Phân tích thực trạng cung và cầu lao động ở thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 73)

3.1.1.1. Phân tích cung lao động ở thành phố Hố Chí Minh

Bảng 5: Nhu cầu tìm việc theo trình độở thành phố Hồ Chí Minh năm 2012

Trình độ Đơn vị

Sơ cấp CN-KT lành nghề Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên học đại Người 35.860 31.428 586.650 1.143.886 2.159.241 72.123 Tỷ lệ % 0,89 0,78 14,56 28,39 53,59 1,79

(Nguồn: Cục Thống kê, Điều tra Lao động và Việc làm thành phố Hồ Chí Minh năm 2012)

Qua số liệu bảng 5 cho thấy nhu cầu tìm việc phân theo trình độ năm 2012: Đối với trình độ sơ cấp nghề, công nhân - kỹ thuật có nhu cầu tìm việc rất thấp chiếm 1,67%, còn đối với trình độ trung cấp có nhu cầu tìm việc là 14,56% vẫn cao hơn so với trình độ sơ cấp. Đối với trình độ cao đẳng nhu cầu tìm việc cao 28,39%. Còn ở

trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất là 53,59%. Tuy nhiên cầu về lao động phân theo trình độ trên thị trường lao động ở thành phố Hồ Chí Minh thì ngược lại, nhu cầu về

lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao 45,13% năm 2011 và có sự giảm nhẹ vào năm 2012 là 40,2% tuy nhiên vẩn còn cao so với nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn. Một nghịch l y của thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh là nguồn cung về

lao động qua đào tạo cao ngược lại nhu cầu về lao động qua đào tạo laị thấp, chẳng hạn như nhu cầu tìm việc ở trình độ cao đẳng 28,39%, đại học 53,59% với một tỷ lệ

cao, còn nhu cầu lao động ở trình độ cao đẳng 12,3%, đại học 12,1% lại thấp. Qua đó cho thấy cung - cầu lao động ở thành phố Hồ Chí Minh chưa tương xứng. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp cao, thừa lao động có trình độ chuyên môn cao hay nói cách khác là thừa thầy thiếu thợ.

Biểu đồ 7: Nhu cầu tìm việc theo trình độở thành phố Hồ Chí Minh năm 2012

(Nguồn: Cục Thống kê, Điều tra Lao động và Việc làm thành phố Hồ Chí Minh năm 2012)

3.1.1.2. Phân tích cầu lao động ở thành phố Hố Chí Minh

Bảng 6: Chỉ số nhu cầu nhân lực theo trình độ chuyên môn năm 2011-2012

Trình độ Năm Lao động chưa qua đào tạo Sơ cấp nghề CN - KT lành nghề Trung cấp đẳCao ng Đại học đạTrên i học 2011 1.227.684 317.744 183.756 624.033 470.873 463.217 33.306 45,13% 8,3% 4,8% 16,3% 12,3% 12,1% 0,87% 2012 1.619.733 221.605 193.401 995.209 443.211 511.707 44.321 40,2% 5,5% 4,8% 24,7% 11% 12,7% 1,1%

(Nguồn: Cục Thống kê, Điều tra Lao động và Việc làm thành phố Hồ Chí Minh năm 2012)

Về cơ cấu trình độ chuyên môn, năm 2012 nhu cầu tuyển dụng lao động phổ

thông giảm 4,39% so với năm 2011, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao chiếm 40,2% trong tổng nhu cầu tuyển dụng. Lao động có tay nghề, trình độ cao và kinh nghiệm là đối tượng được các doanh nghiệp chú trọng tuyển dụng trong năm 2012 cụ thể: lao động có trình độ cao đẳng - đại học - trên đại học chiếm 24,8%. Lao động từ sơ cấp nghề

đến trung cấp chiếm 35%. Qua đó cho thấy xu hướng cầu về lao động chưa qua đào tạo có xu hướng giảm, cầu về lao động qua đào tạo có xu hướng tăng. Đây là tín hiệu tốt đối với thị trường lao động ở thành phố.

Biểu đồ 8: Chỉ số nhu cầu nhân lực theo trình độ chuyên môn năm 2011-2012

(Nguồn: Cục Thống kê, Điều tra Lao động và Việc làm thành phố Hồ Chí Minh năm 2012)

Cơ cu ca lc lượng lao động chia theo khu vc kinh tế thành ph H Chí Minh

Theo số liệu phụ lục 5 có thể thấy khu vực kinh tế thu hút nhiều lao động nhất là khu vực dịch vụ. Cho thấy thị trường lao động đang đi theo hướng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của thành phố những năm vừa qua và sắp tới, xu hướng phát triển khu vực kinh tế dịch vụ về nhu cầu lao động tăng lên hằng năm, ước tính năm 2012, tỷ lệ lực lượng lao động làm việc trong 3 khu vực cụ thể như sau: Nông - Lâm - Ngư nghiệp (2,31%), Công nghiệp - Xây dựng (43,77%), Dịch vụ (53,92%).

3.1.1.3. Phân tích cung - cầu lao động ở thành phố Hồ Chí Minh

Thị trường lao động thành phố tiếp tục có sự chênh lệnh cung - cầu, một số

ngành nghề biểu hiện tương đối rõ nét sự chênh lệch cung - cầu như:

Tài chính - Ngân hàng: là ngành nghề có số lượng người tìm việc làm luôn luôn vượt so với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong những năm trở lại đây. Năm 2012, nhiều ngân hàng thực hiện tái cơ cấu bộ máy nhân sự, hàng loạt thay đổi nhân sự không chỉở vị trí cao cấp mà còn ở các cấp trung và thấp, nhiều ngân hàng cắt

giảm nhân sự, tuy nhiên đa số các ngân hàng vẫn tiếp tục việc tuyển dụng mới nhân sự, nhân sự Tài chính - Ngân hàng có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi là yêu cầu cần thiết của nhiều doanh nghiệp về nhu cầu tuyển dụng năm 2012 và các năm tới để đáp

ứng được việc tái cơ cấu bộ máy nhân sự của hệ thống ngân hàng.

Kế toán - Kiểm toán: Ngành nghề có nhiều biến động về nhân sự, đặc biệt là nhân sự có chuyên môn giỏi, tuy là nhóm ngành nghề liên tục được tuyển dụng và có nhu cầu, nhưng nhân lực tìm việc trong nhóm ngành nghề này luôn cao hơn so với nhu cầu tuyển dụng ở tất cả các trình độ.

Cơ khí: Tuy nhu cầu tuyển dụng năm 2012 giảm so năm 2011, nhưng nguồn cung nhân lực chỉ đáp ứng 50% nhu cầu tuyển dụng, đặc biệt ở trình độ từ trung cấp

đến đại học, Các doanh nghiệp luôn không tuyển đủ người, cho dù đã đặt hàng đào tạo và không yêu cầu quá cao về tay nghề, trình độ. Năm 2012, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đào tạo chỉ khoảng 9.000 sinh viên, học sinh nhưng chỉ tuyển đạt dưới 50%.

Xây dựng - Kiến trúc: Cùng với sự khó khăn của nền kinh tế, thị trường bất động sản cũng không mấy sáng sủa, hàng loạt doanh nghiệp trong ngành kiến trúc - xây dựng tạm ngưng hoặc ngưng hoạt động, đặc biệt những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, trong năm 2012 nhu cầu tuyển dụng giảm gần 50% so năm 2011, tỷ lệ người lao động trong ngành kiến trúc - xây dựng thất nghiệp cũng khá cao, Số chỗ làm việc trống chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu tìm việc làm ở các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học.

Công nghệ thông tin: Nhu cầu tuyển dụng trong năm 2012 tăng 66,22% so với năm 2011, đặc biệt nhu cầu tuyển dụng trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên ngành như lập trình viên, kỹ sư hệ thống mạng, kỹ sư phần cứng, tester, nhân viên phát triển phần mềm, thiết kế lập trình web, lập trình mobile … nhưng nguồn cung nhân lực chỉ đáp ứng 70% nhu cầu tuyển dụng và nguồn cung đa số là sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng còn hạn chế về kỹ năng, chưa phù hợp yêu cầu chuyên ngành kể cả kiến thức ngoại ngữ.

Marketing - Nhân viên kinh doanh, Bán hàng, Dịch vụ - Phục vụ: Năm 2012 nhu cầu tuyển dụng chiếm 44,70% tổng nhu cầu tuyển dụng, trong đó nhu cầu lao

xu hướng tăng nhu cầu nhân lực vào thời điểm cuối năm. Xu hướng tuyển dụng trong nhóm ngành này ngày càng chú trọng về chất lượng và trình độ.

Đối với các nhóm ngành nghề khác, thì nhu cầu tuyển về công nhân kỹ thuật lành nghề, nhân lực có trình độ cao, nhân lực quản lý cũng luôn là yêu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp.

Nhận định chung về tình hình thị trường cung - cầu nhân lực của thành phố

Hồ Chí Minh năm 2012 còn những vấn đề cần được quan tâm:

- Nhu cầu đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chưa đồng bộ với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Chất lượng, số lượng, cơ cấu đào tạo chưa đáp ứng, chưa cân đối phát triển nhân lực. - Các chính sách thu hút công nhân kỹ thuật lành nghề, nhân lực chất lượng cao của đa số doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa rõ nét.

- Biến động, dịch chuyển lao động vẫn còn cao tới 20%

3.1.2. Phân tích xu hướng nhu cầu lao động ở thành phố Hồ Chí Minh giai

đoạn 2011 -2015

Nhận định chung về thị trường lao động thành phố năm 2013 phát triển theo xu hướng nâng cao chất lượng song song với tiếp tục khắc phục những hạn chế khó khăn, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu sẽ tồn tại nhiều nghịch lý và biến động.

Căn cứ chỉ tiêu tăng trưởng GDP của thành phố, căn cứ chương trình việc làm thành phố năm 2013 và tổng hợp thông tin về nhu cầu nhân lực; dự kiến nhu cầu nhân lực thành phố năm 2013 có 270.000 chỗ làm việc trống, trong đó 140.000 chỗ làm việc mới. Nhu cầu tuyển dụng tập trung nhiều vào những ngành nghề kinh doanh, dịch vụ

như: nhân viên kinh doanh, bán hàng, dịch vụ - phục vụ, y tế - chăm sóc sức khỏe, du lịch, tư vấn - bảo hiểm và nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong các ngành nghề như: cơ khí, xây dựng, công nghệ thông tin, điện tử, điện - điện công nghiệp - điện lạnh…

Việc tái cơ cấu bộ máy nhân sự chú trọng chất lượng, trình độ là xu hướng của năm 2011-2015 và những năm sắp tới, sẽ tiếp tục tình hình thị trường lao động tồn tại những nghịch lý giữa nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu tìm việc, cả về số lượng và trình

tin, kế toán - kiểm toán, quản lý điều hành - kinh doanh, …Với các chính sách kích cầu, hỗ trợ sản xuất kinh doanh của thành phố. Năm 2013, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến sẽ giảm khó khăn và có khả năng phát triển thu hút nhiều lao

động. Dựđoán năm 2014, xu hướng nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông cho các ngành sản xuất, chế biến như dệt may - giày da, chế biến thực phẩm, nhựa - bao bì, xây dựng, cơ khí, điện tử tăng, nhưng không nhiều như các năm trước, trong năm 2013 nhu cầu khoảng 65.000 chỗ làm việc trống, trong đó có khoảng 43% nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông. Trong năm 2013 thị trường lao động dự báo ổn định so với năm 2012, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tăng, dự kiến trung bình nhu cầu tuyển dụng khoảng 70.000 chỗ làm việc trống mỗi, tập trung thu hút lao động ở một số ngành nghề như: cơ khí, công nghệ thông tin, quản lý nhân sự, hóa - hóa chất, marketing - nhân viên kinh doanh, bán hàng, dịch vụ - phục vụ, y tế - chăm sóc sức khỏe, xây dựng - kiến trúc, dệt may - giày da …, nhu cầu khoảng 65.000 chỗ làm việc trống, trong đó khoảng 30% nhu cầu lao động bán thời gian (Theo số liệu phụ lục 18).

3.1.2.1. Xu hướng nhu cầu nhân lực theo ngành nghề Hồ Chí Minh giai đoạn 2011- 2015 2011- 2015

Thành phốđang tập trung phát triển 4 lĩnh vực chủ lực là cơ khí - tựđộng hóa, công nghệ thông tin - điện tử, hóa chất, công nghệ thực phẩm và 9 nhóm ngành dịch vụ. Hiện nay và những năm tới, thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển theo chiều hướng đổi mới công nghệ, nâng cao quản lý; phát triển quy mô sản xuất kinh doanh, quy mô doanh nghiệp tạo nhiều chỗ làm mới thu hút lao động với nhiều ngành nghềđa dạng, đặc biệt nhu cầu việc làm chất lượng cao. Thực tế cho thấy, thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua luôn thiếu lao động qua đào tạo có trình độ tay nghề giỏi, số lao động đã qua đào tạo nghề vẫn còn thấp, chiếm khoảng 59% tổng số lao động. Trong khi đó, nhiều ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lớn là công nghệ hàn, công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, công nghệ kỹ thuật

điện - điện tử, mỹ thuật công nghiệp, kiến trúc - xây dựng, công nghệ thực phẩm. Theo quy hoạch phát triển nhân lực thành phố giai đoạn 2011-2020, trong giai

công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, đảm bảo nhu cầu lao động chất lượng cao cho 9 ngành dịch vụ, 4 ngành công nghiệp chủ lực (cơ khí chế tạo chính xác và tựđộng hóa,

điện tử và công nghệ thông tin, chế biến thực phẩm theo hướng tinh chế, hóa chất - hóa dược và mỹ phẩm) (Theo số liệu phụ lục 19).

Nhìn chung để hiện địa hóa ngành công nghiệp từ nguồn vốn FDI, UBND thành phố Hồ Chí Minh đang kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các dự án về

công nghiệp công nghệ cao, đầu tư sản xuất các loại sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, xây dựng hạ tầng đô thị, điện, xử lý chất thải, y tế, giáo dục... Đối với các khu công nghiệp và khu chế xuất, chủ trưởng của thành phố Hồ Chí Minh là tập trung mời gọi đầu tư vào 4 ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ cao gồm ngành cơ khí, điện tử- tin học, hóa chất và tinh chế lương thực - thực phẩm.

Theo Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh, trong hai năm 2011-2012, bình quân ngành công nghiệp cơ khí của thành phố Hồ Chí Minh đạt mức tăng trưởng 13,4%, ngành cơ khí được xác định là ngành công nghiệp trọng yếu (chiếm 20% - 21% giá trị gia tăng trong công nghiệp) của hoạt động kinh tế thành phố.

Trong vài năm gần đây, ngành cơ khí của thành phố Hồ Chí Minh không ngừng thu hút được những dự án đầu tư lớn, sử dụng công nghệ mới trong sản xuất. Tuy vậy, ngành công nghiệp cơ khí đang cần đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực cơ khí khuôn mẫu, công nghệ đúc mẫu chảy, công nghệ nhựa Furan để thay thế hàng nhập khẩu và tạo ra sản phẩm có giá thành rẻ hơn để phục vụ cho ngành xay xát, bào chế dược, chế biến thực phẩm.

Hiện tại ngành điện tử - công nghệ thông tin của thành phố Hồ Chí Minh có tốc

độ tăng trưởng bình quân 4,6%/năm (trong năm 2011-2012), chiếm hơn 27% thị phần cả nước. Trong lĩnh vực này, nhiều dự án lớn của Intel, Nidec sản xuất sản phẩm công nghệ vi mạch, bo mạch điện tử, bán dẫn và nhiều dự án gia công phần mềm, sản xuất sản phẩm sử dụng năng lượng mặt trời thay thế năng lượng điện… thành phố Hồ Chí Minh đang có lợi thế về hạ tầng (Khu Công nghiệp Phần mầm Quang Trung và Khu công nghệ cao), nhiều chuyên gia giỏi để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài hợp tác

Ngành công nghiệp chế biến tinh lương thực, thực phẩm đang được UBND thành phố Hồ Chí Minh định hướng phát triển từ đổi mới thiết bị, công nghệ, sản xuất sản phẩm tinh chế, hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao. Đây là lĩnh vực cần vốn FDI để hướng đến mức tăng trưởng ở mức 16-16,5% trong cơ cấu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai.

Ngành công nghiệp hóa chất (năm 2011- 2012) đạt giá trị sản xuất tăng 8,8%, nhưng tỷ trọng ngành hóa chất trong công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tăng từ 18,1% (năm 2005) lên 20% (năm 2012), chiếm khoảng 39- 45% sản lượng cả

nước. Ngành công nghiệp hóa chất của thành phố Hồ Chí Minh đang phát triển theo hướng bảo vệ môi sinh, môi trường và nâng cao giá trị gia tăng, vì vậy đòi hỏi lượng vốn FDI nhiều hơn, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư bằng công nghệ hiện đại.

Biểu 9: Nhu cầu nhân lực theo ngành nghề thành phố Hồ Chí Minh giai

đoạn 2012 – 2015

(Nguồn: Cục Thống kê, Điều tra Lao động và Việc làm thành phố

Hồ Chí Minh năm 2012)

Qua bảng trên cho thấy xu hướng ngành nghề cần nhiều lao động nhất là ngành marketing - kinh doanh - bán hàng chiếm 27,08%, kế tới là ngành du lịch - nhà hàng -

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 73)