Việc chi tiêu của các chính phủ lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đã làm cho tình trạng thâm hụt ngân sách thêm trầm trọng, nền kinh tế tiềm ẩn những rủi ro đặc biệt là trong vấn đề vay và trả nợ công.
Bảng 2.3: Bảng so sánh rủi ro nợ công của các nước
Quốc gia Thâm hụt ngân sách 2013 Nợ GDP 2013 Nợ nước ngoài (% tổng nợ) Nợ ngắn hạn (%GDP) Tài khoản vãng lai 2013 (%GDP) Hy Lạp -12,2 124,9 77,5 20,8 -10,0 Bồ Đào Nha -8,0 84,6 73,8 22,8 -9,9 Ireland -14,7 82,6 57,2 47,3 -1,7 Italia -5,3 116,7 49,0 5,7 -2,5 Tây Ban Nha -10,1 66,3 37,0 5,8 -6,0 Anh -12,9 80,3 22,1 3,3 -2,0 Mỹ -12,5 93,6 26,4 8,3 -2,6
Số liệu trong bảng 2.3 cho thấy các quốc gia có mức thâm hụt ngân sách lớn là Hy Lạp, Ireland, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ. Trong số các quốc gia này thì Hy Lạp, Ireland, Tây Ban Nha đã rơi vào khủng hoảng nợ công vì thâm hụt ngân sách lớn. Anh, Mỹ có thâm hụt ngân sách cao nhưng vấn đề nợ công không trầm trọng như các quốc gia còn lại vì trong cơ cấu nợ của các nước này thì nợ nước ngoài chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng nợ. Các khoản vay không phải là vay ngắn hạn mà chủ yếu là trung hạn và dài hạn.
Hy lạp là một trường hợp điển hình của việc chi tiêu của chính phủ lớn hơn nhiều so với nguồn thu của chính phủ. Trước khi gia nhập vào Eurozone, Hy Lạp đã có những dấu hiệu bất ổn về vấn đề ngân sách. Tuy nhiên trên giấy tờ thì Hy Lạp lại cố gắng cho thấy họ đã cắt giảm được thâm hụt ngân sách. Khi ngân hàng trung ương Châu Âu tỏ ra lo lắng về mức nợ của Hy Lạp vượt quá yêu cầu để tham gia vào Eurozone thì chính phủ Hy Lạp gây áp lực bằng cách nhấn mạnh đã có quốc gia cũng chưa đáp ứng được các yêu cầu nhưng vẫn được gia nhập vào khối.
Ngân sách Hy Lạp thu vào không được nhiều bởi chỉ có khoảng 15.000 cá nhân nộp thuế trong tổng số 11 triệu dân có thu nhập trên 100.000 euro/năm với mức thuế là 4%. Số thuế bị trốn trong 10 năm qua lên tới 35 tỉ euro. Số tiền thu được từ hành vi trốn thuế chỉ vào khoảng 20% tổng số tiền phạt. số còn lại bị thất thu và bị các cán bộ thuế bỏ túi. Tệ nạn tham nhũng tại Hy Lạp gây thiệt hại khoảng 8% GDP của quốc gia này.
Từ năm 2001 đến năm 2007, tăng trưởng GDP của Hy Lạp vẫn được ca ngợi với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 4,3% so với mức trung bình của khu vực Eurozone là 3,1%. Tuy nhiên, trong 6 năm này, trong khi chi tiêu chính phủ tăng 87% thì thu chính phủ chỉ tăng 31%, khiến cho ngân sách thâm hụt vượt quá mức cho phép 3% GDP của EU.
Như vậy, thâm hụt ngân sách quá lớn khiến cho nền kinh tế bị suy yếu, sức mạnh bên trong của nền kinh tế không đảm bảo nên gặp nhiều khó khăn trong việc xử lí vấn đề nợ công.