Chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 57)

V cơ cu ngun nhân lc: Như trên đã phân tích về chất lượng nguồn nhân lực và cơ cấu nguồn nhân lực cũng có sự chuyển hướng tích cực. Cơ cấu chất lượng nguồn nhân lực theo các loại trình độ có sự chuyển đổi qua các năm, lao động có trình độ sau

đại học, đại học, cao đẳng và nghề tăng, nhưng số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp giảm.

Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực như trên đã góp phần quan trọng thúc

đẩy kinh tế của thành phố phát triển. Năm 2012 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của thành phố 4.029.187 lao động, đã tạo ra một khối lượng tổng sản phẩm xã hội (GDP) là 592.000 tỷđồng.

V cht lượng ngun nhân lc: Chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá theo sự thỏa mãn về năng lực thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với tổ chức sử dụng lao động ấy đặt ra đối với lao động. Như thế, để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực,

cần đánh giá chủ yếu dựa trên sự thỏa mãn của người sử dụng lao động (doanh nghiệp, người trực tiếp tổ chức - sử dụng - quản lý lao động).

* Những ưu điểm chất lượng nguồn nhân lực ở thành phố Hồ Chí Minh:

- Nền tảng văn hóa của lực lượng lao động nghề trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao,…đa số là tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông. Với vốn kiến thức văn hóa này, nếu được đào tạo và huấn luyện tốt thì có thể tạo nên nguồn chất lượng cao.

- Tuổi đời trung bình của lực lượng lao động nghề trong các cơ sở sản xuất ở

thành phố Hồ Chí Minh khá trẻ, hầu hết ở độ tuổi dưới 30. Nếu đội ngũ này được chăm lo tốt vềđời sống vật chất, văn hóa tinh thần và được giáo dục tốt thì có thểđảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao ổn định lâu dài.

- Đa số lao động nghềở thành phố Hồ Chí Minh được tuyển dụng và huấn luyện tại xí nghiệp, nên kỷ năng lao động và trình độ chuyên môn vừa đủ đáp ứng với yêu cầu sản xuất đặt ra tại vị trí sử dụng lao động. Tuy nhiên, khả năng chuyên môn còn hạn chếđối với những yêu cầu cao hơn khi phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ.

- Chất lượng nguồn nhân lực của thành phố ngày càng được nâng lên, đặc biệt là nguồn nhân lực qua đào tạo từ đào tạo nghề đến đào tạo sau đại học. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 58% nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp cho sản xuất dịch vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường lao động trong và ngoài nước; đào tạo gắn với doanh nghiệp và thị trường lao động để nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy nghề đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác dạy nghề, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghềđạt 61%.

- Về thái độ làm việc, đa số được những người quản lý và trực tiếp sử dụng lao

động đánh giá là có hành vi tác phong, tính tự giác chủđộng tốt.

* Những nhược điểm chất lượng nguồn nhân lực ở thành phố Hồ Chí Minh: -Hiểu biết về chuyên môn, nghề nghiệp còn có giới hạn. Khả năng xử lý linh hoạt các tình huống lao động phức tạp còn hạn chế.

-Kiến thức và thực hành lao động luật còn yếu. Đa sốđược học luật lao động từ

sự giảng dạy của chính doanh nghiệp (77%), một số (10%) không quan tâm đến luật lao động là một nhược điểm lớn.

-Điểm yếu nhất của công nhân về thái độ là sự làm việc hợp tác. Đây là trở ngại lớn đối với một nền sản xuất hiện đại với tính chuyên môn hóa cao.

-Nguyên nhân là do ngay cả những cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, với những hạn chế về mục tiêu và phương pháp đào tạo, cũng chưa quan tâm hoặc quan tâm không

đúng mức đến khả năng hợp tác trong công việc.

-Thực trạng về nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực hiện có của thành phố là một trong những vấn đề quan trọng nhất của đất nước, của quá trình sản xuất, nhất là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội. Phân tích chất lượng nguồn lao động trên các mặt: trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, thu nhập mức sống, đời sống văn hóa tinh thần, cơ cấu đội ngũ lao động, phân bố nguồn lao động, sử

dụng nguồn lao động, sử dụng nhân tài… Là những nhân tốảnh hưởng và đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội.

V đào to ngun nhân lc: Từ xưa, ông cha ta đã kết luận: Tinh thông một nghề thì vẻ vang suốt đời. Nếu giỏi một nghề, biết nhiều nghề thì vẻ vang hơn. Muốn tinh thông giỏi nghề thì phải học, học để làm nghề, vừa làm nghề vừa học. V.I Lênin

đã từng nên cao khẩu hiệu: “Học, học nữa, học mãi” tổ chức hợp tác phát triển kinh tế

Châu Âu (OCDE) cũng nêu khái niệm về chính sách học tập suốt đời, học tập thường xuyên, cho rằng đời người là một quá trình không ngừng giao nhau, kết hợp giữa học tập và làm việc. Việc cải cách chếđộ giáo dục cũ thường là tách rời với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. “Nhất là phải tổ chức đào tạo nghề có tính linh hoạt, tính thích ứng cao theo nhu cầu của kinh tế thị trường” (Trương Văn Sang, 2006).

Liên tục trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị

quyết, chỉ thị, các quyết định mang tính định hướng nhằm xác định mục tiêu, điều kiện và giải pháp thuộc nhiều lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến phát triển giáo dục đào tạo, đến việc chăm sóc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, phát triển con người

Việt Nam toàn diện. Trong các nghị quyết đó, Đảng ta đã khẳng định: “Quan điểm lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội” (Bùi Bá Linh, 2003).

Mạng lưới trường trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề thuộc thành phố đã được phát triển khá tốt, bao gồm đủ các loại hình công lập và ngoài công lập. Qui mô đào tạo không ngừng mở rộng với các ngành nghề đào tạo đa dạng trên các lĩnh vực góp phần tích cực cung ứng nguồn nhân lực kỹ thuật nghiệp vụ cho phát triển kinh tế xã hội của thành phố và các tỉnh trong khu vực. Đặc biệt hệ thống các trường ngoài công lập được liên tục phát triển trong thời gian gần đây, chứng tỏ vị trí và vai trò của dạy nghề tiếp tục được khẳng định, chủ trương xã hội hóa và đa dạng hóa đã mang lại kết quả trong việc huy động nguồn lực của xã hội cho sự phát triển dạy nghề.

Thực hiện đổi mới công tác đào tạo đã giúp các trường khắc phục dần những hạn chế về nội dung, chương trình, phương pháp và công nghệ dạy học, các điều kiện phục vụ dạy học được tăng cường hơn. Chất lượng và hiệu quả đào tạo đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, tạo cơ sở tiếp tục gắn đào tạo với sử dụng và việc làm. Trong những năm qua ngành giáo dục đào tạo của cả nước đang đặt ra những thách thức gay gắt. Mạng lưới đào tạo của thành phốđã được mở rộng, trước hết đó là mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.

Hệ thống trường lớp được mở rộng quy mô đào tạo số học sinh, sinh viên cũng được tăng lên qua từng năm. Giáo dục năm học 2012 mẫu giáo toàn thành phố có 800 trường mẫu giáo, 16.309 giáo viên, tăng 6%, 292.905 trẻ em đi nhà trẻ, mẫu giáo, tăng 2,3%; Phổ

thông toàn thành phố có 917 trường phổ thông, 45.115 giáo viên, tăng 2,8%, Số học sinh

đầu năm học 1.046,8 ngàn học sinh, tăng 2,4%; Giáo dục thường xuyên: Số học viên các lớp xoá mù chữ là 1.804 người, tăng 11,4%: trung học cơ sở là 4.132 người, giảm 23,4%; trung học phổ thông là 28.186 người, giảm 17,3%.

Quy mô đào tạo các trường trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thành phố ngày càng tăng và đa dạng. Số trường đại học và cao đẳng năm 2005 có 58 trường đến năm 2011 tăng lên 75 trường. Số sinh viên vào trường cũng tăng lên đáng kể

năm 2005 có 321.072 sinh viên vào trường đến năm 2011 số lượng sinh viên tăng lên

đáng kể là 704.118 sinh viên. Sáu năm số lượng sinh viên vào học các trường đại học và cao đẳng tăng lên khá cao. Qua đó cho thấy sự quan tâm đến việc đầu tư cho giáo dục ngày càng cao của người dân. Tuy nhiên, qua số liệu trên cũng cho thấy số sinh viên ra trường còn ít. Năm 2005 số sinh viên tốt nghiệp chỉ có 49.437 sinh viên chiếm tỷ lệ

15,4% còn quá thấp với sự mong đợi, năm 2011 số sinh viên tốt nghiệp chỉ có 99.476 sinh viên chiếm tỷ lệ 14,13%. Qua đó cho thấy chất lượng đào tạo còn chưa cao, vì vậy cần phải có giải pháp khắc phục để nâng cao tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp nhằm đảm bảo chất lượng trong giáo dục - đào tạo. Đồng thời đảm bảo lực lượng lao động chất lượng cho nền thành phố nói riêng và cho cả nước nói chung (Theo số liệu phụ lục 9).

Công tác bồi dưỡng và sử dụng nhân tài như là đầu tàu của đội ngũ nhân lực chưa

được quan tâm đúng mức, thiếu cơ chế chính sách để trọng dụng cán bộ khoa học và nhà giáo có trình độ cao, nhiều chính đối với cán bộ khoa học và công nghệ chưa được ban hành. “Cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao còn ít, song chưa được sử

dụng tốt, đang bị lão hóa, ít có điều kiện cập nhất kiến thức mới. Sự hụt hẫng về cán bộ

là nghiêm trọng, nhất là trong lĩnh vực khoa học cơ bản” (Đào Duy Huân, 2006).

V trình độ văn hóa:

Trình độ văn hóa giáo dục là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh chất lượng nguồn lao động, chỉ tiêu này được xác định bởi tỷ lệ biết chữ, tốt nghiệp các cấp. Toàn thành phố vào năm 2011 có 744 trường mẫu giáo, mầm non tăng 6,9% (tăng 45 trường) so với năm học 2010. Có 93.122 học sinh hoàn thành cấp tiểu học, tăng 13,2% so với năm học 2010; cấp trung học cơ sở: 74.219 học sinh, giảm 2,5%; cấp trung học phổ thông 57.439 học sinh, tăng 9,6%. Nhìn chung số học sinh tiểu học và phổ thông trung học tăng đều qua các năm. Đây là cơ sở nền tảng để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cho thành phố. Qua đó cho thấy sự quan tâm của phụ huynh cũng như của xã hội về vấn đề học vấn của thế hệ sau. Đồng thời còn đảm bảo chất lượng giảng dạy, số giáo viên trên số học sinh qua các năm xấp xĩ 30 học sinh/giáo viên.

Đối với đào tạo nghề sáu năm qua từ 2005 đến 2011 đã đào tạo 148.207 người, trong đó số học sinh tốt nghiệp là 46.388 học sinh chiếm tỷ lệ 31,3% so với đào tạo đại học và cao đẳng thì tăng hơn.

V trình độ chuyên môn k thut:

Theo số liệu thống kê dân số trong độ tuổi lao động thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 là 5,8 triệu người chiếm 75,32% tổng dân số, số lao động đang làm việc trên 4 triệu người, chiếm tỷ lệ 68,97% so người trong độ tuổi lao động. Trong tổng số lao

động đang làm việc có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc cao chiếm 11,40%; chuyên môn kỹ thuật bậc trung chiếm 6,44%; các nghề giản đơn và thợ chiếm 49,28% và các loại công việc khác chiểm 32,88%.

Trình độ học vấn nguồn nhân lực và dân số tốt nghiệp trung học phổ thông trở

lên tỷ lệ 47,6%; tốt nghiệp trung học cơ sở tỷ lệ 27,34%.

Bảng 4: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động thành phố Hồ Chí Minh 2012

(Đơn vị: %)

Cấp trình độ Nam Nữ Chung Chênh lNam – Nệch ữ

Chưa qua đào tạo 37,21 48,55 42,28 -11,34 Công nhân kỹ thuật không bằng 15,13 12,21 13,82 2,92

Sơ cấp nghề 11,96 6,36 9,46 5,60

Trung cấp nghề 6,11 2,04 4,29 4,07

Trung cấp chuyên nghiệp 5,24 6,22 5,68 -0,98

Cao đẳng nghề 0,76 0,35 0,57 0,41

Cao đẳng chuyên nghiệp 3,45 5,26 4,26 -1,81

Đại học 17,88 17,67 17,78 0,21

Trên đại học 2,27 1,35 1,86 0,92

Tổng 100,00 100,00 100,00

Theo số liệu điều tra, tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo năm 2011 là 57,72% (năm 2012 ước trên 59%) tổng số lực lượng lao động đã qua đào tạo cho thấy

được hiệu quả trong các chính sách giáo dục và đào tạo nghề của thành phố.Vềđào tạo của lực lượng lao động, kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu học nghề khá thấp, đặc biệt là đối với nhóm chưa qua đào tạo. Phần lớn trên 80% lực lượng lao động không có nhu cầu tham gia đào tạo mới hay đào tạo nâng cao, khoảng 16,87% lao động có nhu cầu học nghề, nhưng chỉ có hơn 5% nhu cầu đào tạo chắc chắn sẽ học, còn lại 11,5% lao

động có nhu cầu học nhưng chưa chắc chắn. Trong số lực lượng lao động có nhu cầu tham gia đào tạo, chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm có trình độ từ đại học trở lên 31,01% sau đó mới đến nhóm lực lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm 26,15%.

V mc sng:

So với mức thu nhập bình quân đầu người của cả nước là 1.540 USD/người thì thu nhập bình quân đầu người của thành phố Hồ Chí Minh là 3.600 USD/người năm 2012. Đây là mức thu nhập cao so với thu nhập bình quân đầu người của thủ đô Hà Nội là 2.330 USD/người. Qua đó cho thấy thành phố Hồ Chí Minh có mức thu nhập cao nhất cả nước.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm (theo tiêu chí mới). Cuối năm 2011, số hộ nghèo là 284.299 hộ (chiếm 3,78%), năm 2012 giảm xuống còn 159.448 hộ (chiếm 2,12%) (Phiên họp lần 3, Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khóa VIII, 2013).

V th lc:

Mạng lưới y tế bảo vệ sức khoẻ và kế hoạch hoá gia đình đã phát triển rộng khắp trong thành phố và các huyện.

Năm 2011 toàn thành phố có 426 cơ sở, bao gồm cả bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã phường. Một số phòng khám đa khoa khu vực được đầu tư

nâng lên thành bệnh viện, năm 2010 có giường bệnh 30.882 năm 2011 nâng lên 31.584 giường. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe tăng cả về số lượng và chất lượng. Ngăn chặn kịp thời các bệnh dịch, không bệnh lớn xảy ra.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh đã có những cải thiện rõ rệt, giảm từ 18,1% năm 1999 xuống còn 5,9% năm 2011. Đây cũng là địa phương

có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em thấp nhất trong cả nước. Số cán bộ ngành y tế ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, năm 2010 có 9.378 người thì năm 2011 có 10.851 người tăng 13%. Đây là mức tăng cao so với các năm trước, điều đó chứng tỏ

thành phố luôn quan tâm đến việc đầu tư chăm sóc sức khỏe cho người dân. Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân thành phố.

Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt 41,5 giường; số bác sĩ trên 10.000 dân đạt 13,5 bác sĩ chỉ tiêu này còn thấp chưa tương xướng với nhu cầu phát triển của thành phố.

Việt Nam được đứng gần chót bảng xếp loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân (xếp thứ 183/190 nước), bởi trong tổng chi phí cho y tế, Nhà nước mới chỉ đóng góp 30%, người dân phải chi đến 60%, số còn lại từ các nguồn khác. Trong khi đó, theo Tổ chức Y tế Thế giới, để bảo đảm sự

công bằng, phần của người dân phải dưới 50%. Qua đó, thành phố Hồ Chí Minh cần

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)