Một sự kiện tiềm tàng có thể ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến doanh nghiệp. Do vậy, nhận diện sự kiện tiềm tàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Khi rủi ro được báo trước, DN hoàn toàn có thể xây dựng và triển khai những kế hoạch ứng phó hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động nhận dạng các sự kiện, doanh nghiệp cần:
-Xem xét các yếu tố tác động đến sự kiện tiềm tàng và thường xuyên đánh giá sự kiện tiềm tàng ảnh hưởng đến mục tiêu của DN để có được cái nhìn toàn diện và tổng thể về các sự kiện tiềm tàng có thể xảy ra để có biện pháp đối phó thích hợp.
-Xem xét mối liên hệ tác động lẫn nhau giữa các sự kiện, kết hợp việc sắp xếp các sự kiện trong phạm vi doanh nghiệp và trong từng phòng ban, bộ phận để biết được mối liên hệ giữa chúng, đồng thời có được thông tin đầy đủ để đánh giá rủi ro.
-Xem xét sự tác động của các yếu tố có khả năng làm phát sinh rủi ro, liệt kê các sự kiện theo mức độ tác động để có thể nhận diện được các sự kiện tiềm tàng.
-Thường xuyên giám sát và phân tích các rủi ro từ bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp để nhận dạng các rủi ro và sự kiện tiềm tàng có thể xảy ra. Xác định rủi ro hoạt động riêng biệt cho mỗi loại hình hoạt động.
-Thường xuyên thảo luận và trao đổi với nhân viên cấp dưới ở các phòng ban, bộ phận để có cái nhìn tổng hợp về rủi ro có thể xảy ra để có kế hoạch đối phó phù hợp như tổ chức các buổi họp định kỳ giữa ban giám đốc, giữa ban giám đốc với các phòng ban và nhân viên để có thể nhận dạng rủi ro kịp thời và có phương án đối phó.
-Thiết lập một bộ phận chuyên nghiệp để phân tích, đánh giá tình hình để nhận dạng rủi ro.