Định hướng phát triển nguồn nhân lực ở thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 82)

năm 2020

Nâng cao số lượng nhân lực được đào tạo theo các cấp trình độ, chú ý nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm cung ứng cho các ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố; tăng tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong nền kinh tế với cơ cấu hợp lý.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn chú trọng yếu tố

con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của xã hội. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đại hội Đảng lần thứ VIII (6-1996) đã nêu quan điểm: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững”. Và “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH”.

Quan điểm về đào tạo nguồn nhân lực cho thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2020 đã được thể hiện trong Nghị quyết của lần thứ XI, như sau:

Một là, đặc trưng về con người XHCN nêu trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) được diễn đạt gọn hơn song vẫn bảo đảm đúng bản chất xã hội XHCN mà chúng ta xây dựng. Đó là: “Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.

Để phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và thực hiện được mục tiêu phát triển con người mà Cương lĩnh 2011

đề ra. Đảng ta nhấn mạnh: “Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”.

Hai là, phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, là khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2020. Đại hội

Đảng lần thứ X (2006) đã chỉ rõ, để thực hiện thắng lợi công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tức là, chuyển hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo chiều rộng sang chiều sâu, coi trọng và gia tăng chất lượng của nguồn nhân lực.

Ba là, phải “gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”.

Trong điều kiện khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức phát triển nhanh chóng, những nước có trình độ phát triển thấp vẫn có thể tận dụng thời cơ, ứng dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ hiện đại để vươn lên tránh nguy cơ tụt hậu và tạo ra sự phát triển nhanh, bền vững. Điều đó chỉ trở thành hiện thực nếu có sự gắn kết chặt chẽ giữa đầu tư gia tăng nhanh chóng chất lượng nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến.

Do vậy, phát triển kinh tế - xã hội luôn gắn chặt với việc phát triển con người, kinh tế phát triển tạo điều kiện cho con người phát triển, ngược lại khi con người phát triển toàn diện thì xã hội lại càng phát triển hơn. Đó là đòn bẩy để thúc đẩy kinh tế

phát triển; con người với vai trò là trung tâm của mọi hoạt động nhưng phải “vừa Hồng vừa Chuyên”; Như vậy, đó mới là nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Thành phố Hồ Chí Minh muốn đẩy mạnh việc phát triển kinh tế - xã hội thì một nhiệm vụđòi hỏi vô cùng cấp bách và quan trọng là phải có những đột phá về cơ chế,

chính sách và đồng bộ trong quản lý và điều hành, thực sự “coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, coi phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm không tách rời với việc phát triển kinh tế - xã hội; với quan điểm trên ta cần đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất để tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội phát huy trình độ và năng lực trong lĩnh vực mà họ đảm nhận, tạo môi trường làm việc để người lao động có cơ hội thể hiện năng lực của mình, được thăng tiến, có thu nhập cao và ổn định; góp phần tạo nền móng cho ổn định chính trị, trật tự

và an toàn xã hội; đó cũng là quan điểm chung mà Đảng và Nhà nước ta trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)