0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Đặc điểm chung doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ BÍCH HIỆP.PDF (Trang 43 -43 )

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến ngày 31- 12-2011, Việt Nam có 543.963 doanh nghiệp, trong đó gần 97% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do vậy, có thể thấy DNNVV có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp này có một số đặc điểm chung như sau:

-Vốn ít.

-Lao động hạn chế về cả số lượng và chất lượng. Một doanh nghiệp nhỏ điển hình ở Việt Nam có khoảng 19 lao động, doanh nghiệp vừa khoảng 112 lao động. Lao động trong nhiều doanh nghiệp có trình độ thấp, chủ doanh nghiệp theo kiểu hình thức cha truyền con nối, nên nhìn chung trình độ của chủ doanh nghiệp chưa cao, cơ sở sản xuất nhỏ.

-Cơ sở vật chất, kỹ thuật lạc hậu. Các doanh nghiệp có cơ sở sản xuất nhỏ thì thường gặp trở ngại trong vấn đề mặt bằng ảnh hưởng tới môi trường lao động doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp cũng không dám đầu tư lâu dài vào nhà xưởng hay lắp đặt máy móc kiên cố. Đồng thời các công nghệ đang sử dụng tại Việt Nam cũng còn nhiều bất cập vì hầu hết đều được đánh giá là lạc hậu và không được cải tiến đổi mới.

-Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ: do số lượng lao động ít nên cơ cấu tổ chức trong DNNVV thường đơn giản, không phức tạp. Do vậy, khi cần có sự thay đổi sẽ dễ thay đổi, dễ thích ứng.

-Năng lực kinh doanh còn hạn chế do quy mô vốn không lớn nên các doanh nghiệp này không có điều kiện đầu tư quá nhiều vào nâng cấp, đổi mới, mua sắm máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại.

-Năng lực quản lý còn thấp do đây là loại hình kinh tế còn non trẻ nên trình độ, kỹ năng của nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng như của người lao động còn hạn chế. Số lượng DNNVV có chủ doanh nghiệp, giám đốc giỏi, trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều. Một bộ phận lớn chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này cũng khó có thể trả lương cao và có các chính sách đãi ngộ hấp dẫn nên khó có thể thu hút và giữ chân những nhà quản lý và người lao động giỏi.

-Chu kỳ sản phẩm ngắn: các doanh nghiệp này thường tiếp xúc rất gần gũi với khách hàng, hiểu nhu cầu khách hàng, nên có thể dễ dàng thay đổi chỉnh sửa khi có bất kỳ vấn đề gì xảy ra. Đồng thời nhu cầu của khách hàng ngày nay về chu kỳ sản phẩm ngắn cũng càng cao nên các doanh nghiệp này thường hay đáp ứng tốt nhu cầu này.

Do các đặc điểm trên mà các DNNVV thường có các thuận lợi sau:

-Dễ khởi sự và hoạt động nhạy bén theo cơ chế thị trường do vốn ít, lao động không đòi hỏi chuyên môn cao, dễ hoạt động cũng như dễ rút lui ra khỏi lĩnh vực kinh doanh.

-Khả năng thích ứng nhanh với những biến động của thị trường. Điều này xuất phát từ đặc tính chu kỳ sản phẩm ngắn, các doanh nghiệp có thể mạnh dạn sử dụng vốn tự có, vay mượn bạn bè, các tổ chức tín dụng để khởi sự doanh nghiệp.

-Dễ dàng thu hút vốn lao động với chi phí thấp nên tăng hiệu suất sử dụng vốn, đồng thời do tính chất dễ dàng thu hút lao động nên DNNVV góp phần đáng kể trong việc tạo công ăn việc làm, giảm bớt thất nghiệp cho xã hội.

-Dễ phát huy bản chất hợp tác sản xuất.

-Ít xảy ra xung đột giữa người lao động và người sử dụng lao động. Mối quan hệ giữa chủ lao động và người lao động thường rất gần gũi, ít có khoảng cách lớn như trong các doanh nghiệp lớn, nên nếu có xảy ra xung đột thì cũng dễ giải quyết.

-Dễ tạo ra sự phát triển cân bằng giữa các vùng vì DNNVV có thể hoạt động và phát triển ở mọi nơi, góp phần tạo ra sự cân bằng giữa các vùng.

-Dễ phát huy tiềm lực của thị trường trong nước vì nước ta hiện đang trong giai đoạn hạn chế nhập khẩu nên các doanh nghiệp có cơ hội lựa chọn các mặt hàng sản xuất thay thế các mặt hàng nhập khẩu với chi phí và vốn đầu tư thấp.

Bên cạnh đó, các DNNVV cũng gặp phải những khó khăn như: -Thiếu vốn, tiếp cận vốn ngân hàng khó khăn.

-Quy mô hạn chế, thiếu tính bền vững: về vốn, cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị…

-Đội ngũ cán bộ quản lý nhiều hạn chế về chuyên môn và kỹ năng quản lý, lao động chủ yếu là lao động phổ thông.

-Năng lực áp dụng công nghệ hạn chế, ít có khả năng tiếp cận với công nghệ mới…

-Thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh ổn định, lâu dài. -Sự yếu kém về thương hiệu.

2.1.3 Đặc đim riêng doanh nghip nh và va Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Trong quá trình phát triển và hội nhập, Tp.HCM luôn khẳng định vai trò là một trung tâm kinh tế,

thương mại, dịch vụ của cả nước, là hạt nhân trọng điểm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước. Cũng chính vì thế mà bên cạnh các đặc điểm chung của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tp.HCM cũng có những đặc thù riêng khác như sau:

-Đa dạng về vốn đầu tư và ngành nghề hoạt động.

-Có tính năng động cao trước những thay đổi của thị trường.

-Hệ thống thông tin của nhiều doanh nghiệp có sự tham gia của công nghệ thông tin do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin tại khu vực này. Các doanh nghiệp có cơ hội được tiếp cận với các mô hình hệ thống thông tin khác nhau như hệ thống thông tin kế toán (AIS), hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM), hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP)… nên hệ thống KSNB cần chú ý thêm đến các mục tiêu kiểm soát trong công nghệ thông tin và và các lĩnh vực liên quan. Bên cạnh đó, hoạt động thông tin truyền thông tại khu vực này cũng nhanh hơn các khu vực khác do sự có mặt của nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn hay tổ chức các hoạt động kiểm soát nên các doanh nghiệp này dễ phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường.

-Có sự giao thoa về văn hóa của các vùng miền tại các doanh ng hiệp trên địa bàn Tp.HCM do nơi đây tập trung hội tụ người dân từ khắp mọi miền đất nước đồng thời cũng là nơi tìm đến cơ hội làm ăn của nhiều người trong khu vực và quốc tế. Đây cũng là một đặc điểm cần được chú ý để có thể tổ chức một môi trường văn hóa phù hợp trong mỗi doanh nghiệp để doanh nghiệp có được môi trường kiểm soát tốt, góp phần cho việc tổ chức một hệ thống KSNB hoạt động hữu hiệu và hiệu quả.

2.2 Mc đích, đối tượng và phương pháp kho sát thc trng

Mc đích kho sát:

Mục đích khảo sát nhằm tìm hiểu, phân tích và đánh giá hệ thống KSNB của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tp.HCM theo tiêu chuẩn của COSO 2004, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện và xây dựng.

Việc khảo sát được thực hiện thông qua sử dụng bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế từ những câu hỏi của COSO, có sự chọn lọc và có kết hợp thay đổi một số ít nội dung cho phù hợp với quy mô DNNVV ở Việt Nam do báo cáo COSO được thiết kế chủ yếu cho các doanh nghiệp tại Hoa Kỳ, trong khi DNNVV ở Việt Nam có ít nhiều khác biệt.

Đối tượng kho sát:

Đối tượng được khảo sát là 75 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tp.HCM được chọn ngẫu nhiên, hoạt động trong các ngành nghề khác nhau.

Phương pháp kho sát:

Chọn mẫu ngẫu nhiên 75 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tp.HCM , tiến hành phỏng vấn giám đốc hoặc kế toán trưởng, những người làm việc lâu năm tại doanh nghiệp để được cung cấp thông tin về tình hình tổ chức hệ thống KSNB tại doanh nghiệp họ đang làm. Đối tượng được phỏng vấn được yêu cầu trả lời bảng câu hỏi khảo sát gồm 82 câu liên quan đến tám bộ phận cấu thành của hệ thống KSNB (xem phụ lục 03 về bảng câu hỏi khảo sát).

Qua thu thập số liệu và phân tích kết quả khảo sát, áp dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp tổng hợp và phương pháp so sánh để đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện và xây dựng hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp này.

2.3.1 Môi trường kim soát

Tính chính trc và các giá trịđạo đức:

Bảng 2.2: Thống kê kết quả khảo sát về tính chính trực và các giá trị đạo đức

Câu hi Có Không Không

biết

Không tr li

1. Các vấn đề liên quan đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp có được doanh nghiệp xây dựng không ? Nếu có, dưới dng nào:

93% 7% 0% 0%

+ s tay đạo đức 16% - - -

+ li nói 25% - - -

+văn bn 66% - - -

2. Các vi phạm liên quan đến vấn đề đạo đức có được doanh nghiệp xử lý đúng theo quy định của doanh nghiệp không?

85% 8% 7% 0%

3. Nhà quản lý có thực thi tính chính trực và đạo

đức trong cả lời nói và việc làm của mình? 85% 4% 7% 4% 4. Doanh nghiệp có bị áp lực từ thuế hoặc bên

ngòai dẫn đến việc hành xử trái luật không? 33% 65% 0% 2% 5. Doanh nghiệp có chính sách, biện pháp khuyến

khích nhân viên tuân thủ vấn đề đạo đức không? Nếu có, khuyến khích bng:

75% 23% 1% 1%

+ vt cht? 17% - - -

Việc ứng xử có đạo đức và tính trung thực của toàn thể nhân viên chính là văn hóa của tổ chức, là nhân tố quan trọng tác động đến việc thiết kế, thực hiện và giám sát các nhân tố khác của KSNB. Có thể thấy các doanh nghiệp cũng khá quan tâm đến việc xây dựng các vấn đề liên quan đến chuẩn mực đạo đức, có đến 93% doanh nghiệp có xây dựng các chuẩn mực này, trong đó 66% các doanh nghiệp xây dựng các vấn đề này dưới dạng văn bản, 16% dưới dạng sổ tay đạo đức và 25% dưới dạng lời nói. Có doanh nghiệp chỉ áp dụng một trong ba hình thức trên, nhưng cũng nhiều doanh nghiệp có sự kết hợp của nhiều dạng trên. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nên ưu tiên áp dụng hình thức dưới dạng văn bản hoặc sổ tay đạo đức, bởi hình thức lời nói không có tính lâu dài, không quy định rõ ràng và cũng không có tính ràng buộc và dễ dàng dẫn đến những sai phạm của nhân viên nếu không được nhà quản lý nhắc tới, đồng thời tính trung thực, đạo đức cũng phụ thuộc vào thái độ chủ quan của nhà quản lý. Thế nên, dù được quan tâm khá cao, nhưng chất lượng của việc xây dựng các vấn đề này vẫn chưa được thỏa đáng, và cần sự quan tâm của nhà quản lý hơn trong việc xây dựng dưới dạng văn bản cụ thể quy định các vấn đề liên quan đến sự trung thực và các giá trị đạo đức trong doanh nghiệp.

Sự trung thực và các giá trị đạo đức của các doanh nghiệp được khảo sát cũng giảm đáng kể khi có đến 33% doanh nghiệp bị áp lực từ thuế dẫn đến việc hành xử trái luật. Điều này sẽ làm giảm đáng kể lòng tin của nhân viên vào những doanh nghiệp này và dễ dẫn đến tình trạng thông đồng trong nhân viên, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của KSNB.

Xét về khía cạnh thực thi tính chính trực và các giá trị đạo đức, cũng như việc xử lý các vi phạm liên quan đến vấn đề đạo đức thì chỉ có 85% doanh nghiệp có thực hiện tốt. Điều này chứng tỏ còn một tỷ lệ cũng không nhỏ các doanh nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề này dễ gây ra hậu quả xấu trong doanh nghiệp và chắc chắn sẽ mang đến một môi trường kiểm soát không lành mạnh trong doanh nghiệp.

Qua khảo sát ta cũng thấy có 75% doanh nghiệp có chính sách biện pháp khuyến khích nhân viên tuân thủ vấn đề đạo đức, trong đó chủ yếu là hình thức khen thưởng, biểu dương (68%), còn hình thức khuyến khích hữu hiệu nhất là bằng vật chất thì lại không cao, chỉ chiếm 17%. Các chỉ số này cũng chưa được cao lắm, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến việc này để tạo động lực khuyến khích nhân viên ứng xử trung thực và có đạo đức trong doanh nghiệp.

Đảm bo v năng lc nhân viên và chính sách nhân s:

Bảng 2.3: Thống kê kết quả khảo sát về năng lực nhân viên và chính sách nhân sự

Câu hi Có Không Không

biết

Không tr li

6. Trình độ học vấn các cấp trong doanh nghiệp: -Ban qun lý: +sau đại hc 31% 65% 1% 3% +đại hc 64% 32% 1% 3% +dưới đại hc 12% 84% 1% 3% -Trưởng & phó phòng: +sau đại hc 12% 76% 1% 11% +đại hc 73% 15% 1% 11% +dưới đại hc 33% 55% 1% 11% -Nhân viên: +sau đại hc 8% 80% 1% 11% +đại hc 53% 35% 1% 11%

Câu hi Có Không Không biết

Không tr li

+dưới đại hc 68% 20% 1% 11%

7. Nhân viên có lý lịch, chuyên môn,kinh nghiệm,

kiến thức phù hợp với vị trí mình đảm nhiệm? 87% 4% 9% 0% 8. Doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ nhân viên

nâng cao trình độ hay không? (như tổ chức các chương trình đào tạo, hay cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo bên ngoài…)

85% 15% 0% 0%

9. Nhân viên hiện tại được tuyển dụng:

+ do quen biết? 31% 67% 1% 1%

+ qua quy trình tuyn dng/đào to? 79% 19% 1% 1% 10.Doanh nghiệp có chính sách:

+tuyn dng bng văn bn? 59% 40% 1% 0%

+ đánh giá nhân viên? 64% 35% 1% 0%

+ khen thưởng và k lut? 59% 40% 1% 0% 11.Nhân viên có hiểu rõ việc hành động sai lệch so

với chính sách và quy định của công ty sẽ chịu các hình phạt thích hợp không? (từ nhắc nhở, cảnh cáo, phạt, sa thải… tùy theo mức độ)

93% 1% 6% 0%

Nhân viên có năng lực tốt sẽ dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ được giao, giúp doanh nghiệp dễ dàng đạt được mục tiêu của mình. Chính sách nhân sự tốt sẽ thu hút và giữ

chân được những người có năng lực trong công ty, giúp doanh nghiệp có một đội ngũ nhân viên có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu công việc.

Các DN được điều tra cho kết quả tương đối tốt về trình dộ học vấn các cấp. Tỷ lệ Ban giám đốc và trưởng, phó phòng có trình độ từ đại học trở lên tương ứng là 64% và 73% . Tuy nhiên vẫn còn lần lượt 12% và 33% doanh nghiệp cấp quản lý và trưởng, phó phòng các bộ phận có trình độ dưới đại học, chủ yếu tập trung trong những doanh nghiệp nhỏ, quy mô hoạt động không lớn. Về nhân viên, trình độ nhân viên trình độ từ đại học trở lên cũng chiếm tỷ lệ trên 50%. Số lượng doanh nghiệp nhân viên có trình độ dưới đại học cũng chiếm tỷ lệ 68%, và các doanh nghiệp này cần có chính sách đào tạo, hỗ trợ nhân viên để đảm bảo nhân viên thực hiện tốt công việc của mình.

Nhân viên có lý lịch, chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp với vị trí mình đảm nhiệm chiếm tỷ lệ cũng khá tốt, đạt 87%, tuy nhiên vẫn cần phải chú trọng hơn bởi còn

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ BÍCH HIỆP.PDF (Trang 43 -43 )

×