TheoThe Economist Intelligence Unit, nợ công của Việt Nam năm 2001 mới là 11,5 tỷ USD, tương đương 36% GDP, bình quân mỗi người gánh số nợ công xấp xỉ 144 USD. Nhưng tính đến hết năm 2010, nợ công đã tăng lên 55,2 tỷ USD, tương đương 54,3% GDP. Việt Nam được xếp vào nhóm nước có mức nợ công trên trung bình. Như vậy, trong vòng 10 năm từ 2001 đến nay, quy mô nợ công đã tăng gấp gần 5 lần với tốc độ tăng trưởng nợ trên 15% mỗi năm . Nếu tiếp tục với tốc độ này thì theo tính toán đến năm 2020, nợ công của Việt Nam sẽ vượt quá 100% GDP. Nợ công đạt trên 100% GDP là một con số không nhỏ đối với một nền kinh tế đang phát triển và quy mô nhỏ, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thô và công nghiệp nhẹ như Việt Nam.
Theo công bố của Tạp chí Kinh tế The Economist, tỷ lệ nợ công năm 2011 của Việt Nam là 50,9% GDP. Nếu theo cách tính chỉ tiêu tỉ lệ nợ công/GDP của Liên hiệp quốc thì mức nợ này vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, song vẫn cao hơn nhiều so với mức khuyến cáo 30-40% ở các quốc gia đang phát triển.
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, mỗi năm nợ công tăng bình quân 20%, tương đương khoảng 350.000 tỷ đồng. Trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt khoảng 5,8%.
Nếu như năm 2010, nợ công là 1,115 triệu tỷ đồng, chiếm 51,7% GDP thì đến năm 2013 đã hơn 1,9 triệu tỷ, năm 2014 gần 2,4 triệu tỷ, dự kiến 2015 gần 2,9 triệu tỷ, chiếm trên 64% GDP. Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của của Chính phủ so với tổng thu ngân sách năm 2014 khoảng 14,2% (theo quy định của chiến lược nợ công là không quá 25%, nhưng nếu tính cả vay để đảo nợ và trả nợ vay về cho vay lại là khoảng 26,2%). Như vậy, nợ công đang tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ (năm 2010, nợ công chỉ 1,115 triệu tỷ đồng, chiếm 51,7% GDP. Nhưng đến năm 2013 đã hơn 1,9 triệu tỷ đồng, năm 2014 gần 2,4 triệu tỷ đồng, dự kiến 2015 gần 2,9 triệu tỷ đồng, chiếm trên 64% GDP.
Mức nợ công tính trên đầu người của Việt Nam năm 2010 là 580,91 USD thì đến năm 2011 là 638,55 USD. Nếu so sánh với mức nợ công bình quân trên đầu người của Trung Quốc là 714,6 USD, Indonesia là 743 USD... thì mức nợ công bình quân trên đầu người của Việt Nam không phải là cao quá.
Bảng 3.1. Nợ công tính trên đầu người của một số quốc gia ngày 12/10/2010
Quốc gia Nợ công tính trên đầu người (USD/ người)
Nhật Bản 83697 Ireland 43286 Anh 26602 Pháp 31785 Malaysia 4184 Canada 37000 Mỹ 27683 Thái Lan 2064 Philippines 1071 Indonesia 743 Trung Quốc 713,6 Việt Nam 580,91
Tuy nhiên, nếu so mức nợ công bình quân đầu người của Việt Nam vào năm 2001 xấp xỉ 112 USD; thì trong vòng 10 năm, con số này đã tăng gấp 6 lần, cho thấy gánh nặng nợ tương lai đổ lên đầu người dân ngày càng tăng.
Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com, Tính đến 13h (giờ Việt Nam) (28/9/2012), nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 68,119 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 762,2 USD; nợ công chiếm 49,9% GDP. Cùng thời điểm, nợ công toàn cầu đang ở mức trên 48.947 tỷ USD.
Nguồn: vneconomy.vn
Hình 3.1: Thông số nợ công trên Global debt clock ngày 28/9/2012
Tính ra từ năm 2007 đến cuối năm 2011, nợ công của Việt Nam đã tăng khoảng 25% (trung bình 5%/năm). Với khoản nợ này, căn cứ vào thời điểm đáo hạn thì từ nay đến 2015 mỗi năm Việt Nam phải trả nợ gốc và lãi cho nước ngoài gần 1,5 tỉ USD và mức trả nợ cao nhất sẽ rơi vào năm 2020 với con số lên đến 2,4 tỉ USD.
Việt Nam hiện nằm trong nhóm nước có mức nợ công trung bình của thế giới và cũng được xếp vào nhóm những nước có nợ công ở mức trung bình, khá thấp so với các nước khu vực Đông Nam Á như Indonesia (231 tỷ
USD), Thái Lan (185 tỷ USD), hay Malaysia (175 tỷ USD). Tuy nhiên, nợ công Việt Nam lại chiếm tới 49,4% GDP, xếp hàng cao nhất trong châu Á.