Tình hình kinh doanh và thành tựu

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại tập đoàn Viễn thông Quân đội (Trang 45)

Sau 25 năm phát triển, kể từ năm 1995, khi mà Công ty Điện tử viễn thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel) đƣợc công nhận là nhà cung cấp viễn thông thứ hai tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh của Viettel liên tục phát triển cùng thƣơng hiệu Viettel trên thị trƣờng; trở thành DN đầu tiên phá thế độc quyền trong ngành Bƣu chính Viễn thông ở Việt Nam. Ngày nay, Viettel đã trở thành mạng viễn thông lớn nhất Việt Nam; nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu về số lƣợng thuê bao; đứng số 1 về truyền dẫn cáp quang ở Việt Nam, số 1 về mạng lƣới phân phối ở Việt Nam, số 1 về đột phá kỹ thuật (sáng kiến thu - phát trên một sợi quang); số 1 về quy mô Tổng đài chăm sóc khách hàng ở Việt Nam…Với tình hình kinh doanh khởi sắc trong các năm gần đây, Viettel đạt danh hiệu Thương hiệu mạnh nhất Việt Nam

ngành hàng Bưu chính Viễn thông - Tin học do ngƣời tiêu dùng bình chọn

năm 2013. Tham khảo thêm phụ lục 02.

Không chỉ thành đạt trên thị trƣờng nội địa, Viettel là DN viễn thông đầu tiên của Việt Nam đã đầu tƣ tại 09 quốc gia với hơn 265 triệu dân (Lào, Campuchia, Haiti, Cameroon, Mozabique, Peru, Đông Timor, Tanzania, Burundi) của 3 châu lục (Á, Phi, Mỹ - La tinh) và đặt văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ; trong đó, tại 7 nƣớc đã đi vào kinh doanh và 5 nƣớc đã có lãi, riêng tại Peru và Cameroon chƣa có lãi là do DN mới đi vào kinh doanh từ đầu năm 2015.

Trong bối cảnh kinh tế trong nƣớc còn nhiều khó khăn trƣớc tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài từ cuối 2007 đến nay, nhƣng Viettel vẫn là điểm sáng nổi bật về kết quả kinh doanh. Biểu hiện cụ thể ở một số nét chính sau đây:

Một là, doanh thu của Viettel liên tục tăng trưởng cao. Điều đó đƣợc thể hiện qua biểu đồ 4.1 và bảng 4.1.

Hình 4.1: Biểu đồ doanh thu của Tập đoàn giai đoạn 2000-2014

(Nguồn: http://www.viettel.com.vn)

Hình 4.2: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng doanh thu của Tập đoàn giai đoạn 2000-2014

Phân tích hình 4.2 cho thấy: giai đoạn từ năm 2000 cho đến 2004, doanh thu của Viettel luôn tăng, nhƣng do xuất phát điểm ban đầu khá thấp, Tập đoàn khi đó còn loay hoay trong việc tìm hƣớng đi cho mình, nên chƣa thực sự nổi bật. Từ năm 2004, khi mạng di động Viettel chính thức ra đời, cho đến năm 2010, tốc độ tăng trƣởng của Viettel có bƣớc nhảy vọt (năm sau thƣờng gấp đôi năm trƣớc). Từ năm 2010 đến nay, doanh thu của Tập đoàn luôn đảm bảo mức tăng cao (khoảng 20%/năm). Đây là tốc độ tăng trƣởng cao trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nƣớc gặp nhiều khó khăn do tác động của tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu.

Hai là, lợi nhuận của Viettel luôn đạt ở mức cao.

Cùng với tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận của Viettel luôn ở mức cao, vƣợt trội so với các DN viễn thông khác trong nƣớc. Biểu đồ 4.3 dƣới đây cho thấy rõ điều đó.

Hình 4.3. Biểu đồ Lợi nhuận của Tập đoàn giai đoạn 2010-2014

(Nguồn: http://www.viettel.com.vn)

So với VNPT, lợi nhuận của Viettel năm 2012 cao hơn 3 lần, năm 2013 hơn 4 lần, năm 2014 hơn 6,5 lần. Đây là những con số ấn tƣợng trong bối

cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều khó khăn, giúp Viettel vƣơn lên thành Tập đoàn kinh tế lớn thứ hai, chỉ sau Tập đoàn Dầu khí.

Ba là, Viettelchiếm lĩnh thị phần cao trong một số lĩnh vực kinh doanh chính.

Theo Sách trắng CNTT và truyền thông đã xuất bản gần đây [2], cập nhật số liệu năm 2013 (năm 2014 chƣa xuất bản), thì Viettel tiếp tục nắm giữ vị trí số 1 về số lƣợng thuê bao điện thoại di động duy trì trên mạng lƣới, với tỷ lệ thị phần là 43, 48%. Hình 4.3 dƣới đây mô tả điều đó.

Hình 4.4. Thị phần các DN cung cấp dịch vụ điện thoại di động

Đối với thị trƣờng di động 2G và 3G, thì Viettel vẫn chiếm giữ vị trí số 1 trên thị trƣờng; đứng thứ 2 là Mobiphone. Có thể thấy rõ tình hình đó qua hình 4.5 và 4.6 dƣới đây.

Hình 4.6. Thị phần các DN cung cấp dịch vụ điện thoại di động 3G

Nhìn vào hình 4.5 và 4.6, có thể thấy rõ vị trí số 1 trên thị trƣờng dịch vụ điện thoại di động 2G và 3G của Viettel với tỷ lệ thị phần tƣơng ứng là 43,81% (với 2G) và 41,76% (với 3G); trong khi đó, Mobiphone đứng thứ hai với khoảng cách 7 - 10% so với Viettel trên cả hai thị trƣờng này. Sở dĩ có sự phát triển ngoạn mục đó, mặc dù Viettel phát triển sau, là do Viettel nắm bắt đƣợc đặc thù của viễn thông di động về sự lan tỏa nội mạng và sở hữu hạ tầng mạng lƣới rộng nhất Việt Nam; cộng với uy tín cung cấp dịch vụ từ thƣơng hiệu của mình, nên Viettel dễ dàng hơn trong việc giữ thị phần khống chế.

Đối với thị phần cung cấp dịch vụ internet băng rộng, thì Viettel đang đứng ở vị trí thứ hai, sau VNPT. Hình 4.7 cho thấy điều đó.

Hình 4.7. Thị phần các DN cung cấp dịch vụ internet

Tính đến cuối năm 2013, về thị phần internet băng rộng gộp chung cả cố định và di động, thì VNPT áp đảo các nhà cung cấp khác do sở hữu hai nhà

mạng lớn là Vinaphone và Mobiphone (lúc này Mobiphone chƣa tách khỏi VNPT). Viettel đứng thứ 2, với thị phần là 38,99%; trong đó, internet di động có thị phần cao hơn so với internte cố định. Sang năm 2014, do Tập đoàn chuyển hƣớng mạnh mẽ từ di động sang cố định siêu băng rộng, nên tốc độ tăng trƣởng của các dịch vụ cố định đã cao hơn từ 2 - 3 lần so với năm 2013. Điều đó đƣợc coi là sự bùng nổ thứ hai sau thành công của viễn thông. Trong thời gian tới, thị phần của Viettel trong lĩnh vực này sẽ tiếp tục có mức tăng đáng kể .

Bốn là, về nộp ngân sách.

Từ năm 2007 đến 2012, Viettel đã nộp ngân sách nhà nƣớc hơn 44.000 tỷ đồng, tƣơng đƣơng hơn 2 tỷ USD. Năm 2013 nộp ngân sách 15.434 tỷ đồng và năm 2014 là hơn 15.000 tỷ đồng [19]. Trong 4 năm liên tiếp vừa qua, Viettel luôn đứng hàng đầu các DN thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nƣớc [26, số 10-2014].

Bên cạnh thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nƣớc, cũng từ năm 2007 đến năm 2012, Viettel đã nộp ngân sách quốc phòng gần 1.500 tỷ đồng và là đơn vị mang lại nguồn thu lớn nhất của khối DN Quân đội, tƣơng đƣơng 75% tổng nộp ngân sách quốc phòng của hơn 110 DN do Bộ Quốc phòng quản lý. Riêng trong năm 2012, Viettel đã nộp Bộ Quốc phòng hơn 561 tỷ đồng, cao hơn gấp 2 lần năm 2011, gấp 6 lần năm 2007. Tham khảo Phụ lục 04.

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại tập đoàn Viễn thông Quân đội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)