Bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung, đứng đầu là kế toán kế trưởng thể hiện như sơ đồ sau:
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Nguồn: Phòng Hành chánh, Công ty TNHH Hoàng Phúc
Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán công trình Kế toán vật tư Kế toán lương Kế toán TSCĐ Thủ quỹ
29 3.5.2 Chức năng và nhiệm vụ Kế toán trưởng
Là người tổ chức chỉ đạo công tác hạch toán của công ty, giám sát đánh giá và theo dõi việc tuân thủ theo nội quy, quy định làm việc trong phòng kế toán của Công ty, ý thức kỷ luật và tác phong làm việc của mọi nhân viên.
Thiết lập các loại biểu mẫu, sổ sách và báo cáo theo quy định kế toán hiện hành, kiểm tra tính chính xác, tính hợp lý, hợp lệ của tất cả các bộ chứng từ thanh toán liên quan đến các hoạt động kinh doanh của công ty trước khi trình Phó giám đốc hoặc Giám đốc phê duyệt.
Cập nhật và phổ biến thông tin thay đổi về luật thuế hiện hành cho các bộ phận có liên quan trong công ty, chỉ đạo triển khai các quy định về thuế liên quan trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh.
Kế toán tổng hợp
Là người trực tiếp hướng dẫn kiểm tra các kế toán viên làm việc, in ấn lưu trữ chứng từ, kết hợp cùng kế toán công nợ, bán hàng thường xuyên kiểm tra các phiếu bán hàng và viết hóa đơn cho phù hợp, nhanh chóng, trao tận tay khách hàng khi có yêu cầu.
Phối hợp với kế toán trưởng báo cáo thuế, kiểm tra tính thủ tục và chứng từ gốc liên quan trước khi lập phiếu chi các khoản chi phí của công ty.
Kế toán thanh toán
Theo dõi và phản ánh các khoản tiền mặt, tiền gửi, tiền vay của chi nhánh, kiểm tra đối chiếu với sổ quỹ theo quy định của nhà nước, hàng tháng cùng thủ quỹ kiểm kê quỹ tiền mặt. Thực hiện việc chi lương, thanh toán các khoản tạm ứng, lập kiến nghị và tiếp nhận vốn từ công ty. Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của chứng từ thu chi trước khi làm các thủ tục thanh toán.
Kế toán vật tư
Theo dõi, ghi chép, phản ánh tình hình xuất- nhập- tồn của nguyên vật liệu. Theo dõi tiêu hao vật tư, thành phẩm thực tế trên cơ sở đó kiến nghị mức tiêu hao vật tư nguyên liệu trong công trình hợp lý. Tính giá xuất kho hàng tồn kho theo đúng phương pháp đã lựa chọn.
Kế toán công trình
Theo dõi toàn bộ CP phát sinh của công trình XD, tập hợp toàn bộ CP như: CPNVLTT, CPNCTT, CPMTC, CPSXC...của từng công trình hạng mục.
30
Cuối tháng, cuối kỳ hoặc khi công trình hoàn thành phải báo cáo toàn bộ các chi phí cho giám đốc và kế toán trưởng.
Kế toán lương
Tính số ngày công thực tế củng từng nhân viên trong tháng, thống kê số ngày làm toàn bộ nhân sự trong công ty để thanh toán tiền công của nhân viên. Thực hiện tính toán, trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN vào chi phí.
Kế toán tài sản cố định
Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, tính và trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí. Theo dõi tình hình xuất- nhập- tồn kho công cụ dụng cụ, tính và phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí. Thực hiện việc ghi chép, đối chiếu công nợ phải trả. Lập các sổ thẻ chi tiết để theo dõi, giám sát TSCĐ hiện tại của công ty.
Thủ quỹ
Quản lý quỹ tiền mặt tại chi nhánh, thực hiện thu chi theo đúng chế độ. Hàng tháng theo dõi và ghi chép vào sổ quỹ. Cuối tháng cùng kế toán thanh toán kiểm kê tồn quỹ tiền mặt.