Từ năm 2006 đến nay, tình hình trả nợ công của Việt Nam không ổn định và hầu như không có sự gia tăng đáng kể về giá trị, trung bình hàng năm Việt Nam giành ra trên 3,5% GDP để chi trả nợ và viện trợ. Tỷ lệ trả nợ/tổng nợ công giảm dần qua các năm, từ 9,09% năm 2006 xuống còn 6,53% năm 2010. Trong khi đó, quy mô của các khoản nợ công ngày càng tăng lên với tốc độ chóng mặt với gần 20%/năm; mặt khác, tình hình sử dụng nợ công ở Việt Nam còn đang tồn tại nhiều bất cập như chậm trễ trong giải ngân và sự kém hiệu quả trong sử dụng vốn vay vào các dự án đầu tư. Điều này tác động tiêu cực tới khả năng trả nợ của Việt Nam trong tương lai.
Theo CIA World Factbook ngày 1/1/2011 Việt Nam đứng thứ 41trong tổng số 50 quốc gia có mức nợ công lớn nhất thế giới. Tổng dư nợ so với GDP cuả Việt Nam chiếm 32,5% (năm 2005) lên 42,2% năm 2010. Nếu tốc độ tăng nợ không giảm thì nợ công Việt Nam sẽ vượt 100%GDP (năm 2016). Vì vậy để đảm bảo nguồn vốn hoàn lại cho các quốc gia cho Việt Nam vay thì nước ta cần phải cố gắng hơn nữa trong quá trình phát triển kinh tế của mình.
Nguồn: Bộ tài chính
Biểu đồ 3.3: Tình hình trả nợ và viện trợ của Việt nam năm 2006 – 2010
Đơn vị: nghìn tỉ đồng
Trong bản báo cáo về tình hình kinh tế- xã hội do Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh kí ngày 24/04/2014 đã thể hiện sự lo ngại của chính phủ cũng như quốc hội về vấn đề thanh toán nợ của Việt Nam. Bản báo cáo đã khẳng định: “Nợ công tuy vẫn nằm trong giới hạn an toàn, nhưng trên thực tế khả năng huy động và trả nợ rất khó khăn”
Năm 2010 nợ công chỉ 1,115 triệu tỷ đồng, chiếm 51,7% GDP, một con số có thể yên tâm. Nhưng đến năm 2013 đã hơn 1,9 triệu tỷ, năm 2014 gần 2,4 triệu tỷ, dự kiến 2015 gần 2,9 triệu tỷ, chiếm trên 64% GDP. Con số này đã tiến rất gần đến ngưỡng 65 % GDP mà quốc hội phê duyệt đến năm 2020.
Trong bài phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh (10/2014) cho biết việc chi trả nợ hiện nay tăng nhanh. Các khoản nợ ngoài nước có lãi suất chỉ khoảng 1,6%/năm. Số nợ còn lại hiện nay, có thời gian vay trong khoảng 10-20 năm, bình quân 12,8 năm mới phải trả nợ gốc và sẽ tiến hành giảm dần dần từ từ.
Nhưng vấn đề đáng lo ngại là ở nợ trong nước khi bình quân trả nợ chỉ trong khoảng 4,3 năm, thậm chí cơ cấu vay có khoản chỉ có 1 năm. Năm 2013, khoản vay có kì hạn một năm đã chiếm tới 22,7% cho nên nước ta rơi vào cảnh vừa vay xong đã lo trả nợ. Hơn nữa vay trong nước lãi suất tương đối cao, vì vay theo lãi suất thị trường, chính vay trong nước dẫn tới nợ công tăng nhanh, dẫn tới trả nợ rất căng thẳng, làm cho đỉnh nợ vào năm 2016. Như vậy vấn đề vay và trả nợ công cần phải có sự tính toán kĩ lưỡng với những bước đi thận trọng và phù hợp