Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm mà tại thời điểm tính giá thành chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý ở các giai đoạn của quy trình công nghệ chế biến sản phẩm.
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là xác định chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Do Công ty thi công xây lắp nên các khoản đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương trung bình, chi phí thực tế hoặc chi phí dự toán (định mức).
+ Công trình thi công thời gian không dài và bàn giao một lần: Chi phí thi
công DDCK =
Chi phí thi công
DDĐK +
Chi phi thi công PSTK + Công trình thi công thời gian dài và bàn giao nhiều lần:
Chi phí thi công DDCK = Chi phí thi công DDĐK +
Chi phi thi công PSTK
x Zdự toán DDCK
Zdự toán hoàn
thành + Zdự toán DDCK 2.1.6 Phương pháp phân tích biến động chi phí Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu
Là sự thay đổi giá , lượng nguyên vật liệu trực tiếp so với dự toán ban đầu.
Nếu tổng biến động về chi phí nguyên vật liệu là một chênh lệch âm thì chi phí nguyên vật liệu biến động theo chiều hướng tốt, tiết kiệm được chi phí, ngược lại thì chi phí nguyên vật liệu tăng so với dự toán ban đầu.
20
Biến động về giá NVL = AQ x AP – AQ x SP =AQ x (AP –SP) Biến động về lượng NVL = AQ x SP – SQ x SP = SP x (AQ –SQ) Trong đó: AP là giá nguyên vật liệu thực tế
AQ là lượng nguyên vật liệu thực tế
SP là giá nguyên vật liệu (dự toán) kế hoạch SQ là lượng nguyên vật liệu (dự toán) kế hoạch
Nếu biến động nhỏ hơn 0 là biến động tốt thể hiện tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu về lượng hoặc về giá.
Phân tích biến động chi phí nhân công
Là do sự thay đổi bắt nguồn từ giá nhân công lao động, năng suất lao động của thực tế so với dự toán.
Biến động về giá tiền lương: AH x AR - AH x SR =AH x (AR-SR) Biến động về năng suất lao động: AH x SR - SH x SR = (AH- SH) x SR Trong đó: AH là giá nhân công thực tế
AR là lượng nhân công thực tế
SH là giá nhân công (dự toán) kế hoạch SR là lượng nhân công (dự toán) kế hoạch
Biến động giá Biến động lượng
AP x AQ SP x AQ SP x SQ
Biến động giá Biến động lượng
21
Nguyên nhân biến động tăng chi phí nhân công là do: + Chế độ lương và các chính sách
+ Tuyển dụng nhân công không phù hợp với nhu cầu sử dụng. + Công nhân ít kinh nghiệm
+ Vật tư không đạt chất lượng +Máy móc thiết bị cũ
Phân tích biến động chi phí sử dụng máy thi công
Là các khoản chi phí phát sinh cho việc sử dụng máy thi công như nhiên liệu, chi phí nhân công trực tíếp điều khiển máy thi công , chi phí khấu hao máy…
Khi phân tích phải phân ra thành biến phí và định phí. Biến phí gồm những khoản biến động theo số giờ chạy máy: nhiên liệu. Định phí gồm chi phí công nhân điều khiển máy, khấu hao…Tương tư như các khoản mục chi phí khác nếu biến động âm thì tốt, thể hiện tiết kiệm được chi phí sử dụng máy.Tuy nhiên, mức độ hoạt động (tức là số giờ máy) nhỏ hơn hoặc bằng năng lực sản xuất thì phân tích biến động mới phù hợp.
Phân tích biến động chi phí sản xuất chung.
Tương tự chi phí sản xuất chung cần phải phân tích theo biến phí: là chi phí gián tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất nhưng biến thiên theo mức độ hoạt động. Biến động do mức độ hoạt động là do thay đổi mức đọ hoạt động lớn hơn mức dự kiến ban đầu. Biến động âm là biến động tốt biểu hiện sự tiết kiệm chi phí và ngược lại
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu sử dụng chủ yếu trong đề tài này được thu thập từ các sổ sách kế toán của Công ty, các báo cáo và chứng từ có liên quan đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Số liệu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Tổng hợp các phiếu xuất vật tư, phân loại theo từng vật liệu đã xuất dùng trong công trình.
22
Tổng hợp các bảng thanh toán lương, phân bổ theo lương. Tổng hợp và phân loại các phiếu xuất nhiêu liệu.
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Sau khi hoàn thành việc thu thập và xử lý số liệu thì ta tiến hành phân tích số liệu và so sánh, việc so sánh dựa trên 2 phương pháp là phương pháp so sánh số tuyệt đối và phương pháp so sánh số tương đối.
Phương pháp so sánh
Là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Điều kiện để so sánh là các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán.
+ So sánh tuyệt đối: dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu
kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Δy = y1 – y0
Δy: là phần chênh lệch tăng giảm giữa 2 kỳ. y1: là chỉ tiêu năm sau.
y0: là chỉ tiêu năm trước.
+ So sánh tương đối: là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu
gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
Δy =
(y1 – y0)
x 100 y0
Δy: tốc độ tăng trưởng kỳ sau so với kỳ trước. y1: giá trị năm sau.
y0: giá trị năm trước.
Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp xác định ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động của chỉ tiêu phân tích. Gồm 3 bước:
Bước 1 : xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so kỳ gốc.
23 Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc
Ta có: ∆Q = Q1 – Q0
Bước 2 : thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định từ nhân tố lượng dến nhân tố chất.
Giả sử có 4 nhân tố a, b, c, d đề có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q. Nhân tố a phản ánh về lượng và tuần tự nhân tố d phản ánh về chất.
Kỳ phân tích : Q1 = a1xb1xc1xd1 Kỳ gốc : Q0 = a0xb0xc0xd0
Bước 3 : lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích và kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2.
o Lần 1 : a1 x b0 x c0 x d0 o Lần 2 : a1 x b1 x c0 x d0 o Lần 3 : a1 x b1 x c1 x d0 o Lần 4 : a1 x b1 x c1 x d1
Thay thế cuối cùng chính là nhân tố ở kỳ ở kỳ phân tích được thay thế toàn bộ nhân tố kỳ gốc.
Bước 4 : xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần trước. Tổng đại số các nhân tố được xác định bằng đối tượng phâ tích ∆Q
Xác định mức độ ảnh hưởng
Mức ảnh hưởng nhân tố a: ∆a = a1b0c0d0 – a0b0c0d0 Mức ảnh hưởng nhân tố b: ∆b = a1b1c0d0 – a1b0c0d0 Mức ảnh hưởng nhân tố c: ∆c = a1b1c1d0 – a1b1c0d0 Mức ảnh hưởng nhân tố d: ∆d = a1b1c1d1 – a1b1c1d0 ∆a + ∆b + ∆c + ∆d = a1b1c1d1 – a0b0c0d0
24 CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HOÀNG PHÚC
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3.1.1 Lịch sử hình thành
Ngày 26/03/2003 công ty TNHH Hoàng Phúc được thành lập lần 1 với số vốn 1,5 tỷ đồng.
Ngày 15/07/2008 công ty đăng ký lần 2 với số vốn 5 tỷ đồng.
Đến năm 2010 công ty có tổng số vốn là 25 tỷ đồng và tồn tại phát triển đến nay.
Phương châm hoạt động của công ty là: “ Hoàng Phúc luôn thỏa mãn khách hàng và hướng tới sự hoàn hảo”. “ Hàng hóa chất lượng, giá cả phải chăng, phục vụ ân cần, luôn đem lại giá trị tăng thêm cho khách hàng trên cả sự mong đợi”.
3.1.2 Giới thiệu sơ lược về Công ty
- Tên công ty: Công ty TNHH Hoàng Phúc - Logo công ty:
- Tên giao dịch: Hoàng Phúc Enginerring Co., Ltd - Tên viết tắt: Co., LTD
- Giám đốc: Nguyễn Văn Hậu
- Địa chỉ: 249- 251, Nguyễn Văn Cừ Nối Dài, P. An Bình, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
- Điện thoại: 0710. 3740 014 – 0913 138 175 - Fax: 0710. 3733507
- Email: hoangphuc@hoangphuc.com.vn
- Webside: hoangphuc.com.vn - Mã số thuế: 1800501462
- Số đăng ký kinh doanh: 57020002283
Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh:
25 - Điện thoại: 08.62611805 - Fax : 08 626 11805
- Email: hoangphuchcm@hoangphuc.com.vn
Công ty chính thức thành lập với hai thành viên góp vốn: thành viên thứ nhất là Ông Nguyễn Văn Hậu với số vốn chiếm 80% và giữ vai trò là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc công ty, thành viên thứ hai là Bà Huỳnh Thị Bê với số vốn góp chiếm 20% và giữ vai trò là cổ đông.
3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN TẠI CÔNG TY
3.2.1 Chức năng
Công ty thực hiện chức năng cầu nối trung gian để đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội thông qua mạng lưới tiêu thụ rộng lớn với các hình thức cung cấp như: cung cấp dịch vụ, bán trực tiếp, bán lẻ, các cửa hàng trưng bày.
3.2.2 Nhiệm vụ
- Công ty luôn đặt ra nhiệm vụ, đề ra các giải pháp kinh doanh có hiệu quả để đạt doanh số thực lãi mà công ty đặt ra.
- Tuân thủ và nộp đầy đủ các khoản thuế cho Nhà Nước.
- Quản lý và nâng cao toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, quản lý thu chi, bảo tồn và phát triển hiệu quả kinh doanh với hiệu quả cao nhất đồng thời giảm thiểu mọi rủi ro.
- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chăm lo vật chất lẫn tinh thần cho cán bộ công nhân viên công ty.
3.3. LOẠI HÌNH KINH DOANH
Kinh doanh lắp đặt điện, điện lạnh, kinh doanh và lắp đặt hệ thống báo cháy, chống sét, máy phát điện, thang máy, kinh doanh hàng điện máy, máy bàn, máy vi tính, đồ gỗ, thiết bị lắp đặt y tế, thiết bị viễn thông, thiết bị tin học, hàng dân dụng.
Trong đó lĩnh vực kinh doanh chính là: kinh doanh các chủng loại về máy điều hòa nhiệt độ, máy phát điện, thang máy. Ngoài ra công ty còn kinh doanh các mặt hàng khác như: các trang thiết bị phục vụ công trình xây dựng, chuyên cung cấp và lắp đặt máy lạnh, máy phát điện, thang máy, thiết bị viễn thông.
26
3.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY 3.4.1 Tổ chức bộ máy công ty 3.4.1 Tổ chức bộ máy công ty
3.4.1.1 Nguồn nhân lực
Tổng số lao động là 65 người, trong đó: 40 cán bộ chuyên môn với 35 nhân viên có trình độ đại học, 15 nhân viên đạt trình độ cao đẳng, 10 nhân viên đạt trình độ trung cấp và 05 nhân viên trình độ khác.
Sơ đồ bộ máy công ty TNHH Hoàng Phúc
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý công ty
3.4.1.2 Chức năng và nhiệm vụ Bộ phận quản trị công ty Bộ phận quản trị công ty
Bao gồm Giám đốc, Phó giám đốc kinh doanh và Phó giám đốc kỹ thuật là những người trực tiếp lãnh đạo cũng như theo sát quá trình kinh doanh và đưa ra những phương án, chiến lược kinh doanh cho công ty. Đứng đầu là Giám đốc với quyền hạn cao nhất.
Phó giám đốc kinh doanh
Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật Phòng Kinh doanh Phòng Hành chánh Phòng Tài Chính Phòng Kỹ thuật Phòng Giám sát thi công
27 Giám đốc
Là người đại diện theo pháp luật, chịu trách nhiệm cao nhất, có quyền quyết định và điều hành trực tiếp toàn bộ hoạt động của các phòng ban trong công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm cao nhất về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo pháp luật, chỉ định của Nhà nước theo thỏa ước tập thể của công nhân viên chức.
Giám đốc quyết định phương hướng phát triển của công ty, quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn.
Giám đốc có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công ty. Điều phối mọi hoạt động để đảm bảo cho hoạt động thông suốt với hiệu quả cao nhất.
Phó giám đốc kinh doanh
Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động thương mại, chịu trách nhiệm với Ban giám đốc về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, tổ chức nghiên cứu thực tế nhằm lập chiến lược kinh doanh của từng dự án. Tham mưu cho Giám đốc vế chiến lược kinh doanh ngắn và dài hạn.
Khi được ủy quyền của giám đốc, được phép chỉ đạo và điều hành những phần việc thuộc quyền hạn của giám đốc.
Chỉ huy điều động, đề xuất tăng lương, tăng hạn bậc và kỹ thuật cho các nhân viên trực thuộc.
Phó giám đốc kỹ thuật
Xây dựng, thực hiện và liên tục cải tiến hệ thống chất lượng công trình, tổ chức nhiệm vụ và bàn giao công trình.
Trực tiếp chỉ huy công nhân trong việc thực hiện các yêu cầu kỹ thuât của công trình.
Các bộ phận khác Phòng kinh doanh
Chịu trách nhiệm toàn bộ về việc đảm bảo sản phẩm phù hợp cho từng dự án, từng điều kiện, thảo luận với khách hàng và hướng dẫn khách hàng về phương thức sử dụng sản phẩm để đạt kết quả tối ưu nhất.
28 Phòng tài chính – kế toán
Phòng kế toán hoạt động nhằm mục đích thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của công ty. Kế toán trưởng do Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm đồng thời cũng chịu sự chỉ đạo của Phó giám đốc để thực hiện toàn bộ công tác kế toán, quy chế quản lý tài chính, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty.
Tiến hành thu thập, phân tích, xử lý số liệu phát sinh từ các hoạt động kế toán tại công ty và lập báo cáo tài chính.
Phòng giám sát kỹ thuật
Chịu trách nhiệm giám sát trực tiếp bộ phận thi công về kỹ thuật, chất lượng thi công. Đảm bảo việc thi công đúng thiết kế, theo các tiêu chuẩn đề ra trong hồ sơ dự thầu. Trong quá trình thi công nếu xảy ra những vướn mắt, khó khăn về thi công, vị trí lắp đặt không phù hợp mà bản vẽ chưa đề cập đến bộ phận giám sát sẽ phụ trách xử lý.
Đội thi công
Phụ trách công việc thi công các hạng mục tại các công trình. 3.5 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
3.5.1 Cơ cấu bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung, đứng đầu là kế toán kế trưởng thể hiện như sơ đồ sau:
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Nguồn: Phòng Hành chánh, Công ty TNHH Hoàng Phúc
Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán công trình Kế toán vật tư Kế toán lương Kế toán TSCĐ Thủ quỹ
29 3.5.2 Chức năng và nhiệm vụ Kế toán trưởng
Là người tổ chức chỉ đạo công tác hạch toán của công ty, giám sát đánh giá và theo dõi việc tuân thủ theo nội quy, quy định làm việc trong phòng kế toán của Công ty, ý thức kỷ luật và tác phong làm việc của mọi nhân viên.
Thiết lập các loại biểu mẫu, sổ sách và báo cáo theo quy định kế toán