Những nhân tố bên trong ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 32)

1.3.4.1. Dân số và lực lượng lao động trong xã hội

Lao động xã hội bao gồm những người có khả năng lao động, đang có hoặc chưa có việc làm. Cơ cấu lao động được thể hiện qua tuổi tác, giới tính, trình độ dân trí, sự

hiểu biết của các tầng lớp dân cư, trình độ học vấn và chuyên môn tay nghề cũng như

các nguồn lao động bổ sung…số lượng và cơ cấu lao động xã hội ảnh hưởng trực tiếp

đến số lượng chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sựđiều tiết của nhà nước. Nền kinh tế mới chỉ thoát khỏi lạc hậu chứ chưa phát triển mạnh để trở

thành một nước công nghiệp mới. Trong khi đó dân số phát triển rất nhanh. Lực lượng lao động hàng năm cần làm việc ngày càng ra tăng. Đó cũng là một vấn đề lớn mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm.

1.3.4.2. Pháp luật của Nhà nước

Luật lệ của nhà nước hay còn gọi là môi trường pháp lý bao gồm các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề lao động, sử dụng lao động, đây là khung pháp lý cho các doanh nghiệp giải quyết tốt mối quan hệ giữa người lao động và người sử

dụng lao động, là tiền đề cho các doanh nghiệp xây dựng các tiêu chuẩn pháp lý khi hình thành, củng cố và phát triển nguồn nhân lực.

1.3.4.3. Văn hóa xã hội

Các truyền thống, tập quán, thói quen, lễ nghi, các quy phạm tư tưởng và đạo

đức…tạo nên lối sống văn hoá và môi trường hoạt động xã hội của con người nói chung và người lao động trong doanh nghiệp nói riêng. Trong một nền văn hoá xă

hội có quá nhiều đẳng cấp, nấc thang giá trị xã hội không theo kịp đà phát triển của thời đại sẽ kìm hãm, không cung cấp nhân tài cho tổ chức. Chính cung cách văn hoá xã hội tạo ra bầu không khí văn hoá của doanh nghiệp.

Sự thay đổi các giá trị văn hoá của một nước sẽ tạo ra các thử thách cho công tác quản nguồn nhân lực. Nếu quản lý nguồn nhân lực tốt sẽ quyết định sự thành công của doanh nghiệp và ngược lại.

1.3.4.4. Khoa học kỹ thuật

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật là yếu tố khách quan ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguồn nhân lực, cho phép các doanh nghiệp lựa chọn chính sách sử dụng ít hay nhiều lao động, từđó ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực.

Chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá với sự bùng nổ

của khoa học kỹ thuật. Đểđủ sức cạnh tranh trên thị tường, các doanh nghiệp Việt Nam phải cải tiến khoa học kỹ thuật, cải tiến thiết bị. Sự thay đổi này ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguồn nhân lực của tổ chức. Các doanh nghiệp cần phải đào tạo, bồi dưỡng nhân viên của mình theo kịp với đà phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật hiện đại.

Khoa học kỹ thuật thay đổi, một số công việc, kỹ năng không cần thiết nữa. Do công ty một mặt phải đào tạo lại lực lượng lao động hiện tại của mình tuyển mộ thêm những người mới có năng lực, mặt khác cũng phải tinh giảm biên chế, sắp xếp lại lực lượng lao động dư thừa.

1.3.4.5. Đối thủ cạnh tranh

Nguồn nhân lực là tài nguyên vô cùng qu y giá. Để tồn tại và đứng vững, phát triển các công ty tìm mọi biện pháp để thu hót, duy trì và phát triển nguồn nhân lực. Các công ty đưa ra các chính sách nhân sự hợp lý lãnh đạo, động viên và khen thưởng hợp lư, tạo ra bầu không khí doanh nghiệp gắn bó…đồng thời thường xuyên cải tiến môi trường làm việc, cải tiến các chính sách phúc lợi. Nhà quản lý nhân lực cần phải biết cách quản lư nhân viên có hiệu quả.

1.3.5. Những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực

Toàn cầu hóa kinh tế có những tác động hết sức sâu sắc tới đời sống kinh tế - chính trị - xã hội của từng nước cũng như các mối quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, sựđánh giá tác động này là rất khác nhau giữa các nước, nhóm nước và các nhóm xã hội trong mỗi nước, chủ yếu tùy thuộc vào nhận thức và lợi ích mà họ đã hưởng hoặc mất đi

trong quá trình này. Có thểđề cập tới một vài tác động của quá trình toàn cầu hóa kinh tế trong lĩnh vực lao động, việc làm, thu nhập và ổn định xã hội như sau:

1.3.5.1. Toàn cầu hóa kinh tế với vấn đề việc làm và thất nghiệp

Có những quan điểm khác nhau về tác động của toàn cầu hóa kinh tếđối với vấn

đề việc làm và thất nghiệp.

Có những người phản đối toàn cầu hóa lo ngại rằng toàn cầu hóa sẽ làm tăng nguy cơ thất nghiệp, thậm chí có ý kiến cho rằng toàn cầu hóa là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thất nghiệp gia tăng trong một nước. Những người theo quan điểm này lập luận rằng:

Th nht, sự cạnh tranh khốc liệt trong quá trình toàn cầu hóa làm cho hàng loạt doanh nghiệp gặp khó khăn phải thu hẹp sản xuất, chuyển đổi kinh doanh hoặc phá sản và ngừng sản xuất, khiến cho nhiều người mất việc làm.

Th hai, cùng với sự phát triển của toàn cầu hóa, sự gia tăng các luồng di chuyển nhân công giữa các nước càng làm cho những người lao động kém thuận lợi (kém năng lực, ít được đào tạo hoặc không có điều kiện để tiếp cận sựđào tạo), đứng trước nguy cơ bị mất việc cho những người có khả năng cạnh tranh cao hơn và ngày càng khó khăn để kiếm được những việc làm mới.

Th ba, tự do hóa thương mại và đầu tư tạo điều kiện làm gia tăng các luồng đầu tư ra nước ngoài và như vậy làm cho những người lao động trong nước mất bớt cơ hội có việc làm. Nhiều người lao động ở các nước phát triển tham gia biểu tình chống toàn cầu hóa chia sẻ quan điểm này.

Có những người ủng hộ toàn cầu hóa lại cho rằng toàn cầu hóa kinh tế không phải là nguyên nhân làm cho nạn thất nghiệp gia tăng mà trái lại nó góp phần tạo thêm nhiều việc làm hơn, bởi vì:

Thứ nhất, quá trình này thúc đẩy sự cơ cấu lại nền kinh tế hợp lý hơn, nâng cao hơn năng lực cạnh tranh và phát triển thêm nhiều ngành - lĩnh vực mới, thu hút lực lượng lao động vào những ngành mới này.

Thứ hai, quá trình này làm cho những người lao động có cơ hội kiếm được việc làm phù hợp hơn với năng lực và thế mạnh của mình trên những thị trường quốc gia và quốc tế nhờ tính “lưu động” của thị trường rộng lớn.

Thứ ba, tự do hóa thương mại và đầu tư làm cho việc sử dụng các nguồn lực hiệu quả và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế tốt hơn, giúp tăng ngân sách cho các chính phủ đầu tư cho việc đào tạo, tái đào tạo và giúp người lao động kiếm việc làm thuận lợi hơn. Cho đến nay, các nghiên cứu về vấn đề này chưa khẳng định được tính thuyết phục của quan điểm cho rằng toàn cầu hóa là nguyên nhân trực tiếp làm gia tăng tình trạng thất nghiệp ở các nước. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng trong bối cảnh toàn cầu hóa có nhiều nhân tố gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp ở các nước. Việc đánh giá tác động của toàn cầu hóa đối với vấn đề này cần được xem xét trong mối quan hệ tổng thể của nhiều yếu tố chính trị - kinh tế - xã hội ở mỗi nước và nhiêu yếu tố quốc tế có liên quan.

1.3.5.2. Toàn cầu hóa kinh tế với vấn đề thu nhập, đời sống và ổn định xã hội

Các nhà kinh tế hiện nay đều cho rằng toàn cầu hóa kinh tế không phải lúc nào cũng là nguyên nhân của mọi sự bất ổn trong xã hội và bảo hộ mậu dịch không phải là

đối sách thích hợp để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, cũng không thể bác bỏ được xu thế toàn cầu hóa và tự do thương mại - đầu tư sẽđẩy nhanh sự thay đổi xã hội, làm giảm sựổn định về việc làm và ở một chừng mực có thể khiến cho vị trí tương đối của những người lao động có kỹ năng bị xấu đi; có những lý do như sau:

Thứ nhất, toàn cầu hóa thúc đẩy sự di chuyển nhanh của tư bản, công nghệ, tri thức, kinh doanh v.v, nhưng lao động thì lại di chuyển rất ít (luồng đầu tư trực tiếp trên thế giới vào năm 2012 đạt 13.013 tỷ USD, giảm 2.343 tỷ USD, tương đương giảm 15,26% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài được giải ngân ước đạt 10.460 tỷ USD, chiếm khoảng 80,38% nguồn FDI đăng ký và giảm 4,91% so với cùng kỳ năm ngoái. trong khi số người di cư từ nước này sang nước khác vào thời điểm này cũng chỉ tăng trung bình 2,8% mỗi năm và mới chỉ chiếm 3,1% dân số thế giới) (Nguồn: Niêm giám thống kê 2012).

Như vậy, lao động hầu như có xu hướng cốđịnh tại một nước, trong khi các yếu tố

sản xuất khác thì di chuyển nhanh với tốc độ ngày càng cao. Với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, ngày càng ra đời nhiều sản phẩm - công nghệ mới rút ngắn chu kỳ sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, do đó các cơ sở sản xuất cũng di chuyển nhanh từ nước này sang nước khác. Điều này, cũng có nghĩa là lợi thế so sánh của một quốc gia luôn bịđặt trong trạng thái bất ổn định.

Thứ hai, thời đại toàn cầu hóa đi liền với sự phát triển của công nghệ thông tin và kinh tế tri thức, làm cho thị trường lao động thay đổi lớn về chất, trong đó ngày càng thiếu hụt lao động có trình độ cao về công nghệ thông tin và tri thức nói chung, trong khi lao động giản đơn, lao động không được tiếp cận với công nghệ thông tin thì ngày càng dư thừa. Tư liệu của World Bank (WB) cho thấy chênh lệch tiền lương của giới lao

động lành nghề và lao động không lành nghề tại một số nước trên thế giới từ cuối thập niên 1980 đến nay đã có những khoảng cách đáng kể.

Vấn đề cần quan tâm đó là khả năng thích ứng của lao động trong thời đại toàn cầu hóa, các mạng lưới an sinh xã hội; các cơ hội về giáo dục và đào tạo có tầm quan trọng then chốt trong việc thực hiện mục tiêu này. Giáo dục, đào tạo và đào tạo lại có tác dụng nâng cao khả năng đối phó với sự thay đổi của các cá nhân.

1.3.5.3. Tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế với phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam lực ở Việt Nam

Hội nhập tích cực vào nền kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu mà bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới đều phải lựa chọn để phát triển. Chiến lược hội nhập kinh tế

quốc tế tạo cơ hội cho các nước có khả năng tiếp cận với thị trường thế giới, với những công nghệ hiện đại, với những thành tựu mới trong quản lý, nhờ đó có cơ hội phát triển tăng tốc và rút ngắn được thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho các quốc gia kết hợp tốt nhất sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế, phát huy được nội lực và mọi tiềm năng sáng tạo;

đồng thời, tranh thủđược tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho phát triển. Tác động của xu thế toàn cầu hóa kinh tế đối với việc điều chỉnh và lựa chọn chiến lược phát triển của các quốc gia là rất mạnh mẽ và sâu sắc. Chỉ có quốc gia nào

thích ứng nhanh nhạy với xu thế này, sớm tìm được mô hình - chiến lược phát triển phù hợp và vận dụng sáng tạo - có hiệu quả vào hoàn cảnh cụ thể của nước mình thì khả năng tăng trưởng và phát triển nhanh, cải thiện được vị thế của mình trong nền kinh tế thế giới.

- Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, tăng cường nguồn lực cho giáo dục, thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và Hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia còn phải hướng đến việc đào tạo những con người thích ứng với thời đại cạnh tranh ồ ạt và khốc liệt để phát triển. Việc đào tạo một thế hệ mới các doanh nhân - những người lao động có tri thức - khoa học - công nghệ hiện đại, tri thức - năng lực kinh doanh - năng lực cạnh tranh để dẫn dắt doanh nghiệp dành phần thắng trong cuộc cạnh tranh kinh tế trong và ngoài nước, phải là mục tiêu cơ bản trong chính sách giáo dục -

đào tạo của các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Việc sử dụng tiếng Anh trong giáo dục và đào tạo là một yêu cầu thực tế mà các quốc gia phải hướng tới trong thời đại toàn cầu hóa.

Tiếng Anh được coi là ngôn ngữ toàn cầu, thứ tiếng của doanh nghiệp, của chính trị, của ngoại giao, là tiếng “mẹ đẻ” của ngôn ngữ máy tính và Internet. Sự phổ biến của tiếng Anh là sự thật không thể phủ nhận; hiện nay, có khoảng 200 triệu người đang sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ nhất, 2/3 dân số thế giới dùng như ngôn ngữ thứ

hai và 1/6 dân số thế giới đang học tiếng Anh. Theo dự báo thì có khoảng 1/2 dân số

thế giới sẽ ít nhiều thông thạo tiếng Anh vào trước năm 2050. Muốn hội nhập kinh tế

thế giới, tham gia vào quá trình toàn cầu hóa thì phải biết sử dụng tiếng Anh; dĩ nhiên, việc phổ biến tiếng Anh trong giáo dục và đào tạo ở các quốc gia không có nghĩa là làm suy giảm vị thế của tiếng mẹđẻ. Các hiệu quảđể chống lại sự lạm dụng tiếng Anh là cổ súy cho việc sử dụng tiếng mẹđẻ. Nhưng ngăn chặn tiếng Anh là điều không bao giờ làm được trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và dưới tác động của cuộc cách mạnh khoa học – công nghệ, nhu cầu và khả năng thực hiện sự hợp tác quốc tế về phát triển và sử

đường cơ bản để rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển với khu vực và thế giới. Việc cử cán bộ, chuyên gia, học sinh ...ra nước ngoài học tập, công tác

được nhiều nước quan tâm và trở thành phương thức chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực ở mỗi nước.

Việc sử dụng lao động cũng ngày càng mang tính quốc tế hóa rộng rãi. Xu hướng

đầu tư trực tiếp ngày càng gia tăng và sự di chuyển ồạt các nguồn lực sản xuất giữa các nước làm cho quy mô của lao động tổng thể được sử dụng vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, lãnh thổ. Trên thực tế, sự di chuyển nguồn nhân lực giữa các nước hiện đã trở thành hiện tượng phổ biến trong đời sống kinh tế - xã hội quốc tế.

Giáo dục và Đào tạo, cùng với khoa học công nghệ phải thực sự là quốc sách hàng đầu, phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư

phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, huy động toàn xã hội làm giáo dục,

động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự

quản lý của Nhà nước. Xã hội hoá giáo dục là tạo ra và phát triển phong trào toàn dân học tập; toàn xã hội làm giáo dục. Thực hiện xã hội hoá không có nghĩa là khoán trắng cho nhà trường và giảm nhẹ trách nhiệm của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)