Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ở thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 84)

Quán triệt Nghị quyết số 20-NQ/TW của Bộ Chính trị, phấn đấu xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành một thành phố xã hội chủ nghĩa văn minh, hiện đại; từ nay

đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, thành phố tiếp tục nâng cao năng lực lãnh

đạo, sức chiến đấu toàn Đảng bộ; phát huy dân chủ, tăng cường đoàn kết; huy động nguồn lực, nâng cao chất lượng tăng trưởng, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, phát triển nhanh, bền vững, với mục tiêu tổng quát là: Tiếp tục đổi mới toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu toàn Đảng bộ; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; năng động, sáng tạo, huy động mọi nguồn lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; bảo vệ môi trường, chủđộng ứng phó với biến đổi khí hậu; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân; bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị - xã hội; làm tốt vai trò đầu tàu của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đóng góp ngày càng lớn cho cả nước; từng bước trở

thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ

của khu vực Đông Nam Á.

Mục tiêu cụ thể:

- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân hàng năm 12%. - Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành dịch vụ bình quân 13%/năm. - Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp bình quân 11%/năm.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp bình quân 5%/năm. - Cơ cấu kinh tế năm 2015 (% trong GDP): ngành dịch vụ: 57%, ngành công nghiệp: 42% và ngành nông nghiệp: 1%.

- Tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm dưới 1,1%. - Hàng năm tạo việc làm mới trên 120.000 người.

- Đến cuối năm 2015, tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân trên đầu người đạt 4.800 USD.

- Đến cuối năm 2015, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghềđạt 70% trên tổng số lao

động làm việc.

- Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập 12 triệu đồng/người/năm đến cuối năm 2015 cơ bản hoàn thành (còn dưới 2%).

- Đến cuối năm 2015, đạt tỷ lệ 15 bác sĩ/10.000 dân.

- Đến cuối 2015, tỷ lệ hộ dân đô thị được cấp nước sạch đạt 98%; hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%.

- Tổng diện tích nhà ở xây dựng mới trong 5 năm đạt 39 triệu m², diện tích nhà ở

bình quân 17m²/người.

- Đến cuối năm 2015, hoàn thành xây dựng 25 xã nông thôn mới.

(Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015)

3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020

3.3.1. Giải pháp vềđầu tư cho giáo dục đào tạo

Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII nêu rõ: "Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững" (Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 BCHTWƯ khoá VIII, 1997). Đại hội XI của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế trí thức, góp phần tăng nhanh năng

Như vậy, phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ phải được coi là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH thắng lợi. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trong thời kỳ toàn cầu hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đến mọi quốc gia, dân tộc. Tốc độ phát minh khoa học ngày càng gia tăng. Khoảng cách từ

phát minh đến ứng dụng rút ngắn. Sự cạnh tranh về công nghệ cao diễn ra quyết liệt. Truyền thông về khoa học - công nghệ diễn ra sôi động. Nhiều tri thức và công nghệ

mới ra đời đòi hỏi quá trình giáo dục phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, suốt

đời để người lao động có thể thích nghi được với những biến đổi mới của khoa học - công nghệ. Giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ phải được "chuẩn hoá", "hiện

đại hoá", và hội nhập quốc tế.

- Đầu tư phát trin giáo dc đại hc, cao đẳng, k thut chuyên nghip

Để huy động thêm các nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học, Nhà nước đã đầu tư bằng các Dự án ODA và nhiều Dự án nâng cao năng lực đại học, cao đẳng bằng các nguồn vốn viện trợ không hoàn lại khác. Ngoài ra, khuyến khích các cơ sởđại học, cao

đẳng thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, tư vấn và chuyển giao công nghệ để tăng nguồn thu. Tuy nhiên, so với nhu cầu của ngành giáo dục, hàng năm các cơ sở

giáo dục vẫn thiếu kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Nhà nước huy động các nguồn lực từ xã hội, vay tín dụng nước ngoài để bổ sung nguồn vốn cho phát triển giáo dục - đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường đại hoc, cao đẳng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, riêng chính sách về đất đai, Bộ tài chính đề nghị, các địa phương có nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế thì khi quy hoạch đất làm khu công nghiệp, khu kinh tế phải dành một phần diện tích đất cho việc xây dựng trường, cơ sở đào tạo, không thu tiền thuê đất.

Theo thống kê của Bộ giáo dục - đào tạo, tính đến 2013, thành phố Hồ Chí Minh có 4 Học viện, 51 trường đại học, 74 trường cao đẳng, 44 trường trung cấp. Tổng số

sinh viên/giảng viên bình quân trung của cả hệ thống giáo dục đại học năm học 2012 là 27,15 sinh viên/giảng viên. Khối các trường ngoài công lập, bình quân 31,1 sinh viên/giảng viên.

Các dự án đầu tư xây dựng trường đại học đã và đang được triển khai trên nhiều

địa bàn. Thời gian gần đây, trước đòi hỏi của các nhà tuyển dụng, cũng như của xã hội, các trường đại học đang đầu tư điều chỉnh chương trình giảng dạy, đầu tư xây dựng mở rộng giảng đường, khu vực nghiên cứu khoa học, thư viện, phòng thí nghiệm, …các điều kiện cơ sở vật chất cho sinh viên, học viên…Các trường đại học đang liên kết với các doanh nghiệp, với ngân hàng, công ty thực hiện nhiều hội thảo hướng nghiệp, tạo mối liên kết, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, ngoài các doanh nghiệp trong nước. Nhiều trường còn liên kết đào tạo với các trường đại học nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài, nhằm tạo ra một môi trường giáo dục quốc tế, tiến tới ngang tầm khu vực và đạt trình độ thế giới.

Vềđầu tư phát triển trường đào tạo nghề, kỹ thuật chuyên nghiệp, hiện thành phố

có khoảng 80 cơ sở dạy nghề thuộc các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế, bao gồm: hơn 44 trường Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề (trong đó có 47,57% trường ngoài công lập); còn lại khoảng 38 cơ sở dạy nghề (trong đó có 67% ngoài công lập) và hàng chục cơ sở dạy nghề khác tham gia dạy nghề ngắn hạn.

- Đầu tư phát trin nâng cao dân trí, giáo dc hướng nghip:

Chăm lo, phát huy, bồi dưỡng nguồn lực con người là bộ phận quan trọng nhất trong chiến lược con người, là nhiệm vụ trung tâm của sự nghiệp giáo dục nước ta trong những năm tới, nhằm tạo ra những điều kiện cơ bản để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo nói chung thì học nghề được quy định trong Bộ

Luật Lao động, học nghề gắn chặt với lao động và việc làm, hướng vào thế giới lao động,

Đặc biệt trong kinh tế thị trường, đểđứng vững trong cạnh tranh, chất lượng là hàng đầu, kể cả chất lượng lao động, chất lượng nguồn nhân lực tạo ra của cải đó. Nhiều nước trên thế giới coi đào tạo nghề là một biện pháp chiến lược phát triển kinh tế quốc dân, “Các

nước phát triển đều thiết lập rất sớm các trung tâm dạy nghề, thời gian học ngắn, thực hành là chính, nhằm vào những nghề mà thị trường đang cần” (Trương Văn Sang, 2006).

Phải đổi mới căn bản chất lượng giáo dục đào tạo, Trí tuệ là lực lượng vật chất quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế. Đổi mới công nghệ có ý nghĩa then chốt, trong đó có cả việc đổi mới công nghệ tư duy, tư duy trong hoạch định chính sách và cả trong tổ chức thực hiện chính sách.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước cần có quy chế chung cho hoạt động dạy nghề

và học nghề. Cho phép mọi cá nhân, doanh nghiệp, công ty thuộc các thành phần kinh tế khác nhau được mở các cơ sở đào tạo nghề, gắn các trường lớp đào tạo với các cơ

sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm giới thiệu việc làm một cách có hệ thống. Có quy định trả phí đào tạo đối với người sử dụng các lao động được đào tạo (trả

cho trường lớp đào tạo nếu nhận từ trường, lớp, trả cho chủ sử dụng cũ nếu là chuyển nhượng lao động).

Đưa trường lớp dạy nghề về gắn khu dân cư, Phấn đấu mỗi huyện có một trung tâm dạy nghề. Đây là một hoạt động thiết thực không chỉ nâng cao trình độ nghề

nghiệp mà còn giải quyết tốt nguồn lao động tại chỗ.

Giáo dục ý thức và tâm lý coi trọng nghề trong thanh thiếu niên các trường phổ

thông cơ sở và phổ thông trung học. Thành phố cần có biện pháp định hướng, phân luồng cho học sinh ngay khi còn ở bậc phổ thông.

Khai thác khả năng về chuyên gia, kỹ thuật gia và cơ sở vật chất hiện có của các trường đào tạo nghề, các trung tâm liên kết của thành phố đối với các trường đại học lâu nay đang đào tạo. Gắn kết việc đào tạo một cách thiết thực tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với xu thế

quốc tế hóa, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề là một giải pháp quan trọng theo xu thế phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới. Để làm được việc này ngân sách dành cho

đào tạo cần tập trung ưu tiên cho trường nghề để thực hiện đào tạo dài hạn là chủ yếu những lao động có tay nghề cao đáp ứng được các kỹ thuật mới với công nghệ hiện đại.

Quy định rõ trình độ và tay nghề của các giáo viên dạy nghề tương ứng với các nghề và cấp nghềđào tạo, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các quy định này ở các trường, trung tâm dạy nghề công lập và các cơ sở tư nhân. Đổi mới trang thiết bị dạy nghề, phương pháp truyền nghề, dạy nghề học nghề của các nước khu vực và quốc tế.

Vấn đề tạo động lực để kích thích mọi người chăm học, chăm làm, động viên tính tích cực xã hội của người lao động làm cho họ năng động, thiện chí, cầu tiến, từ đó đi đến sáng tạo là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong tổ chức quản lý vĩ mô, cũng như vi mô nguồn lực con người, lực lượng lao động.

Ở nước ta, xã hội hóa giáo dục trong thời gian qua đã mang lại kết quả tốt. Giải pháp xã hội hóa giáo dục khi nguồn ngân sách quốc gia có hạn, mâu thuẫn với yêu cầu phát triển thì càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Do vậy, xã hội hoá cần thực hiện một cách toàn diện, thể hiện ở một số nội dung sau:

- Xã hội hóa trong việc tạo điều kiện để phát triển trường lớp như: ưu tiên vềđịa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điểm, mặt bằng cho việc xây dựng trường, hiến đất xây dựng trường, đơn giản hóa các thủ tục xây dựng trường, vay vốn lãi suất ưu đãi, miễn giảm thuế…

- Xã hội hóa nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho việc dạy và học bằng các hình thức:

+ Đóng góp bắt buộc đối với các học sinh đang học, coi đây là trách nhiệm của gia đình vì sự nghiệp giáo dục, bên cạnh đó có xem xét miễn, giảm cho đối tượng con hộ nghèo, gia đình chính sách, con em đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Huy động các nguồn vốn thông qua nhiều kênh để huy động các nguồn lực trong dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, các tổ chức phi Chính phủ quốc tế tham gia trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Thành phố.

- Xã hội hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên thông qua việc cân đối nhu cầu để thông báo nhu cầu giáo viên hàng năm và 5 năm với số lượng và bộ môn cụ thể cho toàn dân biết đểđịnh hướng nhân dân tựđào tạo.

- Xã hội hóa trách nhiệm huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường, trách nhiệm cá nhân và gia đình trong việc thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ,

phổ cập trung học cơ sở. Gắn trách nhiệm của nhà trường với trách nhiệm của phụ

huynh trong quá trình học tập.

- Đầu tư cơ s vt cht trường lp, đội ngũ giáo viên đạt chun:

Để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, phải tập trung nguồn lực để, xây dựng nâng cấp một số cơ sở giáo dục, đào tạo đạt chuẩn khu vực và quốc tế; xây dựng hệ thống trường phổ thông chất lượng cao ở các huyện, thành phố; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề chất lượng cao, nâng cấp một số trường trung cấp chuyên nghiệp, trường trung cấp nghề lên cao đẳng, đại học. Đồng thời liên doanh, liên kết xây dựng các cơ sở đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề trong thành phố, kể cả cơ sở 100% vốn nước ngoài để hình thành cơ sởđào tạo có uy tín trong nước.

Thành phốđã xây mới và kịp đưa vào sử dụng 1.095 phòng học với tổng số vốn

đầu tư trên 1.030 tỷđồng. Nhiều phòng học khác cũng được duy tu sửa chữa, mua sắm thêm thiết bị dạy và học. Thành phố cũng hỗ trợ lãi suất cho vay 495 tỷđồng để các cơ

sở giáo dục ngòai công lập sửa chữa, đầu tư trường lớp. Nhưng cũng còn 86 dự án xây dựng trường lớp không kịp hòan thành, phải chuyển tiếp đến năm sau do cơ chế tài chính chưa đáp ứng kịp.

Mặt khác, việc ưu tiên đầu tư xây dựng thêm phòng học, trường học cũng chưa

đáp ứng kịp tốc độ tăng số lượng học sinh. Từđó, việc triển khai giảm sỹ số học sinh, tăng số lớp học hai buổi một ngày, nhân rộng mô hình trường chất lượng cao, đổi mới trong dạy và học…cũng còn hạn chế.

Đầu tư đổi mới chất lượng hệ thống giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe, văn hóa xã hội là quyết sách quan trọng. Công việc này phải bắt đầu từ quyết tâm xây dựng

đội ngũ giáo viên có chất lượng cao cho các cấp học ở nước ta. Tôn vinh và bảo vệ

người tài, đề cao những phát minh sáng chế có giá trị là công việc có ý nghĩa to lớn đối với tăng trưởng. Việc tạo các sản phẩm văn hóa làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho dân tộc cũng góp phần vật chất cho quá trình và mục đích tăng trưởng kinh tế

- Đổi mi qun lý giáo dc và phát trin đội ngũ nhà giáo và cán b qun lý giáo dc

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ làm cơ sở

triển khai thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 84)