Khủng hoảng nợ công Châu Âu

Một phần của tài liệu Khủng hoảng nợ công thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ( Luận văn ThS. Kinh tế ) (Trang 34)

Năm 1992, sau khi liên minh Châu Âu phê chuẩn hiệp ước Maastricht thì đồng tiền chung Châu Âu( Euro) đã ra đời. Đây là bước tiến lớn trong quá trình hội nhập kinh tế ở Châu Âu. Để trở thành thành viên của của khu vực đồng tiền chung Châu Âu thì các quốc gia phải đảm bảo được những yêu cầu

nhất định trên một số phương diện cơ bản như mức thâm hụt ngân sách, lạm phát, lãi suất.

Khối liên minh Châu Âu ra đời thể hiện việc hội nhập kinh tế quốc tế ở mức độ cao của các nước tham gia. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều có chính sách phát triển kinh tế riêng không phải lúc nào cũng có sự đồng nhất với các chính sách của khối liên minh châu âu, cho nên việc đáp ứng những yêu cầu chung khi gia nhập và khi đã là thành viên của liên minh đã phần nào làm cho các chính sách vĩ mô của một số quốc gia không có hiệu quả. Có những nước chỉ đáp ứng được các tiêu chí này khi mới gia nhập, còn việc theo dõi và có biện pháp xử lí khi vi phạm các quy định này của EU lại chưa kịp thời. Nhiều thách thức đặt ra trong việc điều hành và duy trì hoạt động ổn định của khối liên minh châu âu.

Với dữ liệu từ hãng định mức tín nhiệm Moody’s , trang 24/7 Wall Street đã điểm 10 quốc gia có tỷ lệ nợ công/GDP cao nhất thế giới hiện nay (2011) bao gồm các quốc gia: Nhật Bản, Hy Lạp, Italia, Đức….

Bảng 2.1: Số liệu nợ công/ GDP của 10 nước cao nhất thế giới

Nguồn: vneconomy.vn Nước Anh Đức Pháp Mỹ Bỉ Bồ Đào Nha Ireland Italy Hy Lạp Nhật Nợ công /GDP (%) 80,9 81,8 85,4 85,5 87,2 101,6 108,1 120,5 168,2 233,1

Nguồn:vneconomy.vn Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ nợ công/ GDP của 10 nước cao nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng tiền chung Châu Âu bắt đầu khi những thành viên không thể tự ứng phó khi vấn đề tài khóa trong nước bị mất thăng bằng. Những dấu hiện đầu tiên của cuộc khủng hoảng nợ của khu vực này đã bắt đầu từ năm 2009 với sự gia tăng mức nợ công của nhóm PIIGS (Bồ Đào Nha, Ireland, Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha).

Bảng 2.2 : Nợ công và thâm hụt ngân sách nhóm PIIGS (2006- 2011 (%GDP)

2006 2007 2008 2009 2010 2011 Nợ Công Thâm Hụt Nợ Công Thâm hụt Nợ công Thâm hụt Nợ công Thâm hụt Nợ Công Thâm hụt Nợ công Thâm hụt Bồ Đào Nha 64,7 -3,9 63,6 -2,6 66,3 -2,8 76,8 -9,4 85,8 -8,5 91,1 -7,9 Ireland 24,9 3,0 25 0,1 43,9 -7,3 64 14,3 98,6 -32 Italia 106,5 -3,3 103,5 -1,5 106,1 -2,7 115,8 -5,3 118,2 -5,3 118,9 -5,0 Hy Lạp 97,8 -3,6 95,7 -5,1 99,2 -7,7 115,1 -13,6 133,3 -8,1 145,1 -7,6 Tây Ban Nha 39,6 2,0 36,2 1,9 39,7 -4,1 53,2 -11,2 64,9 -9,8 72,5 -8,8 Nguồn: vneconomy.vn

Tháng 12 năm 2009, khi Hy Lạp thừa nhận tổng dư nợ lên tới 236 tỉ euro, chiếm khoảng 115% GDP đã cho thấy cuộc khủng hoảng nợ công không còn là dự đoán mà đã xảy ra trong thực tế.

2.1.2.1Khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp

Hy Lạp vốn là nước đã từng gặp nhiều rắc rối về tài khóa. Khi trở thành nước thành viên thứ 12 của Liên minh Châu Âu, nợ chính phủ của nước này đã ở mức hơn 100% GDP. Nhiều nước thành viên đã lo ngại những vấn đề tài khóa của Hy Lạp có thể gây tổn hại tới đồng tiền chung của cả khối. Ngược lại, đối với Hy Lạp, việc trở thành thành viên của Liên minh Châu Âu mang lại rất nhiều điều kiện thuận lợi. Gia nhập khu vực đồng tiền chung Châu Âu năm 2001 là cơ hội lớn để Hy Lạp có thể tiếp cận với thị trường vốn quốc tế . Tuy nhiên, Chính phủ Hy Lạp hầu như không quan tâm đến các kế hoạch trả nợ.

Là một trong những nước có mức tăng trưởng cao (4,2%/năm) của khu vực trong giai đoạn 2000 -2007 Chính phủ Hy Lạp có điều kiện để gia tăng chi tiêu công và duy trì các lĩnh vực nhà nước đa ngành. Các lĩnh vực này chiếm khoảng 40% GDP của Hy Lạp và bao gồm khoảng 800.000 công chức trên tổng số 5 triệu người trong độ tuổi lao động. Vì thế, từ năm 1993, tỉ lệ nợ công so với GDP của Hy Lạp đã vượt quá 100%. Thậm chí, trong thời điểm tăng trưởng kinh tế tốt năm 2007 thì nợ công của Hy Lạp cũng không giảm, trong khi kinh tế ngầm (chiếm 20-30% GDP) tiếp tục phát triển, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ và du lịch. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 lại tác động mạnh đến ngành du lịch và vận tải biển – hai lĩnh vực họat động chủ yếu của Hy Lạp. Thế nhưng, chính phủ Hy Lạp vẫn không siết chặt chi tiêu ngân sách, kết quả là thâm hụt ngân sách nước này vượt trên 13% GDP và nợ công lên tới 150% GDP. Tổng số nợ công của Hy Lạp đến tháng 6- 2011 lên tới 350 tỉ Euro và mức thâm hụt ngân sách lên hai con số, còn tăng

trưởng kinh tế tiếp tục âm. Mức thâm hụt đó đã khiến cho trái phiếu chính phủ Hy Lạp bị các tổ chức định mức tín dụng lớn của thế giới đánh tụt hạng.

Như vậy, Sau khi gia nhập khu vực đồng tiền chung Châu Âu từ giữa năm 2001 đến năm 2008- khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra ngân sách Hy Lạp luôn trong tình trạng thâm hụt với mức trung bình là 5%GDP / năm trong khi tính trung bình cho toàn khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu chỉ là 2%. Đồng thời thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai trung bình chiếm khoảng 9% GDP hàng năm- mức thâm hụt tương đối cao so với mức trung bình của toàn khu vực Eurozone là 1%. Cả hai mức thâm hụt này đều vượt quá mức quy định của khu vực Eurozone khi mức trần thâm hụt ngân sách được đưa ra chỉ là 3% GDP và tỷ lệ nợ công phải dưới mức 60%GDP.

Theo số liệu nghiên cứu, nợ còn hạn của Hy Lạp lên tới 400 tỷ USD, riêng nợ đến hạn năm 2010 là 73 tỷ USD. Hy Lạp phải trả lãi suất cao tới 9% cho các khoản nợ vay có kì hạn. Nguy cơ mất khả năng thanh toán đang đè nặng lên Hy Lạp khi mà quốc gia này gặp rất nhiều khó khăn với việc thanh toán các khoản nợ cũ và các khoản nợ mới ở mức giá hợp lí. Thêm vào đó, năm 2010 khi tổ chức thống kê Châu Âu (Eurostat) đưa ra con số ước tính của thâm hụt ngân sách Hy Lạp năm 2009 là 13,6% thay cho con số ước tính của chính phủ Hy Lạp được thông báo trước đó . Tỉ lệ nợ/ GDP là gần 126,8% đã làm cho niềm tin của các nhà đầu tư càng lung lay.

Trước tình hình này, các nhà kinh tế thế giới lo sợ sự sụp đổ của nền kinh tế Hy Lạp sẽ tạo ra một hiệu ứng dây chuyền ảnh hưởng đến các quốc gia khác trong khu vực và nền kinh tế thế giới. EU và IMF đã có những động thái tích cực để đối phó với nguy cơ cuộc khủng hoảng lan rộng như lập quỹ chống khủng hoảng trị giá 750 tỷ Euro. FED đã có những hỗ trợ để ECB tiếp cận được các nguồn tài chính bằng USD.

Hy Lạp đã phải kêu gọi sự hỗ trợ từ Quỹ tiền tệ quốc tế và các quốc gia thành viên khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Gói cứu trợ 110 tỉ Euro với mức lãi suất ưu đãi 5% đã được giành cho Hy Lạp để giải cứu nền kinh tế nước này. Trong gói cứu trợ này thì các nước Eurozone bỏ ra 80 tỷ Euro và IMF là 30 tỷ.

Để nhận được sự giúp đỡ tài chính này thì điều khoản ràng buộc Hy Lạp là phải cam kết cắt giảm mức thâm hụt ngân sách xuống còn 11% GDP năm 2011 và xuống dưới mức quy định 3% năm 2013. Hy Lạp đã phải thực hiện các biện pháp như cắt giảm chi tiêu và lương của khu vực công, tăng thuế, cắt giảm lương hưu.

Khu vực công phải cắt giảm tối thiểu 1,000 Euro các khoản thưởng nửa năm, cắt giảm hoàn toàn đối với những người có thu nhập 3,000 Euro mỗi tháng; Cắt giảm 8% trợ cấp, 3% chi tiêu cho khu vực công. Không tăng lương cho khu vực công trong vòng 3 năm; chi trả tối đa 800 Euro cho khoản thưởng tháng 13 và 14 đối với những người về hưu. Ngoài ra, chính phủ cũng phải tăng thuế VAT đánh vào các mặt hàng xa xỉ và các mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng để tăng nguồn thu cho ngân sách. Những biện pháp này đã tác động rất lớn đến đời sống nhân dân nên sự phản đối quyết liệt của người dân cũng khiến cho việc giải quyết khủng hoảng gặp nhiều khó khăn.

Sau khi nhận được gói cứu trợ 110 tỷ Euro, cùng hàng loạt các biện pháp đã được chính phủ Hy Lạp thực hiện song quốc gia này vẫn tiếp tục ở trong nguy cơ bị vỡ nợ.

Tháng 7/2011, lãnh đạo 17 nước thuộc Eurozone và IMF quyết định cho vay 159 tỷ euro với lãi suất 3,5 % , đồng thời có hình thức bảo lãnh đối với trái phiếu chính phủ Hy Lạp để tiếp tục nhận được sự hỗ trợ tài chính từ ngân hàng trung ương Châu Âu.

Tháng 3/2012, các chủ nợ tư nhân đồng ý hoán đổi 85% nợ cho Hy Lạp, giúp cắt giảm khoảng 100 tỷ euro nợ khỏi nghĩ vụ nợ của quốc gia này. Ngay lập tức, ngày 9/3, Fitch và Moody’s đồng loạt tuyên bố Hy Lạp đã vỡ nợ.

2.1.2.2. Khủng hoảng nợ công của Ireland

Quốc gia tiếp theo rơi vào cơn bão khủng hoảng nợ công là Ireland khi mà Ireland chính thức kêu gọi sự hỗ trợ từ EU và IMF để xử lí các khoản nợ lên tới 70 tỷ Euro (tương đương 99 tỷ USD) nhằm giải cứu các ngân hàng của nước này.

Sau khi thị trường bất động sản nước này rơi vào khủng hoảng, giá nhà đất tụt giảm tới 60% với tổng giá trị lên tới 1.800 tỷ USD đã làm cho cả hệ thống ngân hàng đứng trước nguy cơ sụy đổ. Chính phủ phải đi vay từ bên ngoài để hỗ trợ 5 ngân hàng lớn nhất. Ireland đã vay của ngân hàng trung ương châu âu gần 180 tỉ USD. Nợ công đã trở thành vấn đề mà quốc gia này phải tìm cách giải quyết nhanh chóng.

Cuộc khủng hoảng nợ công tại Ireland đã có những dấu hiệu báo trước khi thị trường bất động sản có sự tăng giá một cách đột biến. Giá nhà đất tại Ireland đã tăng gấp 4 lần chỉ trong vòng mười năm từ 1997 đến 2007. Khi thị trường bất động sản bị sụp đổ, các khoản vay cho vay bất động sản trong các ngân hàng đã trở thành nợ xấu, đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ với hoạt động tài chính của nước này. Ngân hàng Trung ương Ireland thông báo bốn trung tâm tài chính lớn của Ireland cần khoảng 24 tỉ Euro để bù đắp khoản thâm hụt do cho vay mua bất động sản quá nhiều. Để thoát khỏi tình cảnh này, Các ngân hàng Ireland đã bán các khoản nợ xấu cho chính phủ để đổi lấy trái phiếu chính phủ. Chính phủ Ireland buộc phải cứu hệ thống ngân hàng theo cách riêng của mình, đó là tạo ra một định chế tài chính mới gọi là NAMA (National Asset Management Agency) vào năm 2009 để nhận hầu hết tất cả các khoản nợ xấu của các ngân hàng lớn của Ireland. Chính phủ Ireland đã

biến các khoản nợ tư nhân thành tài sản công và lấy ngân sách nhà nước để bù đắp phần thiếu hụt này.

Để nhận được sự hỗ trợ từ IMF và EU, Ireland cũng phải thực hiện hàng loạt các cam kết như: giảm ít nhất 10% mức lương tối thiểu, tăng thuế giá trị gia tăng, cắt giảm 25.000 biên chế trong cơ quan nhà nước, giảm lương tối thiểu của một giờ làm việc xuống còn 7,65 euro/giờ, tăng thuế và mở rộng đối tượng chịu thuế, tăng học phí đại học lên gấp 3 lần…Ireland hy vọng rằng với các biện pháp này có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng nợ công. Mức thâm hụt ngân sách giảm từ 32%GDP (2010) xuống mức 3%, giảm tỉ lệ thất nghiệp từ trên 13% xuống dưới 10% vào năm 2014. Để thực hiện cam kết này, Ireland dự định tăng thu giảm chi nhằm tiết kiệm khoảng 8 tỷ USD, nhằm giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 9,5- 9,7% GDP trong năm 2011.

Báo cáo đánh giá về tình hình kinh tế Ireland trong năm 2011 được Ủy ban châu Âu công bố cho biết: Ireland đã cam kết tuân thủ các điều khoản trong chương trình cứu trợ mà Liên minh châu Âu dành cho nước này. Do đó, tính đến nay, về cơ bản, các bước cải cách tài chính của Ireland đã đi đúng mục tiêu. Thâm hụt ngân sách của nước này năm 2011 xét trên toàn diện đã giảm dưới 10,6%- mức trần về GDP mà Liên minh châu Âu đề ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày 11/2/2013, hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P (Standard and Poor's) và Fitch đã cùng điều chỉnh đánh giá về triển vọng nợ công của Ireland từ mức "tiêu cực" lên "ổn định" (BBB+).

Khi những quốc gia đầu tiên tại khu vực Châu Âu lâm vào cuộc khủng hoảng nợ công và đang tìm cách ứng phó thì rất nhiều quốc gia khác trong khu vực cũng đứng trước nguy cơ của một cuộc khủng hoảng khi mà mức thâm hụt tài chính tương đối cao.

2.2.2.3. Khủng hoảng nợ công ở Bồ Đào Nha

Bồ Đào Nha là quốc gia thứ ba rơi vào khủng hoảng khi tuyên bố mức thâm hụt ngân sách đã lên tới 8,5 % GDP, nợ công đã xấp xỉ 90% GDP

(2010). Mặc dù Bồ Đào Nha có mức nợ công thấp hơn Hy Lạp nhưng lại có tỷ lệ thâm hụt ngân sách lớn, nợ tư nhân cao. Tổng nợ chính phủ và tư nhân của Bồ Đào Nha (không tính nợ liên ngân hàng) vào khoảng 300% GDP.

Bồ Đào Nha là nền kinh tế có sức cạnh tranh yếu nhất trong khu vực đồng Euro. Những khó khăn về kinh tế mà Bồ Đào Nha gặp phải đã hình thành từ thập kỷ trước khi tăng trưởng của Bồ Đào Nha chỉ đạt mức trung bình 1,3% trong giai đoạn 2000 – 2008 (so với mức 4 – 5% của Hy Lạp và Ireland), song nước này vẫn chi trả phúc lợi cho người dân tương đương với mức của các nước châu Âu giàu và có mức tăng trưởng cao. Mức nợ của các hộ gia đình Bồ Đào Nha được coi là cao nhất trong khối đồng Euro. Nghiêm trọng hơn, 70% các khoản nợ của Bồ Đào Nha là nợ nước ngoài, có nghĩa Bồ Đào Nha khó lòng xoay xở hay trì hoãn nợ khi đáo hạn.

Chi phí vay của Bồ Đào Nha hiện đang ở gần mức cao nhất kể từ khi đồng Euro ra đời. Tình trạng tài chính bấp bênh và bài học của Hy Lạp và Ireland là những lý do đẩy tỷ lệ lãi suất trái phiếu chính phủ 10 năm lên tới 7,8%, mức cao kỷ lục trong khu vực đồng Euro.Vì vậy, chính phủ Bồ Đào Nha buộc phải phát hành trái phiếu để vay tiền, ước tính lên đến gần 70 tỉ Euro. Mặc dù chưa vượt quá khả năng tài chính, nhưng điều lo ngại của EU là khủng hoảng Bồ Đào Nha sẽ tạo ra hiệu ứng đô-mi-nô với các quốc gia còn lại trong khu vực.

Mặc dù thâm hụt ngân sách của Bồ Đào Nha không cao như của Hy Lạp (130% GDP) và giới hạn có thể chấp nhận được, song những yếu tố bất lợi trên cùng với 70% các khoản nợ là nợ nước ngoài và mức tăng trưởng kinh tế chậm, khả năng cạnh tranh thấp khiến Bồ Đào Nha khó tiếp cận các nguồn vốn vay. Đồng thời, cuộc khủng hoảng đã tác động rất lớn tới tình hình chính trị nước này. Quốc hội Bồ Đào Nha đã phải hủy bỏ chương trình kinh tế thắt lưng buộc bụng của Chính phủ.

Tháng 4/2010, Bồ Đào Nha đã phải đề nghị sự hỗ trợ về tài chính từ bên ngoài. Theo giới phân tích đánh giá, Bồ Đào Nha cần phải có 100 tỷ USD để giải quyết những khó khăn này. Trước mắt, Bồ Đào Nha phải trả 4,2 tỷ

Một phần của tài liệu Khủng hoảng nợ công thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ( Luận văn ThS. Kinh tế ) (Trang 34)