Không minh bạch trong các hoạt động tài chính

Một phần của tài liệu Khủng hoảng nợ công thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ( Luận văn ThS. Kinh tế ) (Trang 49)

Trong hoạt động quản lí tài chính của quốc gia, có những chính phủ không tuân theo nguyên tắc quan trọng trong quản lí là phải minh bạch trong các hoạt động tài chính. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới niềm tin của các nhà đầu tư khi họ nắm được các số liệu thật.

Khi tham gia vào thị trường quốc tế, Hy Lạp đã công khai các con số thể hiện mức thâm hụt ngân sách của quốc gia, tuy nhiên các số liệu này luôn thay đổi, không nhất quán theo thời gian công bố và giữa các tổ chức công bố. Các nhà đầu tư bắt đầu lo ngại khi vào tháng 10/2009, chính phủ Hy Lạp mới lên cầm quyền đưa ra con số ước tính thâm hụt ngân sách mới cho năm 2009 là 12,9% GDP, tăng lên gần gấp đôi so với con số ban đầu là 6,7%. Các khoản chi của Chính phủ cho hoạt động quân sự, quốc phòng… đã bị che giấu và không tính vào cơ cấu chi của ngân sách nên thâm hụt ngân sách không nhiều.

Đến tháng 4/2010, Cục thống kê Châu Âu lại đưa ra con số ước tính thâm thụt ngân sách của Hy Lạp cao hơn nữa, khoảng 13,6% GDP. Các nhà đầu tư ngày càng trở nên lo lắng hơn về khả năng hoàn trả các khoản nợ đến hạn.

Như vậy việc công khai nhưng thiếu minh bạch trong số liệu thống kê của Hy Lạp đã làm mất niềm tin của các nhà đầu tư mà quốc gia này đã tạo dựng được với tư cách là một thành viên của Eurozone và giới đầu tư nhanh chóng rút vốn ồ ạt khỏi các ngân hàng của Hy Lạp, đẩy quốc gia này vào tình trạng khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường vốn quốc tế. Trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, thì minh bạch luôn là một đòi hỏi lớn của các nhà đầu tư và Hy Lạp là một minh chứng cho thấy niềm tin của thế giới với một quốc gia sẽ giảm sút nhanh chóng như thế nào khi sự minh bạch trong số liệu kinh tế của quốc gia đó không được đảm bảo.

2.2.4. Kiểm soát và quản lý nợ của chính phủ yếu kém

Nhà nước thực hiện việc quản lí nợ của mình thông qua hệ thống các ngân hàng. Hoạt động của các ngân hàng không hiệu quả dẫn đến việc cho vay tràn lan, hoặc các khoản vốn bị ồ ạt rút ra…sẽ làm tăng nợ xấu của các ngân hàng. Để tình trạng này xảy ra đã chứng minh việc yếu kém trong khâu quản lí của chính phủ cũng như của hệ thống ngân hàng.

Khủng hoảng nợ công ở Ireland được bắt đầu từ khu vực tư nhân với hành vi cho vay ồ ạt của một số ngân hàng và Chính phủ không kịp thời khống chế. Ireland từng là một trong những nền kinh tế tăng trưởng tốt nhất của khối EU với GDP tăng trưởng hàng năm khoảng 10%. Tuy nhiên khi kinh tế toàn cầu bị suy thoái thì nền kinh tế nước này cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng và nhanh chóng bị suy giảm. Nợ công của Ireland tăng hơn 500% trong giai đoạn 2001 - 2010.

Sau khi các ngân hàng thương mại cho vay nợ nhiều mà lại tập trung vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như thị trường bất động sản thì nền kinh tế nước này đã gặp phải những khó khăn đầu tiên.

Khi thị trường bất động sản bị đóng băng, phần lớn các khoản vay bất động sản trở thành nợ xấu và hệ thống ngân hàng đối mặt với nguy cơ sụp đổ. Chính phủ đã phải dùng ngân sách để cứu trợ cho các ngân hàng. Để giúp hệ thống ngân hàng, Chính phủ Ireland đã tài trợ 50 tỷ euro để quốc hữu hóa ngân hàng và tái cấp vốn cho một số ngân hàng trong nước. Ireland đã biến nợ xấu của các ngân hàng, những khoản nợ tư nhân thành nợ công. Điều này đã dẫn đến mức thâm hụt tài chính công tăng lên cao gấp 10 lần mức cho phép. Nợ công của Ireland là do Chính phủ phải xuất tiền cứu trợ cho hệ thống ngân hàng, biến nợ xấu từ khu vực tư nhân trở thành gánh nặng nợ nần của Chính phủ.

Như vậy, Việc lúng túng của chính phủ trong việc quản lí, xử lí các vấn đề tài chính sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc gia tăng nợ công. Nếu không tìm ra biện pháp thích hợp thì rất khó tránh khỏi một cuộc khủng hoảng nợ công.

2.3 Tác động của khủng hoảng nợ công tới nền kinh tế thế giới

2.3.1 Suy giảm tăng trưởng kinh tế.

Cuộc khủng hoảng nợ công tại Châu Âu đã ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế của các nước, đặc biệt là các nước trong khối Eurozone. Đồng euro liên tục bị trượt giá so với các đồng tiền khác, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động nhập khẩu hàng hóa, giá trị xuất khẩu bị sụt giảm..

Các số liệu thống kê mới nhất cho thấy, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Eurozone đã giảm liên tiếp trong hai quý cuối năm 2011 và quý đầu năm 2012, lần lượt ở mức 0,3% và 0,2%. Ðức - nền kinh tế số một Eurozone, tuy tăng trưởng 0,1% trong quý 1/2012, nhưng vẫn không đủ bù đắp cho sự sụt giảm của toàn khu vực.

Trong khi đó, nợ công của 17 nước trong Eurozone đã tăng lên mức trung bình tương đương 87,2% GDP, mức cao nhất kể từ năm 1999. Trong đó, Hy Lạp dù đã nhiều lần nhận được cứu trợ nhưng vẫn đứng đầu danh sách nợ công của châu Âu với tổng nợ bằng 165,3% GDP. Italy là nước có tỷ lệ nợ/GDP cao thứ hai châu Âu ở mức 120,1%. Tây Ban Nha đứng thứ ba với mức 68,5%, được cho là đã rơi vào đợt suy thoái mới và khó đạt mục tiêu hạ thâm hụt ngân sách xuống dưới 3% GDP .

Trước khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, GDP của Hy Lạp liên tục tăng qua các năm. Tháng 12/2008, GDP của Hy Lạp đạt tới 355,66 tỉ USD. Cuối năm 2009, khi khủng hoảng nợ công xảy ra thì GDP nước này đã giảm xuống chỉ còn 330 tỉ USD và bình quân GDP hàng năm của Hy Lạp liên tục giảm. Tháng 12/2010 đã giảm xuống mức -6,6 %.

Kinh tế châu Âu suy thoái càng làm tình hình thất nghiệp thêm trầm trọng. Theo Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone đang đứng ở mức 10,9%, mức cao nhất kể từ khi đồng euro được đưa vào sử dụng năm 1999. Trong đó, tính đến tháng 4/2012, khoảng 17,4 triệu lao động tại Eurozone ở trong tình trạng thất nghiệp.

Tỷ lệ thất nghiệp của các nước cũng có sự khác biệt lớn. Tại Áo hay Hà Lan, tỷ lệ thất nghiệp chỉ là 4,2% và 4,9%. Đức đứng hạng ba, với một tỷ lệ được coi là ổn định ở mức 5,7%. Trong khi tỷ lệ này tại Italia và Pháp lần lượt là 9,3% và 10%.

Trong khi đó tình trạng thất nghiệp tại Ireland (14,7%), Bồ Đào Nha (15%), Hy Lạp (21%). Riêng Tây Ban Nha đang là nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất tại Eurozone (23,6%), với hơn một nửa thanh niên trong độ tuổi từ 16-25 bị gạt ra ngoài thị trường lao động.

Tuy nhiên khó khăn mà các nước đang phải đối mặt đó là muốn giải bài toán nợ công thì phải cắt giảm chi tiêu trong đó có cả chi trả lương cho lao

động, như vậy sẽ có khoảng 15-25% dân số trong tuổi lao động thất nghiệp và tỉ lệ này luôn có xu hướng gia tăng trong thời gian tới. Một lực lượng lao động lớn không có cơ hội tìm kiếm việc làm, không có thu nhập sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu tiêu dùng cá nhân và tổng cầu của nền kinh tế. Nguồn vốn con người không được phát huy nên đã làm suy giảm năng suất lao động xã hội và tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia.

2.3.2. Giảm khả năng huy động vốn

Khi một quốc gia bị hạ mức tín nhiệm thì niềm tin của các nhà đầu tư bị lung lay, khả năng huy động vốn trên thị trường tài chính thế giới bị suy giảm.

Trong cuộc khủng hoảng ở khu vực Mỹ La Tinh những năm 1980, tăng trưởng GDP các nước trong khu vực chỉ còn hơn 2%. Để có tiền trả nợ, họ đã cầu viện những tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Đổi lại, các nước phải chấp nhận thắt lưng buộc bụng, phá giá nội tệ hay tự do hóa thương mại để cải thiện nền tài chính. Hậu quả là kinh tế tăng trưởng trì trệ, thu nhập bình quân đầu người giảm và chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng. Đến tận đầu thập niên 90, khủng hoảng ở Mỹ La tinh mới lắng dịu.

Đến lúc đó, hầu hết các tổ chức tài chính và ngân hàng thế giới đều đã từ chối hoặc giảm cho vay các nước châu Mỹ La tinh khác. Trong khi đó, các khoản nợ vay của chính phủ các nước lại chủ yếu là ngắn hạn và các nước gặp khó khăn trong thanh toán nợ khi các tổ chức cho vay từ chối gia hạn các khoản vay.

Tương tự là hoàn cảnh của các nước thuộc nhóm PIIGs, khi khủng hoảng nợ công đang tác động mạnh làm suy giảm tăng trưởng kinh tế quốc gia cũng như đưa đến những bất ổn về mặt xã hội thì việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay đã làm cho tình trạng này càng thêm trầm trọng. Các nhà đầu

tư rất thận trọng khi đưa ra các quyết định thậm chí từ chối cho vay, hoặc cho vay với những cam kết bất lợi với chủ thể đi vay

Đối với Hy Lạp, khi tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor's hạ bậc tín nhiệm đối với trái phiếu chính phủ của A-ten, các quỹ đầu tư lớn lập tức bán ra loại trái phiếu này, đồng thời từ chối mua vào trong các đợt phát hành tiếp theo. Nếu chính phủ muốn huy động tiền từ thị trường tài chính sẽ phải chấp nhận chi phí vốn cao hơn và sau đó, rơi vào vòng xoáy : tiếp tục bị tụt bậc tín nhiệm. Việc đưa ra xếp hạng tín nhiệm trong thời điểm nhạy cảm, dễ tổn thương của nền kinh tế có nguy cơ làm cho cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng.

Khi chính phủ Hy Lạp thực hiện các chính sách “thắt lưng buộc bụng” như giảm chi tiêu, tăng thuế, hạ lương…để nhận được sự giúp đỡ từ EU và IMF thì dẫn đến tình trạng đầu tư vào Hy Lạp giảm mạnh, đặc biệt là đầu tư trực tiếp (FDI). Trong năm 2009 tổng luồng vốn vào nước này đạt 4,5 tỷ euro. So với năm 2008 thì vốn FDI vào Hy Lạp sụt giảm khoảng 21% do hậu quả của khủng hoảng nợ công.

2.3.3 Gặp những bất ổn về tài chính:

Do tác động của khủng hoảng nợ công nên tình hình tài chính, tiền tệ của các nước dễ gặp những rủi ro, phổ biến nhất là giá trái phiếu giảm và lãi suất tăng. Lãi suất trái phiếu Hy Lạp đạt mốc 11,39% trong tháng 12 năm 2010, đây là mức lãi suất cao nhất từ năm 1998 trở lại đây. Chính phủ cần huy động vốn để trả nợ nên buộc phải phát hành trái phiếu, việc làm này đồng nghĩa với giá trái phiếu chính phủ giảm vì vậy muốn huy động người mua thì chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vào tháng 4/2010, các tổ chức định mức tín nhiệm như S&P, Moody’s và Fitch đã hạ bậc trái phiếu chính phủ Hy Lạp xuống mức rủi ro cao. S&P tính toán trong trường hợp Hy Lạp mất khả năng thanh toán thì nhà đầu tư có thể mất

30-50% giá trị các khoản đầu tư. Ngay lập tức lợi tức trái phiếu chính phủ Hy Lạp tăng mạnh, Hy Lạp gặp nhiều khó khăn hơn khi muốn huy động vốn.

Với trường hợp của Ireland, theo số liệu tháng 2/ 2011 lãi suất trái phiếu của nước này đã đạt mức kỉ lục 9,06%, mức cao nhất kể từ khi đồng euro ra đời. Mức lãi suất này khiến cho giới đầu tư gia tăng thêm nỗi nghi ngại về tình trạng nợ công nước này và họ ồ ạt bán lượng lớn trái phiếu đang nắm giữ. Ireland gần như không thể phát hành trái phiếu được nữa. Thêm vào đó chi phí bảo lãnh cho trái phiếu Ireland tăng nhanh, cứ 10 triệu euro nợ dài hạn của Ireland thì sẽ mất 595.000 euro phí bảo lãnh. Không chỉ có Hy Lạp, Ireland mà các quốc gia khác rơi vào khủng hoảng cũng đều gặp tình trạng tương tự. Thị trường tài chính không ổn định đã làm cho môi trường đầu tư không còn hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước, không huy động được được vốn, không kích thích được đầu tư… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.

Chương 3

BÀI HỌC KINH NGHIỆM NHẰM TRÁNH KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHO VIỆT NAM

3.1 Tình hình nợ công của Việt Nam hiện nay

3.1.1. Quy mô nợ công

TheoThe Economist Intelligence Unit, nợ công của Việt Nam năm 2001 mới là 11,5 tỷ USD, tương đương 36% GDP, bình quân mỗi người gánh số nợ công xấp xỉ 144 USD. Nhưng tính đến hết năm 2010, nợ công đã tăng lên 55,2 tỷ USD, tương đương 54,3% GDP. Việt Nam được xếp vào nhóm nước có mức nợ công trên trung bình. Như vậy, trong vòng 10 năm từ 2001 đến nay, quy mô nợ công đã tăng gấp gần 5 lần với tốc độ tăng trưởng nợ trên 15% mỗi năm . Nếu tiếp tục với tốc độ này thì theo tính toán đến năm 2020, nợ công của Việt Nam sẽ vượt quá 100% GDP. Nợ công đạt trên 100% GDP là một con số không nhỏ đối với một nền kinh tế đang phát triển và quy mô nhỏ, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thô và công nghiệp nhẹ như Việt Nam.

Theo công bố của Tạp chí Kinh tế The Economist, tỷ lệ nợ công năm 2011 của Việt Nam là 50,9% GDP. Nếu theo cách tính chỉ tiêu tỉ lệ nợ công/GDP của Liên hiệp quốc thì mức nợ này vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, song vẫn cao hơn nhiều so với mức khuyến cáo 30-40% ở các quốc gia đang phát triển.

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, mỗi năm nợ công tăng bình quân 20%, tương đương khoảng 350.000 tỷ đồng. Trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt khoảng 5,8%.

Nếu như năm 2010, nợ công là 1,115 triệu tỷ đồng, chiếm 51,7% GDP thì đến năm 2013 đã hơn 1,9 triệu tỷ, năm 2014 gần 2,4 triệu tỷ, dự kiến 2015 gần 2,9 triệu tỷ, chiếm trên 64% GDP. Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của của Chính phủ so với tổng thu ngân sách năm 2014 khoảng 14,2% (theo quy định của chiến lược nợ công là không quá 25%, nhưng nếu tính cả vay để đảo nợ và trả nợ vay về cho vay lại là khoảng 26,2%). Như vậy, nợ công đang tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ (năm 2010, nợ công chỉ 1,115 triệu tỷ đồng, chiếm 51,7% GDP. Nhưng đến năm 2013 đã hơn 1,9 triệu tỷ đồng, năm 2014 gần 2,4 triệu tỷ đồng, dự kiến 2015 gần 2,9 triệu tỷ đồng, chiếm trên 64% GDP.

Mức nợ công tính trên đầu người của Việt Nam năm 2010 là 580,91 USD thì đến năm 2011 là 638,55 USD. Nếu so sánh với mức nợ công bình quân trên đầu người của Trung Quốc là 714,6 USD, Indonesia là 743 USD... thì mức nợ công bình quân trên đầu người của Việt Nam không phải là cao quá.

Bảng 3.1. Nợ công tính trên đầu người của một số quốc gia ngày 12/10/2010

Quốc gia Nợ công tính trên đầu người (USD/ người)

Nhật Bản 83697 Ireland 43286 Anh 26602 Pháp 31785 Malaysia 4184 Canada 37000 Mỹ 27683 Thái Lan 2064 Philippines 1071 Indonesia 743 Trung Quốc 713,6 Việt Nam 580,91

Tuy nhiên, nếu so mức nợ công bình quân đầu người của Việt Nam vào năm 2001 xấp xỉ 112 USD; thì trong vòng 10 năm, con số này đã tăng gấp 6 lần, cho thấy gánh nặng nợ tương lai đổ lên đầu người dân ngày càng tăng.

Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com, Tính đến 13h (giờ Việt Nam) (28/9/2012), nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 68,119 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là

Một phần của tài liệu Khủng hoảng nợ công thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ( Luận văn ThS. Kinh tế ) (Trang 49)