Xu hướng nhu cầu nhân lực theo ngành nghề Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 78)

2011- 2015

Thành phốđang tập trung phát triển 4 lĩnh vực chủ lực là cơ khí - tựđộng hóa, công nghệ thông tin - điện tử, hóa chất, công nghệ thực phẩm và 9 nhóm ngành dịch vụ. Hiện nay và những năm tới, thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển theo chiều hướng đổi mới công nghệ, nâng cao quản lý; phát triển quy mô sản xuất kinh doanh, quy mô doanh nghiệp tạo nhiều chỗ làm mới thu hút lao động với nhiều ngành nghềđa dạng, đặc biệt nhu cầu việc làm chất lượng cao. Thực tế cho thấy, thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua luôn thiếu lao động qua đào tạo có trình độ tay nghề giỏi, số lao động đã qua đào tạo nghề vẫn còn thấp, chiếm khoảng 59% tổng số lao động. Trong khi đó, nhiều ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lớn là công nghệ hàn, công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, công nghệ kỹ thuật

điện - điện tử, mỹ thuật công nghiệp, kiến trúc - xây dựng, công nghệ thực phẩm. Theo quy hoạch phát triển nhân lực thành phố giai đoạn 2011-2020, trong giai

công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, đảm bảo nhu cầu lao động chất lượng cao cho 9 ngành dịch vụ, 4 ngành công nghiệp chủ lực (cơ khí chế tạo chính xác và tựđộng hóa,

điện tử và công nghệ thông tin, chế biến thực phẩm theo hướng tinh chế, hóa chất - hóa dược và mỹ phẩm) (Theo số liệu phụ lục 19).

Nhìn chung để hiện địa hóa ngành công nghiệp từ nguồn vốn FDI, UBND thành phố Hồ Chí Minh đang kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các dự án về

công nghiệp công nghệ cao, đầu tư sản xuất các loại sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, xây dựng hạ tầng đô thị, điện, xử lý chất thải, y tế, giáo dục... Đối với các khu công nghiệp và khu chế xuất, chủ trưởng của thành phố Hồ Chí Minh là tập trung mời gọi đầu tư vào 4 ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ cao gồm ngành cơ khí, điện tử- tin học, hóa chất và tinh chế lương thực - thực phẩm.

Theo Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh, trong hai năm 2011-2012, bình quân ngành công nghiệp cơ khí của thành phố Hồ Chí Minh đạt mức tăng trưởng 13,4%, ngành cơ khí được xác định là ngành công nghiệp trọng yếu (chiếm 20% - 21% giá trị gia tăng trong công nghiệp) của hoạt động kinh tế thành phố.

Trong vài năm gần đây, ngành cơ khí của thành phố Hồ Chí Minh không ngừng thu hút được những dự án đầu tư lớn, sử dụng công nghệ mới trong sản xuất. Tuy vậy, ngành công nghiệp cơ khí đang cần đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực cơ khí khuôn mẫu, công nghệ đúc mẫu chảy, công nghệ nhựa Furan để thay thế hàng nhập khẩu và tạo ra sản phẩm có giá thành rẻ hơn để phục vụ cho ngành xay xát, bào chế dược, chế biến thực phẩm.

Hiện tại ngành điện tử - công nghệ thông tin của thành phố Hồ Chí Minh có tốc

độ tăng trưởng bình quân 4,6%/năm (trong năm 2011-2012), chiếm hơn 27% thị phần cả nước. Trong lĩnh vực này, nhiều dự án lớn của Intel, Nidec sản xuất sản phẩm công nghệ vi mạch, bo mạch điện tử, bán dẫn và nhiều dự án gia công phần mềm, sản xuất sản phẩm sử dụng năng lượng mặt trời thay thế năng lượng điện… thành phố Hồ Chí Minh đang có lợi thế về hạ tầng (Khu Công nghiệp Phần mầm Quang Trung và Khu công nghệ cao), nhiều chuyên gia giỏi để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài hợp tác

Ngành công nghiệp chế biến tinh lương thực, thực phẩm đang được UBND thành phố Hồ Chí Minh định hướng phát triển từ đổi mới thiết bị, công nghệ, sản xuất sản phẩm tinh chế, hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao. Đây là lĩnh vực cần vốn FDI để hướng đến mức tăng trưởng ở mức 16-16,5% trong cơ cấu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai.

Ngành công nghiệp hóa chất (năm 2011- 2012) đạt giá trị sản xuất tăng 8,8%, nhưng tỷ trọng ngành hóa chất trong công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tăng từ 18,1% (năm 2005) lên 20% (năm 2012), chiếm khoảng 39- 45% sản lượng cả

nước. Ngành công nghiệp hóa chất của thành phố Hồ Chí Minh đang phát triển theo hướng bảo vệ môi sinh, môi trường và nâng cao giá trị gia tăng, vì vậy đòi hỏi lượng vốn FDI nhiều hơn, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư bằng công nghệ hiện đại.

Biểu 9: Nhu cầu nhân lực theo ngành nghề thành phố Hồ Chí Minh giai

đoạn 2012 – 2015

(Nguồn: Cục Thống kê, Điều tra Lao động và Việc làm thành phố

Hồ Chí Minh năm 2012)

Qua bảng trên cho thấy xu hướng ngành nghề cần nhiều lao động nhất là ngành marketing - kinh doanh - bán hàng chiếm 27,08%, kế tới là ngành du lịch - nhà hàng -

khách sạn - dịch vụ - phục vụ chiếm 19,92%. Còn ngành công nghệ thông tin - điện tử

- viễn thông chiếm 7,79%, ngành cơ khí - luyện kim - công nghệ ô tô chiếm 2% đây là những ngành rất quan trọng để phát triển kinh tế của thành phố nhưng lại chiếm tỷ lệ

cầu lao động tương thấp.

3.1.2.2. Xu hướng cầu nhân lực theo trình độ chuyên môn ở thành phố Hồ

Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015

Biểu 10: Nhu cầu trình độ nghềở thành phố hồ chí minh giai đoạn 2012 -2015

(Nguồn: Cục Thống kê, Điều tra Lao động và Việc làm thành phố

Hồ Chí Minh năm 2012)

Qua phụ lục 16 cho thấy xu hướng nhu cầu nhân lực theo trình độ chuyên môn, nhu cầu về lao động chưa qua đào tạo có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao chiếm tỷ

lệ cao 35% tuy nhiên cũng có xu hướng giảm so với những năm trước. Còn đối với lao

động đã qua đào nhu cầu cũng tăng nhưng vẫn còn thấp. Điều này sẽ rất khó khăn cho việc thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

3.2. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020

Năm 2015, thành phố Hồ Chí Minh dự kiến mục tiêu tăng trưởng GDP trên địa bàn ở mức trên 10%. Thành phố tiếp tục có nhiều chính sách, kế hoạch dồn sức cho

việc nâng cao chất lượng tăng trưởng gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp, chăm lo thực hiện tốt an sinh xã hội và giải quyết việc làm cho người lao động…, tập trung thực hiện có hiệu quả 6 Chương trình đột phá, bảo đảm kinh tế thành phố phát triển bền vững, tạo đà cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội thành phố 5 năm 2011-2015.

Qua nghiên cứu những yếu tốảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế và xã hội của

đất nước cho chúng ta thấy rằng, muốn phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu thì điều không thể thiếu đó là các nguồn lực, trong đó nguồn nhân lực luôn đóng vai trò tiên phong và cực kỳ quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Trong điều kiện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nhân lực đang là vấn đề

lớn mà muốn thực hiện thành công đòi hỏi thành phố phải xây dựng một chiến lược căn bản về nguồn nhân lực đểđảm bảo cho sự phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội của thành phố muốn đạt được điều đó, theo tôi thành phố cần có các định hướng và giải pháp.

3.2.1. Định hướng phát triển nguồn nhân lực ở thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 năm 2020

Nâng cao số lượng nhân lực được đào tạo theo các cấp trình độ, chú ý nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm cung ứng cho các ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố; tăng tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong nền kinh tế với cơ cấu hợp lý.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn chú trọng yếu tố

con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của xã hội. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đại hội Đảng lần thứ VIII (6-1996) đã nêu quan điểm: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững”. Và “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH”.

Quan điểm về đào tạo nguồn nhân lực cho thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2020 đã được thể hiện trong Nghị quyết của lần thứ XI, như sau:

Một là, đặc trưng về con người XHCN nêu trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) được diễn đạt gọn hơn song vẫn bảo đảm đúng bản chất xã hội XHCN mà chúng ta xây dựng. Đó là: “Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.

Để phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và thực hiện được mục tiêu phát triển con người mà Cương lĩnh 2011

đề ra. Đảng ta nhấn mạnh: “Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”.

Hai là, phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, là khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2020. Đại hội

Đảng lần thứ X (2006) đã chỉ rõ, để thực hiện thắng lợi công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tức là, chuyển hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo chiều rộng sang chiều sâu, coi trọng và gia tăng chất lượng của nguồn nhân lực.

Ba là, phải “gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”.

Trong điều kiện khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức phát triển nhanh chóng, những nước có trình độ phát triển thấp vẫn có thể tận dụng thời cơ, ứng dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ hiện đại để vươn lên tránh nguy cơ tụt hậu và tạo ra sự phát triển nhanh, bền vững. Điều đó chỉ trở thành hiện thực nếu có sự gắn kết chặt chẽ giữa đầu tư gia tăng nhanh chóng chất lượng nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến.

Do vậy, phát triển kinh tế - xã hội luôn gắn chặt với việc phát triển con người, kinh tế phát triển tạo điều kiện cho con người phát triển, ngược lại khi con người phát triển toàn diện thì xã hội lại càng phát triển hơn. Đó là đòn bẩy để thúc đẩy kinh tế

phát triển; con người với vai trò là trung tâm của mọi hoạt động nhưng phải “vừa Hồng vừa Chuyên”; Như vậy, đó mới là nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Thành phố Hồ Chí Minh muốn đẩy mạnh việc phát triển kinh tế - xã hội thì một nhiệm vụđòi hỏi vô cùng cấp bách và quan trọng là phải có những đột phá về cơ chế,

chính sách và đồng bộ trong quản lý và điều hành, thực sự “coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, coi phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm không tách rời với việc phát triển kinh tế - xã hội; với quan điểm trên ta cần đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất để tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội phát huy trình độ và năng lực trong lĩnh vực mà họ đảm nhận, tạo môi trường làm việc để người lao động có cơ hội thể hiện năng lực của mình, được thăng tiến, có thu nhập cao và ổn định; góp phần tạo nền móng cho ổn định chính trị, trật tự

và an toàn xã hội; đó cũng là quan điểm chung mà Đảng và Nhà nước ta trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

3.2.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ở thành phố Hồ Chí Minh

Quán triệt Nghị quyết số 20-NQ/TW của Bộ Chính trị, phấn đấu xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành một thành phố xã hội chủ nghĩa văn minh, hiện đại; từ nay

đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, thành phố tiếp tục nâng cao năng lực lãnh

đạo, sức chiến đấu toàn Đảng bộ; phát huy dân chủ, tăng cường đoàn kết; huy động nguồn lực, nâng cao chất lượng tăng trưởng, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, phát triển nhanh, bền vững, với mục tiêu tổng quát là: Tiếp tục đổi mới toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu toàn Đảng bộ; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; năng động, sáng tạo, huy động mọi nguồn lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; bảo vệ môi trường, chủđộng ứng phó với biến đổi khí hậu; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân; bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị - xã hội; làm tốt vai trò đầu tàu của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đóng góp ngày càng lớn cho cả nước; từng bước trở

thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ

của khu vực Đông Nam Á.

Mục tiêu cụ thể:

- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân hàng năm 12%. - Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành dịch vụ bình quân 13%/năm. - Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp bình quân 11%/năm.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp bình quân 5%/năm. - Cơ cấu kinh tế năm 2015 (% trong GDP): ngành dịch vụ: 57%, ngành công nghiệp: 42% và ngành nông nghiệp: 1%.

- Tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm dưới 1,1%. - Hàng năm tạo việc làm mới trên 120.000 người.

- Đến cuối năm 2015, tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân trên đầu người đạt 4.800 USD.

- Đến cuối năm 2015, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghềđạt 70% trên tổng số lao

động làm việc.

- Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập 12 triệu đồng/người/năm đến cuối năm 2015 cơ bản hoàn thành (còn dưới 2%).

- Đến cuối năm 2015, đạt tỷ lệ 15 bác sĩ/10.000 dân.

- Đến cuối 2015, tỷ lệ hộ dân đô thị được cấp nước sạch đạt 98%; hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%.

- Tổng diện tích nhà ở xây dựng mới trong 5 năm đạt 39 triệu m², diện tích nhà ở

bình quân 17m²/người.

- Đến cuối năm 2015, hoàn thành xây dựng 25 xã nông thôn mới.

(Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015)

3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020

3.3.1. Giải pháp vềđầu tư cho giáo dục đào tạo

Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII nêu rõ: "Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững" (Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 BCHTWƯ khoá VIII, 1997). Đại hội XI của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)