Nguyên nhân chủ yếu của tồn tại trên

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 70)

Một là, xã hội nhận thức chưa đúng vềđào tạo nghề nghiệp, nên địa vị của trung cấp chuyên nghiệp hay trung cấp nghề trong thực tế không được coi trọng, chưa có biện pháp thiết thực nhằm thực hiện chủ trương phân luồng học sinh phổ thông nên không thu hút được nhiều học sinh vào các lọai hình đào tạo nghề nghiệp.

Hai là, hệ thống các trường chuyên nghiệp và dạy nghề thiếu các thông tin dự

báo về nhu cầu đào tạo theo ngành nghề, thiếu thông tin về thị trường lao động ở thành phố, chưa có sự quan tâm, tham gia tích cực vào quá trình đào tạo ở nhà trường của các cơ sở sử dụng lao động nên chưa tạo được cầu nối giữa đào tạo - sử dụng lao động.

Ba là, nguồn lực đầu tư cho dạy nghề không đúng mức và chưa hợp lý, chế độ

chính sách lạc hậu nhưng chưa có những giải pháp thỏa đáng để giải quyết kịp thời những mâu thuẩn đang tồn tại giữa một bên là đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng,

đông đảo về số lượng và một bên là khả năng và điều kiện còn rất hạn chế của các cơ sở đào tạo.

Bốn là, sự vận hành của hệ thống trường chuyên nghiệp và dạy nghề thành phố

Hồ Chí Minh còn thiếu định hướng về mô hình hợp lý, về các chuẩn mực trong đào tạo phục vụ cho việc xây dựng và phát triển.

Năm là, chi ngân sách đầu tư cho giáo dục, dạy nghề, khoa học công nghệ chưa tương xứng trước yêu cầu phát triển.

Sáu là, sự chuyển dịch cơ cấu lao động các ngành đòi hỏi lao động kỹ thuật cao chậm hơn nhiều so với cơ cấu kinh tế ngành nên tạo ra một lượng lao động dư thừa

ngành này, thiếu ngành khác nên việc làm trái nghề không qua đào tạo lại làm hạn chế hiệu quả sản xuất và lãng phí ngân sách nhà nước và xã hội. Mặc dù tỷ lệ lao

động qua đào tạo tăng lên, song nếu so với cả nước thì tỷ lệđó còn rất thấp.

Bảy là, chính sách tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ nghiên cứu hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ quá bất hợp lý, đời sống chật vật, điều kiện môi trường làm việc khó khăn nên không ít cán bộ chưa tận tâm với công việc một số chuyển sang công tác ở lĩnh vực khác hoặc bỏ nghề ra làm việc ở khu vực kinh tế tư nhân.

Tám là, sự yếu kém từ chính ngay đội ngũ nghiên cứu khoa học, giáo viên ở các trường

đại học, cao đẳng, trung cấp nghề cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực.

Chín là, sự yếu kém trong công tác quản lý nguồn nhân lực, thành phố chưa có quy hoạch rỏ ràng và chính sách sử dụng, đãi ngộ nhân tài chưa thiết thực làm triệt tiêu động lực phát triển của nguồn nhân lực. Việc quản lý và sử dụng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, chưa có sự phân cấp rõ ràng mỗi ngành, mỗi bộ phận quản lý riêng mà chưa có ngành nắm chung toàn bộ nguồn nhân lực từ đó đề xuất phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp. Việc “chảy máu chất xám” cũng cần được quan tâm giải quyết.

Mười là, Công tác bồi dưỡng và sử dụng nhân tài chưa được quan tâm đúng mức, thiếu cơ chế chính sách để trọng dụng cán bộ khoa học và nhà giáo có trình độ cao, nhiều chính sách thu hút nhân tài đối với cán bộ khoa học và công nghệ chưa được ban hành. “Cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao còn ít, và chưa được sử dụng tốt,

đang bị lão hóa, ít có điều kiện cập nhất kiến thức mới. Sự hụt hẫng về cán bộ là nghiêm trọng, nhất là trong lĩnh vực khoa học cơ bản” (Phạm Thành Nghị, 2004).

Tóm tt Chương 2, dựa trên cơ sở lý luận của chương 1, chương 2 luận văn tập trung phân tích toàn cảnh về nguồn nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh, những nhân tố về kinh tế - xã hội, vị trí địa lý, dân số, ảnh hưởng đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của thành phố trong những năm gần đây thành phố đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ phát triển nguồn nhân lực của thành phố bằng rất nhiều các giải pháp nhằm huy động các nguồn lực. Quy hoạch lại mạng lưới đào tạo, hệ thống y tế

hoàn thiện hơn, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động. Trên cơ sở đó Luận văn đã phân tích làm sáng tỏ về thực trạng phát triển nguồn nhân lực về quy

mô, cơ cấu, chất lượng, giáo dục - đào tạo; phân tích những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đồng thời nêu lên được những vấn đềđặt ra hiện nay đối với nguồn nhân lực ở thành phố. Tuy nhiên, thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực thành phố có quá nhiều bất cập như: trình độ học vấn thấp, tỷ lệ chưa tốt nghiệp tiểu học còn cao, một lực lượng lao động lớn chưa qua các lớp đào tạo nghề, cơ cấu nguồn nhân lực dần chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, nhưng chưa tương thích với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc sử dụng nguồn nhân lực chưa hiệu quả, môi trường làm việc. Nhìn chung, lực lượng lao động trong doanh nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Đội ngũ cán bộ công chức nhà nước cần nâng cao hơn trình độ lý luận và trình độ chuyên môn. Đó là cơ sở đưa ra những

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020

3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1.1. Phân tích thực trạng cung và cầu lao động ở thành phố Hồ Chí Minh 3.1.1.1. Phân tích cung lao động ở thành phố Hố Chí Minh 3.1.1.1. Phân tích cung lao động ở thành phố Hố Chí Minh

Bảng 5: Nhu cầu tìm việc theo trình độở thành phố Hồ Chí Minh năm 2012

Trình độ Đơn vị

Sơ cấp CN-KT lành nghề Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên học đại Người 35.860 31.428 586.650 1.143.886 2.159.241 72.123 Tỷ lệ % 0,89 0,78 14,56 28,39 53,59 1,79

(Nguồn: Cục Thống kê, Điều tra Lao động và Việc làm thành phố Hồ Chí Minh năm 2012)

Qua số liệu bảng 5 cho thấy nhu cầu tìm việc phân theo trình độ năm 2012: Đối với trình độ sơ cấp nghề, công nhân - kỹ thuật có nhu cầu tìm việc rất thấp chiếm 1,67%, còn đối với trình độ trung cấp có nhu cầu tìm việc là 14,56% vẫn cao hơn so với trình độ sơ cấp. Đối với trình độ cao đẳng nhu cầu tìm việc cao 28,39%. Còn ở

trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất là 53,59%. Tuy nhiên cầu về lao động phân theo trình độ trên thị trường lao động ở thành phố Hồ Chí Minh thì ngược lại, nhu cầu về

lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao 45,13% năm 2011 và có sự giảm nhẹ vào năm 2012 là 40,2% tuy nhiên vẩn còn cao so với nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn. Một nghịch l y của thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh là nguồn cung về

lao động qua đào tạo cao ngược lại nhu cầu về lao động qua đào tạo laị thấp, chẳng hạn như nhu cầu tìm việc ở trình độ cao đẳng 28,39%, đại học 53,59% với một tỷ lệ

cao, còn nhu cầu lao động ở trình độ cao đẳng 12,3%, đại học 12,1% lại thấp. Qua đó cho thấy cung - cầu lao động ở thành phố Hồ Chí Minh chưa tương xứng. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp cao, thừa lao động có trình độ chuyên môn cao hay nói cách khác là thừa thầy thiếu thợ.

Biểu đồ 7: Nhu cầu tìm việc theo trình độở thành phố Hồ Chí Minh năm 2012

(Nguồn: Cục Thống kê, Điều tra Lao động và Việc làm thành phố Hồ Chí Minh năm 2012)

3.1.1.2. Phân tích cầu lao động ở thành phố Hố Chí Minh

Bảng 6: Chỉ số nhu cầu nhân lực theo trình độ chuyên môn năm 2011-2012

Trình độ Năm Lao động chưa qua đào tạo Sơ cấp nghề CN - KT lành nghề Trung cấp đẳCao ng Đại học đạTrên i học 2011 1.227.684 317.744 183.756 624.033 470.873 463.217 33.306 45,13% 8,3% 4,8% 16,3% 12,3% 12,1% 0,87% 2012 1.619.733 221.605 193.401 995.209 443.211 511.707 44.321 40,2% 5,5% 4,8% 24,7% 11% 12,7% 1,1%

(Nguồn: Cục Thống kê, Điều tra Lao động và Việc làm thành phố Hồ Chí Minh năm 2012)

Về cơ cấu trình độ chuyên môn, năm 2012 nhu cầu tuyển dụng lao động phổ

thông giảm 4,39% so với năm 2011, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao chiếm 40,2% trong tổng nhu cầu tuyển dụng. Lao động có tay nghề, trình độ cao và kinh nghiệm là đối tượng được các doanh nghiệp chú trọng tuyển dụng trong năm 2012 cụ thể: lao động có trình độ cao đẳng - đại học - trên đại học chiếm 24,8%. Lao động từ sơ cấp nghề

đến trung cấp chiếm 35%. Qua đó cho thấy xu hướng cầu về lao động chưa qua đào tạo có xu hướng giảm, cầu về lao động qua đào tạo có xu hướng tăng. Đây là tín hiệu tốt đối với thị trường lao động ở thành phố.

Biểu đồ 8: Chỉ số nhu cầu nhân lực theo trình độ chuyên môn năm 2011-2012

(Nguồn: Cục Thống kê, Điều tra Lao động và Việc làm thành phố Hồ Chí Minh năm 2012)

Cơ cu ca lc lượng lao động chia theo khu vc kinh tế thành ph H Chí Minh

Theo số liệu phụ lục 5 có thể thấy khu vực kinh tế thu hút nhiều lao động nhất là khu vực dịch vụ. Cho thấy thị trường lao động đang đi theo hướng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của thành phố những năm vừa qua và sắp tới, xu hướng phát triển khu vực kinh tế dịch vụ về nhu cầu lao động tăng lên hằng năm, ước tính năm 2012, tỷ lệ lực lượng lao động làm việc trong 3 khu vực cụ thể như sau: Nông - Lâm - Ngư nghiệp (2,31%), Công nghiệp - Xây dựng (43,77%), Dịch vụ (53,92%).

3.1.1.3. Phân tích cung - cầu lao động ở thành phố Hồ Chí Minh

Thị trường lao động thành phố tiếp tục có sự chênh lệnh cung - cầu, một số

ngành nghề biểu hiện tương đối rõ nét sự chênh lệch cung - cầu như:

Tài chính - Ngân hàng: là ngành nghề có số lượng người tìm việc làm luôn luôn vượt so với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong những năm trở lại đây. Năm 2012, nhiều ngân hàng thực hiện tái cơ cấu bộ máy nhân sự, hàng loạt thay đổi nhân sự không chỉở vị trí cao cấp mà còn ở các cấp trung và thấp, nhiều ngân hàng cắt

giảm nhân sự, tuy nhiên đa số các ngân hàng vẫn tiếp tục việc tuyển dụng mới nhân sự, nhân sự Tài chính - Ngân hàng có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi là yêu cầu cần thiết của nhiều doanh nghiệp về nhu cầu tuyển dụng năm 2012 và các năm tới để đáp

ứng được việc tái cơ cấu bộ máy nhân sự của hệ thống ngân hàng.

Kế toán - Kiểm toán: Ngành nghề có nhiều biến động về nhân sự, đặc biệt là nhân sự có chuyên môn giỏi, tuy là nhóm ngành nghề liên tục được tuyển dụng và có nhu cầu, nhưng nhân lực tìm việc trong nhóm ngành nghề này luôn cao hơn so với nhu cầu tuyển dụng ở tất cả các trình độ.

Cơ khí: Tuy nhu cầu tuyển dụng năm 2012 giảm so năm 2011, nhưng nguồn cung nhân lực chỉ đáp ứng 50% nhu cầu tuyển dụng, đặc biệt ở trình độ từ trung cấp

đến đại học, Các doanh nghiệp luôn không tuyển đủ người, cho dù đã đặt hàng đào tạo và không yêu cầu quá cao về tay nghề, trình độ. Năm 2012, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đào tạo chỉ khoảng 9.000 sinh viên, học sinh nhưng chỉ tuyển đạt dưới 50%.

Xây dựng - Kiến trúc: Cùng với sự khó khăn của nền kinh tế, thị trường bất động sản cũng không mấy sáng sủa, hàng loạt doanh nghiệp trong ngành kiến trúc - xây dựng tạm ngưng hoặc ngưng hoạt động, đặc biệt những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, trong năm 2012 nhu cầu tuyển dụng giảm gần 50% so năm 2011, tỷ lệ người lao động trong ngành kiến trúc - xây dựng thất nghiệp cũng khá cao, Số chỗ làm việc trống chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu tìm việc làm ở các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học.

Công nghệ thông tin: Nhu cầu tuyển dụng trong năm 2012 tăng 66,22% so với năm 2011, đặc biệt nhu cầu tuyển dụng trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên ngành như lập trình viên, kỹ sư hệ thống mạng, kỹ sư phần cứng, tester, nhân viên phát triển phần mềm, thiết kế lập trình web, lập trình mobile … nhưng nguồn cung nhân lực chỉ đáp ứng 70% nhu cầu tuyển dụng và nguồn cung đa số là sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng còn hạn chế về kỹ năng, chưa phù hợp yêu cầu chuyên ngành kể cả kiến thức ngoại ngữ.

Marketing - Nhân viên kinh doanh, Bán hàng, Dịch vụ - Phục vụ: Năm 2012 nhu cầu tuyển dụng chiếm 44,70% tổng nhu cầu tuyển dụng, trong đó nhu cầu lao

xu hướng tăng nhu cầu nhân lực vào thời điểm cuối năm. Xu hướng tuyển dụng trong nhóm ngành này ngày càng chú trọng về chất lượng và trình độ.

Đối với các nhóm ngành nghề khác, thì nhu cầu tuyển về công nhân kỹ thuật lành nghề, nhân lực có trình độ cao, nhân lực quản lý cũng luôn là yêu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp.

Nhận định chung về tình hình thị trường cung - cầu nhân lực của thành phố

Hồ Chí Minh năm 2012 còn những vấn đề cần được quan tâm:

- Nhu cầu đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chưa đồng bộ với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Chất lượng, số lượng, cơ cấu đào tạo chưa đáp ứng, chưa cân đối phát triển nhân lực. - Các chính sách thu hút công nhân kỹ thuật lành nghề, nhân lực chất lượng cao của đa số doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa rõ nét.

- Biến động, dịch chuyển lao động vẫn còn cao tới 20%

3.1.2. Phân tích xu hướng nhu cầu lao động ở thành phố Hồ Chí Minh giai

đoạn 2011 -2015

Nhận định chung về thị trường lao động thành phố năm 2013 phát triển theo xu hướng nâng cao chất lượng song song với tiếp tục khắc phục những hạn chế khó khăn, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu sẽ tồn tại nhiều nghịch lý và biến động.

Căn cứ chỉ tiêu tăng trưởng GDP của thành phố, căn cứ chương trình việc làm thành phố năm 2013 và tổng hợp thông tin về nhu cầu nhân lực; dự kiến nhu cầu nhân lực thành phố năm 2013 có 270.000 chỗ làm việc trống, trong đó 140.000 chỗ làm việc mới. Nhu cầu tuyển dụng tập trung nhiều vào những ngành nghề kinh doanh, dịch vụ

như: nhân viên kinh doanh, bán hàng, dịch vụ - phục vụ, y tế - chăm sóc sức khỏe, du lịch, tư vấn - bảo hiểm và nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong các ngành nghề như: cơ khí, xây dựng, công nghệ thông tin, điện tử, điện - điện công nghiệp - điện lạnh…

Việc tái cơ cấu bộ máy nhân sự chú trọng chất lượng, trình độ là xu hướng của năm 2011-2015 và những năm sắp tới, sẽ tiếp tục tình hình thị trường lao động tồn tại những nghịch lý giữa nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu tìm việc, cả về số lượng và trình

tin, kế toán - kiểm toán, quản lý điều hành - kinh doanh, …Với các chính sách kích cầu, hỗ trợ sản xuất kinh doanh của thành phố. Năm 2013, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến sẽ giảm khó khăn và có khả năng phát triển thu hút nhiều lao

động. Dựđoán năm 2014, xu hướng nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông cho các

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 70)