Phân tích xu hướng nhu cầu lao động ở thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 77)

đoạn 2011 -2015

Nhận định chung về thị trường lao động thành phố năm 2013 phát triển theo xu hướng nâng cao chất lượng song song với tiếp tục khắc phục những hạn chế khó khăn, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu sẽ tồn tại nhiều nghịch lý và biến động.

Căn cứ chỉ tiêu tăng trưởng GDP của thành phố, căn cứ chương trình việc làm thành phố năm 2013 và tổng hợp thông tin về nhu cầu nhân lực; dự kiến nhu cầu nhân lực thành phố năm 2013 có 270.000 chỗ làm việc trống, trong đó 140.000 chỗ làm việc mới. Nhu cầu tuyển dụng tập trung nhiều vào những ngành nghề kinh doanh, dịch vụ

như: nhân viên kinh doanh, bán hàng, dịch vụ - phục vụ, y tế - chăm sóc sức khỏe, du lịch, tư vấn - bảo hiểm và nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong các ngành nghề như: cơ khí, xây dựng, công nghệ thông tin, điện tử, điện - điện công nghiệp - điện lạnh…

Việc tái cơ cấu bộ máy nhân sự chú trọng chất lượng, trình độ là xu hướng của năm 2011-2015 và những năm sắp tới, sẽ tiếp tục tình hình thị trường lao động tồn tại những nghịch lý giữa nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu tìm việc, cả về số lượng và trình

tin, kế toán - kiểm toán, quản lý điều hành - kinh doanh, …Với các chính sách kích cầu, hỗ trợ sản xuất kinh doanh của thành phố. Năm 2013, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến sẽ giảm khó khăn và có khả năng phát triển thu hút nhiều lao

động. Dựđoán năm 2014, xu hướng nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông cho các ngành sản xuất, chế biến như dệt may - giày da, chế biến thực phẩm, nhựa - bao bì, xây dựng, cơ khí, điện tử tăng, nhưng không nhiều như các năm trước, trong năm 2013 nhu cầu khoảng 65.000 chỗ làm việc trống, trong đó có khoảng 43% nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông. Trong năm 2013 thị trường lao động dự báo ổn định so với năm 2012, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tăng, dự kiến trung bình nhu cầu tuyển dụng khoảng 70.000 chỗ làm việc trống mỗi, tập trung thu hút lao động ở một số ngành nghề như: cơ khí, công nghệ thông tin, quản lý nhân sự, hóa - hóa chất, marketing - nhân viên kinh doanh, bán hàng, dịch vụ - phục vụ, y tế - chăm sóc sức khỏe, xây dựng - kiến trúc, dệt may - giày da …, nhu cầu khoảng 65.000 chỗ làm việc trống, trong đó khoảng 30% nhu cầu lao động bán thời gian (Theo số liệu phụ lục 18).

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)