KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 39)

NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA.

1.4.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản về phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ở những nước tiên tiến, họ xác định đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển; cho nên, chính sách nguồn nhân lực luôn là một trong những bộ phận cấu thành chủ

chốt trong hầu hết các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới. Nhật Bản coi nguồn nhân lực là yếu tố quyết định tương lai của đất nước; cho nên, từđầu thập niên 1980, Nhật Bản đã đề ra mục tiêu: đào tạo những thế hệ mới có tính năng động, sáng tạo có kiến thức chuyên môn sâu, có khả năng suy nghĩ và làm việc độc lập, khả năng giao tiếp quốc tếđểđáp ứng những đòi hỏi của thế giới, với sự

tiến bộ không ngừng của khoa học và xu thế cạnh tranh - hợp tác toàn cầu. Qua nghiên cứu trong phụ lục số 1 thì từ năm 2005 - 2012, dân số trong độ tuổi từ 15 trở lên thì năm sau tăng hơn năm trước nhưng lực lượng lao động và tỷ lệ tham gia lao động thì có giảm nhưng không nhiều, điều này cho thấy mức ổn định về lực lượng lao động đã tạo cho ổn định về nguồn nhân lực trong xã hội Nhật Bản.

Luật Giáo dục của Nhật Bản chỉ rõ giáo dục được coi là nhiệm vụ của quốc gia và là quyền cơ bản của mọi người dân Nhật Bản. Giáo dục ở Nhật Bản được ưu tiên đầu tư

trên tất cả các cấp học; các điều luật thành lập hệ thống giáo dục mới nêu rõ rằng các gia

đình phải có nhiệm vụ đặt việc học tập của con cái mình lên trên hết. Sự đầu tư còn

được thấy rõ các nguồn tài trợ phát triển giáo dục, các khoản chi phí cho giáo dục và đào tạo thường chiếm từ 5-6% ngân sách hằng năm của chính phủ Trung ương.

Nhật Bản còn là một quốc gia phát triển vượt trội về khoa học kỹ thuật và giáo dục. Thực tế, tỷ lệ mù chữ của người dân Nhật Bản gần như bằng không, có hơn 70% học sinh học lên đến bậc Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp. Bên cạnh hơn 1.000 trường Đại học và , Cao đẳng chính phủ Nhật Bản còn chú trọng đầu tư vào hệ thống giáo dục trung học chuyên nghiệp, trung học chuyên tu và các trường chuyên môn với mạng lưới dày đặc hơn 3.000 trường.

Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản đang tiến hành mở các khóa học dành cho người lớn tuổi về hưu, các phụ nữ có con nhỏ, nâng cao tay nghề cho những người đã

đi làm. Bên cạnh đó là việc trợ cấp các khóa học dành cho việc phát triển chương trình giáo dục nâng cao tay nghề dành cho người thất nghiệp trẻ tuổi, người không có nghề

nghiệp

Hàng năm, chính phủ Nhật Bản cũng dành một số học bổng cho học sinh nước ngoài muốn theo học các bậc học này tại Nhật. Tại nhiều trường dạy tiếng Nhật cũng có chương trình ôn thi vào các trường trung học chuyên nghiệp, chuyên tu dành cho học sinh nước ngoài. Thí sinh có thể nộp hồ sơ và được xét tuyển trực tiếp vào các trường nói trên mà không cần phải sang Nhật để dự thi.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)