Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại tập đoàn Viễn thông Quân đội (Trang 35)

Với câu hỏi nghiên cứu cụ thể đặt ra, luận văn sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu, bao gồm:

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu, tài liệu sơ cấp và thứ cấp

3.2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

(Data) đƣợc thực hiện qua việc học viên trực tiếp tổ chức điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi với đối tƣợng là cán bộ công nhân viên Viettel. Nội dung bảng hỏi xung quanh các đánh giá tác động và cảm nhận của họ về nhân tố VHDN tại Viettel đến khách hàng, đến thái độ, tình cảm, sự gắn bó của nhân viên với DN, v.v. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và nguồn lực tài chính, học viên chỉ có thể lựa chọn mẫu trên cơ sở quan hệ cá nhân với các đồng nghiệp có liên hệ, nên số lƣợng chỉ manh tính đại diện với 120 phiếu. Bù lại số phiếu, học viên đa dạng hóa đối tƣợng đƣợc hỏi nhằm đảm bảo đƣợc độ phủ theo nhiều tiêu chí phân loại, gồm:

- Theo cấp bậc: lãnh đạo (ngƣời đƣợc quyền ra quyết định liên quan

đến chiến lƣợc và sách lƣợc của DN), quản lý (ngƣời đứng đầu một nhóm nhân sự, chịu trách nhiệm về điều phối hoạt động nhóm), nhân viên (ngƣời lao động trực tiếp): tỉ lệ theo thực tế là 5% - 10% - 85%.

- Theo giới tính: nam, nữ theo tỉ lệ 42% - 58%.

- Theo thâm niên công tác: tỉ lệ trên và dƣới 5 năm làm việc tại Viettel

- Theo lĩnh vực công tác: bao gồm các khối hạch toán phụ thuộc và hạch toán độc lập; khối sản xuất - kinh doanh - hành chính sự nghiệp - nghiên cứu của cả khối viễn thông và ngoài viễn thông.

- Theo mô hình tổ chức: đảm bảo độ phủ tối đa các đơn vị từ: Tập đoàn

- Tổng Công ty - Công ty - các Trung tâm - Phòng/ban.

- Tỉ lệ phiếu khảo sát nhân sự làm việc trong nƣớc và làm việc tại nƣớc ngoài là 92% - 8%

- Tỉ lệ phiếu khảo sát nhân sự là ngƣời Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài là 5% - 95%

Các câu trong bảng hỏi đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở định tính thông qua thảo luận trƣớc với giáo viên hƣớng dẫn, đồng nghiệp và một phần là dựa trên kinh nghiệm cá nhân trong quá trình làm việc thực tế tại DN. Thể loại câu hỏi thuộc nhóm đánh giá tâm lý và thái độ, do đó không đánh giá độ chính xác, vì thái độ hay hành vi chỉ nằm trong ý thức của ngƣời trả lời chứ không quan sát đƣợc. Câu hỏi và đáp án đƣợc xây dựng trên cơ sở hỏi về cái biết, cái thấy, chứ không phải dạng đúng / sai. Bản thân câu hỏi đã mang tính gợi mở, trợ giúp có chủ ý đến hƣớng nghiên cứu của học viên. Ngƣời hỏi chủ động định vị nội dung hỏi trên một thang đo (Rating scale) cụ thể, nên tất cả các đáp án đều có sẵn và không bao gồm đáp án "khác". Ngƣời đƣợc hỏi cũng buộc phải lựa chọn một đáp án cho là đúng nhất, không chấp nhận nhiều đáp án, mặc dù các đáp án không loại trừ nhau. Ngoài ra, học viên còn tham khảo bảng hỏi EES (employee effectiveness survey) của nhà tƣ vấn hàng đầu thế giới là HayGroup thực hiện cho 14.000 ngƣời lao động Viettel đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên trên hệ thống thông tin nhân sự vào thời điểm tháng 02 năm 2015. Do kết quả cuộc khảo sát này đƣợc bảo mật, nên học viên không thể tiếp cận đƣợc số liệu mà phải thực hiện độc lập với số mẫu ít hơn. Tuy nhiên, tiêu chí bảng hỏi của HayGroup (nhằm khảo sát mức độ hài lòng của ngƣời lao động)

cũng có nhiều khác biệt với bảng hỏi của luận văn: đó là nhằm khảo sát nhận thức của cán bộ công nhân viên về VHDN tại Viettel, các đánh giá của họ về vai trò của VHDN để đạt tới những thành tựu nổi bật, sự gắn bó với DN dƣới tác động của VHDN. Chi tiết bảng hỏi theo Phụ lục 01.

Từ kết quả định lƣợng thông qua bảng hỏi, học viên thống kê mô tả bằng bảng, biểu thể hiện tỉ lệ giữa các yếu tố, xu hƣớng… Trên cơ sở đó, phân tích các số liệu, tìm ra ƣu điểm và bất cập của yếu tố VHDN tại Viettel (trình bày ở chƣơng 4), làm cơ sở để đề xuất các giải pháp ở chƣơng 5.

3.2.1.2. Phương pháp thu thập tài liệu (Document), số liệu thứ cấp đƣợc tiến

hành dựa vào:

- Các sách đã xuất bản, các bài báo, kỷ yếu, tài liệu truyền thông nội bộ… đã đƣợc công bố; các luận văn sau đại học đã đƣợc bảo vệ có liên quan đến đề tài luận văn, để học viên tham khảo xây dựng nội dung Tổng quan tình hình nghiên cứu ở chƣơng 1, hình thành khung lý luận của luận văn ở chƣơng 2.

- Các văn bản chỉ đạo, điều hành, báo cáo tổng hợp của Đảng ủy, Ban Tổng Giám đốc; các báo cáo từ các phòng, ban chức năng của Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty, Các Trung tâm; các quy chế, quy định của Tập đoàn về các nội dung liên quan đến xây dựng, gìn giữ nét đặc thù VHDN của Tập đoàn. Thông qua các văn bản, báo cáo, quy chế, quy định đó, học viên khai thác luận điểm, các số liệu về sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn, những nội dung chi tiết biểu hiện VHDN của Viettel, để khái quát những nét đặc thù VHDN của Viettel cùng các yếu tố chi phối sự hình thành những nét đặc thù đó. Những nội dung này đƣợc học viên thực hiện ở chƣơng 4 về thực trạng phát triển VHDN của Tập đoàn viễn thông Quân đội. Trên cơ sở đó, học viên đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển VHDN tại Viettel trong thời gian tới.

3.2.2. Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu

* Phương pháp xử lý tài liệu thứ cấp

Trên cơ sở các tài liệu liên quan đến vấn đề VHDN tại Viettel mà học viên tích lũy đƣợc trong quá trình công tác nhiều năm tại đây, tác giả luận văn sẽ tìm hiểu, rút ra những vấn đề thuộc về các yếu tố chi phối sự hình thành, phát triển và nét đặc thù VHDN của Viettel; phân tích những thành công, hạn chế, bất cập của việc duy trì, phát triển nét đặc thù VHDN tại đây đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn, nhất là trên các thị trƣờng ngoài nƣớc; để trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp duy trì, phát triển VHDN tại Viettel trong thời gian tới. Phƣơng pháp này giúp học viên có thể thực hiện các nội dung nghiên cứu ở chƣơng 2, 4 và 5 của luận văn.

* Phương pháp thống kê, so sánh

Phƣơng pháp thống kê, so sánh đƣợc thực hiện sau khi đã tiến hành công tác thu thập tất cả các dữ liệu qua bảng hỏi và qua các tài liệu thu thập đƣợc. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện để đƣa ra các bảng thống kê các số liệu về hoạt động kinh doanh của Viettel, thống kê các ý kiến những ngƣời tham gia khảo sát đánh giá cảm nhận VHDN Viettel; so sánh với các công ty viễn thông khác, nhằm mục đích minh họa cho mối liên hệ giữa hiệu quả kinh doanh với việc duy trì, phát triển nét đặc thù VHDN của Viettel; đồng thời, để phân tích thực trạng ƣu điểm, bất cập trong việc duy trì, phát triển nét đặc thù văn hóa đó, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phát triển VHDN tại Viettel thời gian tới. Phƣơng pháp này thể hiện rõ ở chƣơng 4 của luận văn.

* Phương pháp thống kê mô tả

Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng để mô tả bức tranh tổng quát về tình hình nghiên cứu liên quan ở chƣơng 1; mô tả đối tƣợng nghiên cứu với những biểu hiện cụ thể của VHDN tại Viettel; mô tả kết quả khảo sát qua bảng hỏi; mô tả kết quả kinh doanh của DN; để trên cơ sở đó, phân tích thực trạng duy

trì, phát triển nét đặc thù VHDN tại Viettel. Phƣơng pháp này thể hiện tại chƣơng 4 của luận văn.

* Phương pháp phân tích - tổng hợp

Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong trình bày nội dung của luận văn. Để phân tích thông tin, dữ liệu, luận văn sử dụng các phƣơng pháp sau:

+ Phân tích thống kê mô tả: đƣợc thực hiện tại chƣơng 1, khi tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận văn. Phƣơng pháp này cũng đƣợc áp dụng ở chƣơng 4, để phân tích thực trạng phát triển VHDN tại Viettel với các biểu hiện chung và nét đặc thù của nó. Bên cạnh đó, cũng để tìm ra những bất cập của việc duy trì, phát triển nét đặc thù văn hóa này trong bối cảnh Tập đoàn hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng.

+ Phân tích thống kê, so sánh: đƣợc sử dụng để so sánh kết quả kinh doanh của Tập đoàn qua các năm, trong mối liên hệ với việc duy trì và phát triển nét đặc thù VHDN của Viettel; so sánh sự đánh giá của các đối tƣợng tham gia vào bảng hỏi (điều tra) của học viên về cảm nhận về VHDN tại Viettel, để đánh giá thực trạng duy trì, phát triển VHDN của Viettel, thấy đƣợc điểm mạnh và hạn chế của việc duy trì, phát triển nét đặc thù đó. Trên cơ sở đó, học viên khái quát và đƣa ra các đề xuất về giải pháp phát triển VHDN tại Viettel thời gian tới.

+ Phƣơng pháp phân tích SWOT, nhằm chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của nhân tố VHDN tại Viettel. Trên cơ sở đó, tác giả có thể đánh giá khái quát những thuận lợi, khó khăn của Viettel trong duy trì, phát triển nét đặc thù VHDN của mình thời kỳ mới. Đây là tiền đề để học viên đề xuất những giải pháp ở chƣơng 5, nhằm phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội, hạn chế điểm yếu trong việc phát triển VHDN của Viettel thời kỳ hội nhập quốc tế.

Chƣơng 4

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI

4.1. Tổng quan về Tập đoàn viễn thông Quân đội

4.1.1. Quá trình hình thành và chức năng, nhiệm vụ

4.1.1.1.Quá trình hình thành

Tiền thân của Tập đoàn viễn thông Quân đội là Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin - trực thuộc Bộ Tƣ lệnh thông tin/ Quân đội nhân dân Việt Nam, đƣợc thành lập ngày 01-6-1989.

Năm 1995, Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin đƣợc đổi tên thành Công ty Ðiện tử Viễn thông Quân đội (chính thức mang tên giao dịch là Viettel), chính thức đƣợc công nhận là nhà cung cấp viễn thông thứ hai tại Việt Nam, đƣợc cấp đầy đủ các giấy phép hoạt động. Năm 2000, Viettel có giấy phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ điện thoại đƣờng dài sử dụng công nghệ VoIP tuyến Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh với thƣơng hiệu 178 và đã triển khai thành công. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên ở Việt Nam có thêm một DN kinh doanh dịch vụ viễn thông giúp khách hàng có nhiều cơ hội để lựa chọn. Đây cũng là bƣớc đi có tính đột phá, mở đƣờng cho giai đoạn phát triển mới đầy năng động của Công ty Viễn thông Quân đội và của chính Viettel Telecom. Thƣơng hiệu 178 đã gây tiếng vang lớn trong dƣ luận và khách hàng nhƣ một sự tiên phong phá vỡ thế độc quyền của Bƣu điện, khởi đầu cho giai đoạn cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực viễn thông tại thị trƣờng Việt Nam đầy tiềm năng. Năm 2003, thực hiện chủ trƣơng đầu tƣ vào những dịch vụ viễn thông cơ bản, Viettel đã tổ chức lắp đặt tổng đài đƣa dịch vụ điện thoại cố định vào hoạt động kinh doanh trên thị trƣờng. Viettel cũng thực hiện phổ cập điện thoại cố định tới tất cả các vùng, miền trong cả nƣớc với chất lƣợng phục vụ ngày càng cao.

Năm 2004, xác định dịch vụ điện thoại di động sẽ là dịch vụ viễn thông cơ bản, Viettel tập trung nguồn lực để xây dựng mạng lƣới và chính thức khai trƣơng dịch vụ vào ngày 15-10-2004 với đầu số 098. Với sự xuất hiện của thƣơng hiệu điện thoại di động 098 trên thị trƣờng, Viettel một lần nữa gây tiếng vang trong dƣ luận và khách hàng, làm giảm giá dịch vụ, nâng cao chất lƣợng chăm sóc khách hàng, làm lành mạnh hóa thị trƣờng thông tin di động Việt Nam. Đƣợc bình chọn là 01 trong 10 sự kiện CNTT và truyền thông năm 2004, liên tục những năm sau đó đến nay, Viettel luôn đƣợc đánh giá là mạng di động có tốc độ phát triển thuê bao và mạng lƣới nhanh nhất với những quyết sách, chiến lƣợc kinh doanh táo bạo luôn đƣợc khách hàng quan tâm chờ đón và ủng hộ.

Ngày 02 tháng 3 năm 2005, Thủ tƣớng Phan Văn Khải ký quyết định thành lập Tổng Công ty viễn thông Quân đội và ngày 06 tháng 4 năm 2005, Bộ Quốc phòng có Quyết định số 45/2005/QĐ-BQP về việc thành lập Tổng Công ty viễn thông Quân đội. Năm 2007, trong xu hƣớng hội nhập và tham vọng phát triển thành một Tập đoàn viễn thông, Viettel Telecom (thuộc Tổng Công ty viễn thông Quân đội Viettel) đƣợc thành lập kinh doanh đa dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông trên cơ sở sáp nhập các Công ty: Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel. Năm 2009, Tập đoàn viễn thông Quân đội đƣợc thành lập theo quyết định 2097/2009/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ và là DN kinh tế - quốc phòng 100% vốn nhà nƣớc, với số vốn điều lệ 50.000 tỷ đồng, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu, biểu tƣợng và điều lệ tổ chức riêng.

4.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

Tập đoàn viễn thông Quân đội hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực: cung cấp dịch vụ viễn thông; truyền dẫn; bƣu chính; phân phối thiết bị đầu cuối; đầu tƣ tài chính; truyền thông; đầu tƣ bất động sản; xuất nhập khẩu;

đầu tƣ nƣớc ngoài. Theo báo cáo tiến trình tái cơ cấu, Viettel sẽ tiếp tục kinh doanh đa ngành nghề, lấy viễn thông, CNTT và nghiên cứu là ba trụ cột chính, đảm bảo tỷ trọng về cơ cấu ngành nghề cũng nhƣ cơ cấu vốn đầu tƣ trong và ngoài ngành kinh doanh chính không thấp hơn 70/30; trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Đáng chú ý là, DN mở rộng, phát triển sang các ngành kinh doanh có liên quan, nhƣng đảm bảo có lãi, nhƣ: sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông, phân phối, bán lẻ, thƣơng mại điện tử, truyền hình, nội dung thông tin, đầu tƣ bất động sản, đầu tƣ tài chính, v.v. Tập đoàn cũng xác định lấy thị trƣờng trong nƣớc là cốt lõi; đồng thời, tận dụng tối đa thế mạnh, nguồn lực để mở rộng hoạt động ra thị trƣờng toàn cầu.

Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Viettel còn đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực viễn thông và CNTT với mạng thông tin quân sự vu hồi; nhà máy M1, M3 sản xuất thiết bị thông tin liên lạc tiên tiến để trang bị cho các đơn vị quân đội. Trên thực tế, ngay từ năm 1997, Viettel đã là lực lƣợng chủ đạo của Binh chủng Thông tin thi công đƣờng trục cáp quang phục vụ quốc phòng đầu tiên mang ký hiệu 1A; sau đó xây dựng 4 đƣờng trục cáp quang (1B, 1C, 2B, 1D) dành cho riêng mình với dung lƣợng từ 40 Gbps đến 110 Gbps và có khả năng đáp ứng tới 400 Gbps, trở thành đơn vị sở hữu mạng trục có dung lƣợng lớn nhất Việt Nam. Từ chỗ đƣợc Bộ Quốc phòng hỗ trợ về hạ tầng ban đầu, Viettel đã lớn nhanh và đóng góp tích cực cả về ngân sách, hạ tầng, công nghệ, trực tiếp nghiên cứu các trang bị kỹ thuật hiện đại cho Quân đội. Viettel còn cung cấp miễn phí đƣờng truyền viễn thông cho các đơn vị quân đội (82 điểm cho Tổng cục Kỹ thuật, 85 điểm cho Quân chủng Phòng không - Không quân, 11 điểm cho Cục Tác chiến điện tử); đóng góp 204 tỷ đồng để triển khai dự án truyền hình giao ban xa của Bộ Quốc phòng với tổng số 302 điểm cầu trên khắp cả nƣớc. Việc làm này góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ huy, điều hành của Bộ Quốc phòng,

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại tập đoàn Viễn thông Quân đội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)