PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng rau diếp cá tại xã thuận an, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 69)

RAU DIẾP CÁ Ở XÃ THUẬN AN – THỊ XÃ BÌNH MINH – TỈNH VĨNH LONG

4.4.1 Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của rau diếp cá

Lợi nhuận là kết quả mong đợi cuối cùng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và rau diếp cá nói riêng. Giá bán là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, đúng vào thời điểm trúng mùa được giá thì lợi nhuận cũng tăng theo. Bên cạnh đó, các khoản chi phí cũng có tác động đến lợi nhuận, nếu chi phí bỏ ra nhiều trong quá trình sản xuất thì lợi nhuận thu về không cao. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bao gồm: Chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, giá bán, yếu tố diện tích, kinh nghiệm. Vì vậy, trong bài nghiên cứu này, việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình được ước lượng thông qua công cụ hồi quy tương quan nhằm mục đích xác định các mối liên hệ giữa lợi nhuận của mô hình và các yếu tố giải thích.

4.4.2 Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận rau diếp cá

Y=β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6

Trong đó:

Biến phụ thuộc Y (đồng/công): là lợi nhuận mà nông hộ đạt được

Các biến độc lập:

X1: Chi phí giống (đồng/1.000m2) X2: Chi phí phân bón (đồng/1.000m2) X3: Chi phí thuốc BVTV (đồng/1.000m2)

57 X4: Giá bán (đồng/kg)

X5: Diện tích đất canh tác là tổng diện tích nông hộ canh tác rau diếp cá X6: Kinh nghiệm

Sau khi xử lý các số liệu thu thập được từ 60 hộ trồng rau diếp cá bằng phần mềm STATA 10.0, ta thu được kết quả về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến lợi nhuận như sau:

Bảng 4.20: Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận rau diếp cá xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

Biến Hệ số Sai số chuẩn P-value

Hằng số -2.282.480* 1.335.562 0,093 Chi phí giống 0,357** 0,164 0,034 Chi phí phân bón -0,175ns 0,433 0,688 Chi phí thuốc BVTV -20,054** 8,932 0,029 Giá bán 1.448,095*** 304,814 0,000 Diện tích -144.032,9ns 154.808,2 0,356 Kinh nghiệm 48.407,86ns 34.529,97 0,167 Prob>F 0,0000 R2 0,4255 Cỡ mẫu 60

*, ** và *** lần lượt biểu diễn các mức thống kê ở mức 10%, 5%, 1%. NS không có ý nghĩa

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm stata

Qua bảng 4.19 cho thấy:

Prob>F=0,0000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa α =10% nên mô hình có ý nghĩa và các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y. Với yếu tố phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mô hình với giá trị Mean VIF= 1,98 nhỏ hơn rất nhiều so với 10 nên chứng tỏ mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Và kiểm định phương sai sai số thay đổi bằng hệ số hettest ta có giá trị Prob>chi2=0,4743 là rất lớn nên chấp nhận H0 ở mức ý nghĩa α =10% (phương sai sai số không đổi). Kiểm định tự tương quan bằng hệ số Durbin Watson với kết quả Prob>chi2=0,6697 lớn hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa α =10% nên chấp nhận H0, không có hiện tượng tự tương quan. Hệ số xác định R2=0,4255 cho thấy 42,55% sự thay đổi lợi nhuận rau diếp cá được giải thích bởi các yếu tố chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, giá bán, diện tích đất canh tác rau diếp cá, kinh nghiệm. Còn lại 57,45% là do ảnh hưởng của các nhân tố khác không có trong mô hình.

Theo kết quả hồi quy với 6 biến đưa vào mô hình thì các biến chi phí giống có ý nghĩa ở mức 5%, chi phí thuốc nông dược có ý nghĩa ở mức 5% và

58

giá bán có ý nghĩa ở mức 1%. Còn lại các biến chi phí phân bón, diện tích đất canh tác và yếu tố kinh nghiệm không có ý nghĩa thống kê đối với mô hình. Qua bảng 4.20 cho thấy chi phí thuốc nông dược có ý nghĩa đối với mô hình nhưng hệ số mang dấu (-), điều này có nghĩa là chi phí thuốc nông dược ảnh hưởng tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Được giải thích như sau:

Chi phí thuốc nông dược (X3): hệ số β3= -20,054 với mức ý nghĩa 5%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu chi phí thuốc nông dược tăng lên 1 đồng thì lợi nhuận sẽ giảm 20,054 đồng/1.000m2. Chi phí thuốc nông dược vừa ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận vì nông dân muốn dưỡng lá, dưỡng rễ tốt và to với ước muốn hơn mong đợi, nên nông dân sử dụng liều lượng vượt mức cho phép, nếu sử dụng đúng liều, đúng thời điểm sẽ đảm bảo chất lượng và đạt năng suất hơn dẫn đến tăng lợi nhuận.

Bên cạnh đó, giá bán và chi phí giống ảnh hưởng tỷ lệ thuận với lợi nhuận. Cụ thể:

Chi phí giống (X1): hệ số β1= 0,357 với mức ý nghĩa 5%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu chi phí giống tăng lên 1 đồng thì lợi nhuận tăng 0,357 đồng. Điều này cho thấy chi phí bỏ ra mua giống với mật độ nhiều thì năng suất tăng dẫn đến lợi nhuận tăng.

Giá bán (X5): hệ số β5= 1.448,095 với mức ý nghĩa 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu giá bán tăng lên 1 đồng thì lợi nhuận sẽ tăng 1.448,095 đồng/1.000 m2. Điều này có nghĩa là giá rau diếp cá càng cao thì lợi nhuận thu về cho nông hộ tăng.

Tóm lại, lợi nhuận có nhiều yếu tố ảnh hưởng và tác động vào ngoài những yếu tố đưa vào mô hình để phân tích, tuy nhiên chủ yếu vẫn có 3 yếu tố tác động trực tiếp đến lợi nhuận. Yếu tố chi phí thuốc nông dược tỷ lệ nghịch với lợi nhuận vì thế nông dân nên điều chỉnh lại chi phí sử dụng lượng thuốc nông dược một cách tối thiểu để lợi nhuận đạt được như mong đợi và thậm chí cao hơn. Nông dân sản xuất rau diếp cá nói riêng và trong sản xuất nông nghiệp nói chung thì tình trạng giá cả biến động vẫn luôn xảy ra và nông dân thường không chủ động về giá cả nếu thương lái đưa ra giá thấy từ hòa đến lời sẽ bán, chính vì đều này mà hầu hết nông dân bị ép giá, vì thế bà con nông dân nên đoàn kết hợp tác lại để cùng nhau đẩy giá, đảm bảo lợi nhuận thu về xứng đáng với công sức bỏ ra, đạt lợi nhuận cao hơn nữa.

4.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƢỢC

Qua kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận và hiệu quả tài chính của mô hình trồng rau diếp cá, cùng với sự kết hợp khảo sát

59

thực tế hoạt động trồng rau diếp cá của nông hộ, từ đó có những nhận định chung về tình hình sản xuất rau diếp cá của nông hộ xã Thuận An như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích trồng rau diếp cá còn manh mún, nhỏ lẻ, một số hộ làm theo phong trào nên chỉ canh tác duy nhất 1.000m2. Chính vì diện tích nhỏ lẻ nên khó khăn trong việc thành lập HTX, khó đẩy nhanh quá trình hình thành vùng chuyên canh quy mô lớn để đạt năng suất cao hơn.

Theo như đã phân tích ở bảng 4.19 về yếu tố ảnh hưởng đến năng suất thì việc sử dụng phân bón không đúng liều lượng đã làm giảm đáng kể hiệu quả sử dụng đầu vào và gây lãng phí, cụ thể là ở khoản mục chi phí trình bày trong bảng 4.14 thì ngoài việc sử dụng lao động gia đình nhiều nhất thì chi phí cao nhất đứng thứ hai đó là phân bón với mức chi phí trung bình là 829.292 đồng/1.000m2

. Trong khi loại rau diếp cá ít cần phân thuốc mà nông dân muốn đạt hơn mong đợi nên sử dụng quá mức điều đó không làm tăng năng suất mà còn làm giảm xuống.

Thuốc nông dược sử dụng cho rau diếp cá chỉ có những loại thuốc dưỡng lá, dưỡng rễ, rất ít dùng thuốc sâu vì ít sâu bệnh, thường thì có dịch mới lây lan diện rộng. Tuy nhiên, với mục đích kích thích lá to, tươi tốt, đạt được kết quả hơn mong đợi nên nông dân sử dụng thuốc một cách tự phát, chưa được hướng dẫn sử dụng rõ ràng nên hiệu quả sử dụng thuốc chưa cao và có thể gây ảnh hưởng đến môi trường.

Khó khăn tiếp theo mà nông hộ gặp phải đó là giá cả đầu vào (phân bón, thuốc BVTV) cao mà sản xuất nông nghiệp không thể thiếu. Rau diếp cá còn dùng kèm theo phân hữu cơ (tro rơm), giá của một bao tro rơm hiện nay là 50.000 đồng, tăng lên rất nhiều trong khoảng thời gian trước, mà nông dân thì cho rằng có sử dụng tro rơm thì rau diếp cá mới tốt. Vì vậy mà nông dân sử dụng phân tro rơm rất nhiều theo kinh nghiệm và bên cạnh đó thì giá phân DAP và ure cũng cao một phần nông dân mua thiếu tới vụ thì trả nên tiền thiếu bị kê lên. Điều này làm chi phí cũng tăng lên, ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được.

Lực lượng lao động tại xã thiếu do họ không có đất sản xuất nên tìm đến nơi khác thuận lợi để làm việc. Vì vậy mà giá thuê trong khâu trồng rau và thu hoạch cũng tương đối cao khoảng 100.000 đồng - 140.000 đồng/ ngày. Sản xuất rau diếp cá cần nhiều lao động trong khâu trồng rau và thu hoạch vì vậy cũng tốn nhiều chi phí.

Hầu như công tác tập huấn kỹ thuật về rau diếp cá tại xã Thuận An chưa được quan tâm. Chỉ làm theo kinh nghiệm và kỹ thuật mà gia đình có được và học hỏi hàng xóm.

60

Vấn đề khó khăn mà nông dân gặp phải đó là thiếu thông tin về người mua và thiếu thông tin thị trường. Thông thường thương lái chạy ghe vào mua rau, nông dân chỉ biết rau sản xuất bao nhiêu thì được tiêu thụ bấy nhiêu vì loại rau này với đặc tính không thể để lâu nên không thể tồn trữ dẫn đến giá cả đầu ra phụ thuộc vào thương lái và chính điều này không ít thì nhiều họ ép giá nông dân.

Mặt khác, thủy lợi của vùng chưa được xây dựng hoàn thiện, nông dân gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất nếu xảy ra mưa, lũ. Và xã Thuận An là xã trồng nhiều rau diếp cá, mà người dân trồng rau không lên luống cao mà chỉ trồng trên đất bằng, nên gặp khó khăn rất nhiều.

4.6 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH MÔ HÌNH

Qua những thuận lợi và khó khăn đã phân tích thì ta có một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc sản xuất rau diếp cá tại xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long:

Về kỹ thuật

Chính quyền địa phương nên xây dựng, tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo và tổ chức các chuyến tham quan học hỏi kỹ thuật trồng rau mới từ nhiều địa phương khác. Bên cạnh đó, Nhà nước nên hỗ trợ vốn với lãi vay thấp để nông dân thiếu vốn có thể vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất, tăng thu nhập.

Để xây dựng thương hiệu rau diếp cá xã Thuận An, nông dân địa phương thay đổi cách thức canh tác mới theo mô hình VietGap hoặc mô hình rau sạch, rau an toàn để tạo ra sản phẩm có chất lượng và mang thương hiệu.

Như phân tích ở các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất ở bảng 4.19, cho thấy lượng đạm và chi phí thuốc BVTV tăng làm giảm năng suất, vì thế nông dân nên điều chỉnh liều lượng phân thuốc lại cho hợp lý, đúng cách để năng suất đạt cao hơn. Còn đối với các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận như phân tích ở bảng 4.20 thì chi phí thuốc nông dược tỷ lệ nghịch với lợi nhuận, vì vậy nông dân nên tối thiểu hóa khoản mục chi phí thuốc nông dược để lợi nhuận đạt được như mong đợi.

Về cơ sở hạ tầng

Các cơ quan ban ngành, quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp hệ thống đê bao thủy lợi hoàn thiện để đảm bảo nguồn nước tưới tiêu trong mùa nắng, đảm bảo an toàn khi ngập lũ. Và hệ thống đường thủy thuận

61

lợi giúp thương lái dễ dàng trong việc mua rau của nông hộ mà không gặp khó khăn để rau sản xuất ra được tiêu thụ tất cả.

Về khâu tiêu thụ sản phẩm

Do sản xuất manh mún, nhỏ lẻ nên tình trạng mất giá, ép giá vẫn diễn ra vì thế nông hộ nên hợp tác, hổ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất và tạo nguồn cung lớn cùng một thời điểm. Bên cạnh đó, nông dân cần có những hợp đồng bao tiêu sản phẩm để đảm bảo an toàn giữa mua và bán, cập nhật và nắm bắt thông tin về giá cả thị trường để hạn chế người mua ép giá.

Liên kết với các thương lái tỉnh khác để đưa rau của địa phương đi đến nhiều tỉnh thành, chứ không tiêu thụ trong diện hẹp tại địa bàn.

62

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Quá trình sản xuất nông nghiệp là quá trình bị tác động rất lớn từ điều kiện tự nhiên, mỗi mùa vụ, mỗi điều kiện khác nhau thì dẫn đến lợi nhuận khác nhau. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy:

Qua kết quả thống kê từ phòng nông nghiệp xã Thuận An thì diện tích trồng rau diếp cá ngày càng tăng qua các năm. Nguyên nhân diện tích trồng rau diếp cá tăng là do rau diếp cá là một trong những loại rau chủ lực của xã, mang lại hiệu quả kinh tế cao và dễ trồng.

Qua phân tích ở chương 4, cho thấy nông hộ trồng rau diếp cá đa phần có bề dày kinh nghiệm trong sản xuất, trung bình là 9,30 năm kinh nghiệm. Lực lượng chính tham gia vào sản xuất rau diếp cá chủ yếu là trung niên với độ tuổi 46,48 tuổi và lao động hầu hết là lao động gia đình, trung bình mỗi hộ có 4,87 người tham gia sản xuất, trong đó có 1,70 người lao động nam, 1,43 người thuộc lao động nữ. Về trình độ văn hóa của nông hộ tham gia sản xuất rau diếp cá là tương đối cao, không có mù chữ, từ cấp 1 đến cấp 3, vì vậy việc áp dụng các kỹ thuật và kinh nghiệm có được dễ dàng. Đối với nông hộ trồng rau diếp cá thì chưa có các lớp tập huấn về loại rau này, có một ít hộ cho rằng có cán bộ của công ty thuốc xuống và hỏi thăm, tỷ lệ đó chiếm 3,33%. Về nguồn vốn vay, hầu hết nông hộ sử dụng vốn tự có do rau này thu hoạch ngắn nên đồng vốn xoay sở được.

Như đã phân tích ở chương 4 thì có 3 yếu tố ảnh hưởng đến năng suất đó là lượng giống, lượng phân đạm, chi phí thuốc BVTV, trong đó chỉ có lượng giống là làm tăng năng suất và 2 yếu tố còn lại làm giảm năng suất, nông dân nên điều chỉnh lại liều lượng phân thuốc cho phù hợp để đạt năng suất cao. Còn về lợi nhuận thì cũng có 3 yếu tố ảnh hưởng, giá bán và chi phí giống thì tỷ lệ thuận với lợi nhuận, chi phí thuốc nông dược tỷ lệ nghịch với lợi nhuận, chi phí tăng thì đồng nghĩa với giảm lợi nhuận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về doanh thu trong sản xuất rau diếp cá thì tương đối cao, doanh thu trung bình là 5.153.500 đồng/1.000m2. Lợi nhuận thu được trung bình trong đợt là 1.085.057 đồng/1.000m2/đợt. Hiệu quả tài chính trong sản xuất rau diếp cá cao, cải thiện đời sống người dân. Nhờ tận dụng được nguồn lực LĐGĐ nên thu nhập của gia đình có được trung bình là 2.970.057 đồng/1000m2/đợt.

Nhìn chung, mô hình sản xuất rau diếp cá của nông hộ xã Thuận An có hiệu quả về mặt tài chính, đem lại cuộc sống ổn định cho người dân nơi đây.

63

Mỗi mô hình sản xuất nào cũng có ưu và nhược điểm riêng nên nếu biết được ưu điểm để phát huy và khắc phục nhược điểm thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong sản xuất. Góp phần mang lại thu nhập cao hơn cho nông hộ trồng rau diếp cá xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng rau diếp cá tại xã thuận an, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 69)