Tác động của khủng hoảng nợ công tới nền kinh tế thế giới

Một phần của tài liệu Khủng hoảng nợ công thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ( Luận văn ThS. Kinh tế ) (Trang 51)

2.3.1 Suy giảm tăng trưởng kinh tế.

Cuộc khủng hoảng nợ công tại Châu Âu đã ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế của các nước, đặc biệt là các nước trong khối Eurozone. Đồng euro liên tục bị trượt giá so với các đồng tiền khác, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động nhập khẩu hàng hóa, giá trị xuất khẩu bị sụt giảm..

Các số liệu thống kê mới nhất cho thấy, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Eurozone đã giảm liên tiếp trong hai quý cuối năm 2011 và quý đầu năm 2012, lần lượt ở mức 0,3% và 0,2%. Ðức - nền kinh tế số một Eurozone, tuy tăng trưởng 0,1% trong quý 1/2012, nhưng vẫn không đủ bù đắp cho sự sụt giảm của toàn khu vực.

Trong khi đó, nợ công của 17 nước trong Eurozone đã tăng lên mức trung bình tương đương 87,2% GDP, mức cao nhất kể từ năm 1999. Trong đó, Hy Lạp dù đã nhiều lần nhận được cứu trợ nhưng vẫn đứng đầu danh sách nợ công của châu Âu với tổng nợ bằng 165,3% GDP. Italy là nước có tỷ lệ nợ/GDP cao thứ hai châu Âu ở mức 120,1%. Tây Ban Nha đứng thứ ba với mức 68,5%, được cho là đã rơi vào đợt suy thoái mới và khó đạt mục tiêu hạ thâm hụt ngân sách xuống dưới 3% GDP .

Trước khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, GDP của Hy Lạp liên tục tăng qua các năm. Tháng 12/2008, GDP của Hy Lạp đạt tới 355,66 tỉ USD. Cuối năm 2009, khi khủng hoảng nợ công xảy ra thì GDP nước này đã giảm xuống chỉ còn 330 tỉ USD và bình quân GDP hàng năm của Hy Lạp liên tục giảm. Tháng 12/2010 đã giảm xuống mức -6,6 %.

Kinh tế châu Âu suy thoái càng làm tình hình thất nghiệp thêm trầm trọng. Theo Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone đang đứng ở mức 10,9%, mức cao nhất kể từ khi đồng euro được đưa vào sử dụng năm 1999. Trong đó, tính đến tháng 4/2012, khoảng 17,4 triệu lao động tại Eurozone ở trong tình trạng thất nghiệp.

Tỷ lệ thất nghiệp của các nước cũng có sự khác biệt lớn. Tại Áo hay Hà Lan, tỷ lệ thất nghiệp chỉ là 4,2% và 4,9%. Đức đứng hạng ba, với một tỷ lệ được coi là ổn định ở mức 5,7%. Trong khi tỷ lệ này tại Italia và Pháp lần lượt là 9,3% và 10%.

Trong khi đó tình trạng thất nghiệp tại Ireland (14,7%), Bồ Đào Nha (15%), Hy Lạp (21%). Riêng Tây Ban Nha đang là nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất tại Eurozone (23,6%), với hơn một nửa thanh niên trong độ tuổi từ 16-25 bị gạt ra ngoài thị trường lao động.

Tuy nhiên khó khăn mà các nước đang phải đối mặt đó là muốn giải bài toán nợ công thì phải cắt giảm chi tiêu trong đó có cả chi trả lương cho lao

động, như vậy sẽ có khoảng 15-25% dân số trong tuổi lao động thất nghiệp và tỉ lệ này luôn có xu hướng gia tăng trong thời gian tới. Một lực lượng lao động lớn không có cơ hội tìm kiếm việc làm, không có thu nhập sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu tiêu dùng cá nhân và tổng cầu của nền kinh tế. Nguồn vốn con người không được phát huy nên đã làm suy giảm năng suất lao động xã hội và tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng nợ công thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ( Luận văn ThS. Kinh tế ) (Trang 51)