Nợ công là nguồn vốn quan trọng để bổ sung cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Trên 98% vốn vay được sử dụng trực tiếp cho các dự án hạ tầng, phần còn lại được đưa vào ngân sách nhà nước cho chi đầu tư (1,5%) và một phần chi sự nghiệp trong các dự án vay ODA theo cam kết (0,4%). Nhiều công trình quan trọng, thiết yếu về giao thông, điện, nước, thủy lợi, y tế, giáo dục… đã hoàn thành, phát huy hiệu quả và đang tiếp tục đầu tư xây dựng nhiều công trình mới, góp phần thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, qua đó sẽ tăng thu ngân sách và bảo đảm được nguồn trả nợ.
Thông qua các chương trình đầu tư công, nợ công của Việt Nam được sử dụng vào các dự án đầu tư nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, tình hình sử dụng nợ công ở Việt Nam không đạt hiệu quả cao, thể hiện ở hai khía cạnh sau:
Thứ nhất, tình trạng chậm trễ trong giải ngân vốn: Tình trạng chậm trễ trong giải ngân nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ diễn ra khá thường xuyên. Theo báo cáo của Kho bạc nhà nước, hết tháng 10/2009 mới giải ngân được 26.586 trong số 64.000 tỉ đồng vốn trái phiếu Chính phủ, bằng 47,5% kế hoạch năm. Tình trạng dự án, công trình thi công dở dang, chuyển tiếp, kéo dài, chậm tiến độ vẫn chậm được khắc phục. Đến năm 2009, đã giải ngân vượt mức tổng vốn trái phiếu chính phủ của giai đoạn 2003-2010 nhưng
chỉ có khoảng 50% dự án đã hoàn thành, nhiều công trình, dự án… đã hoàn thành cần số vốn tăng gấp 2, 3 lần so với mức đăng kí…
Sự yếu kém trong công tác quản lí đã dẫn đến đầu tư dàn trải, lãng phí, thất thoát vốn đầu tư ở tất cả các khâu của quá trình quản lý dự án đầu tư.
Thứ hai, hiệu quả đầu tư thấp
Bảng 3.3: Chỉ số ICOR của Việt Nam so với các nước trong khu vực
Nước Giai đoạn Tăng trưởng bình quân ( % năm) Tổng đầu tư /GDP ( %) ICOR Hàn Quốc 1961-1980 7,9 23,3 3,0 Đài Loan 1961-1980 9,7 26,2 2,7 Thái Lan 1981-1995 8,1 33,3 4,1 Trung Quốc 2000-2008 9,7 38,8 4,0 Việt Nam 2000-2008 7,5 33,5 4,5
Nguồn:Số liệu thống kê từ IMF và Worldbank
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thấp hơn các quốc gia khác nhưng hệ số ICOR lại cao nhất . Điều này cho thấy chất lượng và hiệu quả đầu tư của nước ta còn kém, chưa hiệu quả.
Chỉ số ICOR năm 2009 của nước ta là 8, cao hơn so với 6,6 của năm 2008. Trong khi tổng mức đầu tư toàn xã hội lên tới 42,2% GDP, thì tốc độ tăng trưởng lại chỉ đạt 5,2%. Chỉ số ICOR năm 2009 đã tăng tới mức quá cao, trên 8 so với 6,6 của năm 2008. Điều này có nghĩa là, nếu năm 2001 Việt Nam cần 5.24 đồng vốn để tạo ra được một đồng sản lượng thì bây giờ cần phải đầu tư thêm gần 3 đồng vốn nữa.
Nguồn: Tổng cục thống kê
Biểu đồ 3.2: Chỉ số ICOR của Việt Nam năm 2001-2009