Xây dựng và phát triển văn hóa DN là một nội dung quan trọng của hoạt động quản lý DN, là trách nhiệm trƣớc hết của ngƣời đứng đầu DN và tập thể ban lãnh đạo; thêm nữa là sự tham gia có trách nhiệm của mọi ngƣời lao động trong DN. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện KTTT và hội nhập quốc tế, mọi DN đều phải quan tâm xây dựng và phát triển VHDN của mình. Cùng với xây dựng, điều hành chiến lƣợc kinh doanh của DN, ngƣời đứng đầu và tập thể ban lãnh đạo luôn phải coi trọng việc xây dựng và phát triển VHDN, cốt lõi là những nét đặc thù trong giá trị VHDN của DN mình; để trên
cơ sở đó, gây dựng, duy trì và phát triển thƣơng hiệu, uy tín cùng sức cạnh tranh trên thị trƣờng.
Phát triển VHDN chính là chuỗi các hoạt động quản lý, để giá trị VHDN luôn ở trạng thái động: đƣợc duy trì, lan tỏa, mở rộng, bổ sung các giá trị mới; bởi chỉ trong trạng thái động, giá trị VHDN mới thực sự đƣợc sống trong môi trƣờng của chính DN đó, mới tiếp tục làm nảy sinh các giá trị mới, tri thức mới, làm phong phú, hoàn thiện thêm những giá trị đã có. Phát triển VHDN là tổng thể các biện pháp của bản thân DN, đƣợc tập thể cán bộ, nhân viên trong DN duy trì, phát huy và bổ sung mới những giá trị văn hóa, cốt lõi là các giá trị văn hóa đặc thù của DN, nhằm giữ vững uy tín, thƣơng hiệu và sức cạnh tranh của DN trong nền kinh tế.
Với quan niệm trên, chủ thể phát triển VHDN là ngƣời lao động, nhƣng quan trọng nhất là vai trò của ngƣời đứng đầu cùng ban lãnh đạo DN trong việc lựa chọn triết lý, chiến lƣợc, phƣơng thức kinh doanh và quản lý hoạt động của DN. Bên cạnh đó, với tƣ cách là những ngƣời trực tiếp tạo lập mối quan hệ hằng ngày với khách hàng - thƣợng đế của DN, những ngƣời lao động - nhân viên giao dịch là đại sứ hình ảnh của DN tới khách hàng và đối tác.
Nội dung của phát triển VHDN là duy trì, mở rộng và bổ sung các giá
trị văn hóa mới thông qua việc kế thừa, điều chỉnh và hoàn thiện những yếu tố cấu thành nên VHDN, mà ƣu tiên hàng đầu là nét đặc thù VHDN. Đồng thời, không ngừng làm lan tỏa các giá trị văn hóa của DN ra thị trƣờng thông qua các hoạt động của DN, mà trực tiếp là hoạt động của từng ngƣời lao động trong DN.
Mục tiêu của phát triển VHDN là nhằm làm cho các giá trị VHDN,
trƣớc hết là các nét đặc thù VHDN của DN mình, đƣợc lan tỏa, đƣợc bổ sung các giá trị mới, góp phần tạo dựng, giữ vững uy tín, thƣơng hiệu và sức cạnh tranh của DN; trên cơ sở đó mà DN có thể phát triển bền vững trong môi trƣờng cạnh tranh của nền KTTT.
Tiêu chí đánh giá VHDN là qua hiệu quả sản xuất kinh doanh, môi trƣờng sống và làm việc, thƣơng hiệu, vị thế, sức cạnh tranh của DN trong đánh giá của khách hàng và tƣơng quan với đối thủ.