra các giải pháp hoàn thiện liên quan đến tám bộ phận cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ. Doanh nghiệp vừa có thể có điều kiện áp dụng thỏa mãn các giải pháp đề ra nhưng doanh nghiệp nhỏ thì có thể đơn giản hơn và không cần áp dụng tất cả, bởi các doanh nghiệp này cần phải cân nhắc thêm về vấn đề lợi ích và chi phí trong quá trình xây dựng hệ thống KSNB cho riêng doanh nghiệp mình. Về phía cơ quan quản lý nhà nước cũng cần có những chính sách và hành động cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng một hệ thống KSNB hoạt động hữu hiệu và hiệu quả như xây dựng hệ thống lý luận về KSNB hướng đến quản trị rủi ro ở Việt Nam, phổ biến các kiến thức về KSNB trong các chương trình đào tạo, tăng cường các dịch vụ trợ giúp doanh nghiệp, hoàn thiện và thể chế hóa những quy định về pháp luật. Có như vậy thì việc hoàn thiện và xây dựng hệ thống KSNB trong các DNNVV ở Việt Nam nói chung và ở khu vực Tp.HCM nói riêng mới phát huy hết tác dụng của nó.

KT LUN

Hệ thống KSNB có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp doanh nghiệp ngăn chặn, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động và hài lòng với sự tuân thủ các chính sách và quy trình mình đã thiết lập.

Trong luận văn này, người viết đã đề cập đến tổng quan cơ sở lý luận về hệ thống kiếm soát nội bộ ở chương 1. Cụ thể, người viết đã trình bày sơ lược lịch sử hình thành KSNB, khái niệm về KSNB, các nhân tố cấu thành KSNB theo COSO 2004, những hạn chế vốn có của KSNB. Đặc biệt trong chương người viết có nhấn mạnh thêm về KSNB trong điều kiện ứng dụng các kỹ thuật liên quan do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong thời buổi hiện tại cũng như cơ hội tiếp cận đến các mô hình hệ thống thông tin trong các doanh nghiệp ngày nay càng nhiều. Bên cạnh đó, người viết cũng trình bày thêm về khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia trên thế giới cũng như đặc điểm xây dựng hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp này theo các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB. Cuối chương, người viết xin trình bày thêm về kinh nghiệm xây dựng hệ thống KSNB ở trên thế giới, đặc biệt tập trung vào kinh nghiệm đúc kết được cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Estonia của tác giả Lembi Noorve khi ông thực hiện luận văn thạc sĩ kinh tế của mình.

Trong chương 2, người viết chủ yếu đi sâu vào trình bày về thực trạng tổ chức hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Tp.HCM thông qua việc chọn ngẫu nhiên 75 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu vực này để tiến hành khảo sát. Việc khảo sát được thực hiện thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi khảo sát gồm 82 câu liên quan đến các bộ phận cấu thành của KSNB. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các doanh nghiệp đều có quan tâm đến KSNB và cố gắng xây dựng một hệ thống KSNB cho doanh nghiệp mình. Tuy nhiên việc tổ chức này còn mang tính tự phát, tổ chức theo kinh nghiệm và không có hệ thống do vậy hiệu quả đạt được chưa cao. Bên cạnh việc phân tích và đánh giá kết quả khảo sát, người viết cũng nhấn mạnh đến các điểm mạnh

và điểm yếu của các doanh nghiệp này trong việc xây dựng hệ thống KSNB cũng như những nguyên nhân chủ yếu tác động đến thực trạng tổ chức này. Đó là do khái niệm KSNB tuy đã có từ lâu trên thế giới nhưng vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nhiều nhà quản lý tại Việt Nam cũng chưa được đào tạo chuyên sâu về KSNB và cũng chưa có sự hướng dẫn cụ thể từ phía cơ quan Nhà nước hay cơ quan chức năng về vấn đề này. Bên cạnh đó, việc hạn chế về nguồn lực, thiếu việc xem xét đánh giá định kỳ về KSNB hay những hạn chế vốn có của hệ thống KSNB như vấn đề con người, điều kiện hoạt động thay đổi… cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp này chưa được tổ chức tốt.

Trong chương 3, người viết đã đưa ra những giải pháp cơ bản để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tp.HCM. Các giải pháp này được xây dựng dựa theo các quan điểm kế thừa lịch sử, tiếp cận hệ thống, phù hợp và hội tụ. Các giải pháp được đưa ra cho cả 2 phía là bản thân doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý nhà nước. Đối với doanh nghiệp, người viết đưa ra các giải pháp hoàn thiện liên quan đến tám bộ phận cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ. Các doanh nghiệp vừa thì có thể đáp ứng thỏa mãn các giải pháp đề cập, nhưng các doanh nghiệp nhỏ thì có thể không cần áp dụng tất cả các giải pháp đề ra mà có thể chọn lọc những giải pháp thiết thực nhất sao cho vấn đề chi phí bỏ ra luôn nhỏ hơn lợi ích đem lại. Đối với cơ quan quản lý, thì cần phải xây dựng hệ thống lý luận về KSNB hướng đến quản trị rủi ro ở Việt Nam bởi hiện nay khái niệm KSNB ở Việt Nam vẫn còn dưới góc nhìn hạn hẹp, mang tính chất kiểm toán chứ chưa được thể hiện rõ tầm quan trọng trong quản trị. Đồng thời cũng cần đẩy mạnh hơn việc phổ biến các kiến thức về KSNB trong các chương trình đào tạo để tạo điều kiện cho người học được tiếp cận và hiểu rõ hơn về vai trò và tầm quan trọng của KSNB trong quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng cần phải tăng cường các dịch vụ trợ giúp doanh nghiệp như tư vấn pháp luật, tư vấn tư vấn hoạt động kiểm soát theo từng chu trình… để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về KSNB, từ đó có thể xây dựng

được hệ thống KSNB hữu hiệu hơn. Ngoài ra nhà nước cũng cần hoàn thiện và thể chế hóa những quy định về luật pháp để tạo một hành lang pháp lý bình đẳng và ổn định để doanh nghiệp được hoạt động trong một môi trường kinh doanh ổn định, giúp hệ thống KSNB của họ được hoạt động hiệu quả hơn.

Hy vọng rằng các kiến nghị trong luận văn sẽ góp phần nhất định trong việc nâng cao chất lượng hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Tp.HCM nói riêng và ở Việt Nam nói chung trong tương lai.Trong quá trình thực hiện đề tài, do còn hạn chế về nhiều mặt nên đề tài không thể không không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, kính mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn về vấn đề này để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIU THAM KHO TING VIT

1. Trần Quế Anh, 2010. Hoàn thin và xây dng h thng kim soát ni b cho các doanh nghip nh và va trên địa bàn Tp. Cn Thơ. Luân văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế Tp.HCM.

2. Trần Công Chính, 2007. Phát trin h thng kim soát ni b ti các doanh nghip Vit Nam trên cơ s qun tr ri ro doanh nghip. Luân văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế Tp.HCM.

3. Trần Duy Dương và Dương Tân Việt, 2009. Phương pháp qun trđánh giá h thng thông tin COBIT. Chuyên đề tốt nghiệp. Đại học Thăng Long.

4. Đại học Kinh tế Tp.HCM, 2007. Kim toán. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động – xã hội.

5. Đại học Kinh tế Tp.HCM, 2010. Kim soát ni b. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Phương Đông.

6. Đại học Kinh tế Quốc dân. Nhng cơ s lý lun chung ca doanh nghip va và nhỏ. < http://www.voer.edu.vn/bai-viet/kinh-te/nhung-co-so-li-luan-chung- cua-doanh-nghiep-vua-va-nho.html >. [Ngày truy cập: 23 tháng 10 năm 2012]. 7. TS. Vũ Hữu Đức - Đại học Kinh tế TP HCM. Chuyên đề “ Tăng cường KSNB

trong các đơn v thuc khu vc công- Nhìn t góc độ kim toán Nhà nước”.

<http://www.hoiketoantp.org.vn/index.php?o=modules&n=specialsubject&f=d etail&id=586&idtype=133 >. [Ngày truy cập: 2 tháng 5 năm 2012].

8. Trần Mạnh Hà, 2012. Hoàn thin h thng kim soát ni b trong các doanh nghip nh và va có vn đầu tư trc tiếp nước ngoài trên địa bàn tnh Bình Dương hin nay. Luân văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế Tp.HCM.

9. Thúy Hải, 2012. Doanh nghip nh và va Vit Nam- Nhng điu trăn trở. <http://www.sggp.org.vn/kinhte/2012/4/285015>. [Ngày truy cập: 23 tháng 10 năm 2012].

10.Kim soát ni b- Nhà qun tr cn biết. <http://giamdocdieuhanh.org/kiem-tra- va-danh-gia/Kiem-soat-noi-bo---Nha-Quan-tri-can-biet.html911>. [Ngày truy cập: 20 tháng 5 năm 2012].

11.Nguyễn Thị Bích Liên, 2012. Xác định và kim soát các nhân tố ảnh hưởng cht lượng thông tin kế toán trong môi trường ng dng h thng hoch định ngun lc doanh nghip ti các doanh nghip Vit Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế. Đại học Kinh tế Tp.HCM.

12.Tạ Thị Thùy Mai, 2008. Thc trng và gii pháp nâng cao tính hiu qu ca h

thng kim soát ni b ti các doanh nghip va và nhỏở tnh Lâm Đồng hin nay. Luân văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế Tp.HCM.

13.Mekong Capital, 2008. Gii thiu v kim soát ni bộ. <http://www. saga.vn/view.aspx?id=10490>. [Ngày truy cập: 5 tháng 5 năm 2012].

14.Nhóm 2 HQ1CK5, 2011. Cơ hi và thách thc ca DNNVV trong bi cnh hi nhp kinh tế quc tế ở nước ta hin nay. <http://www.scribd. com/doc/51217929/doanh-nghi%E1%BB%87p-nh%E1%BB%8F-vav%E1% BB%ABa >. [Ngày truy cập 23 tháng 10 năm 2012].

15.Ngô Trần Thị Minh Thúy, 2004. Hoàn thin h thng kim soát ni b nhìn t

góc độ mt doanh nghip va và nh. Luân văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ BÍCH HIỆP.PDF (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)