Vấn đề trùng tu, tôn tạo di tích

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng thành Hoàng vùng đồng bằng Bắc Bộ ( Qua nghiên cứu trường hợp làng Ốc Nhiêu, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) (Trang 76)

Mục 1, Khoản 15, Điều 34, Luật Di sản Văn hóa (sửa đổi, bổ sung một

số điều của Luật Di sản Văn hóa, số 32/2009/QH12) quy định rõ yêu cầu về

bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Sự quan tâm của Nhà nước là một trong những nguyên nhân của sự phục hồi các di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo. Bên cạnh đó, việc hồi sinh các di tích còn do sự nâng cao đời sống vật chất dẫn đến sự nâng cao đời sống tinh thần theo kiểu “phú quý sinh lễ nghĩa”, đặc biệt là sự cạnh tranh giữa các địa phương, giữa các dòng họ theo kiểu “con gà tức nhau tiếng gáy”. Hễ địa phương khác, dòng họ khác xây lại bất cứ di tích gì mà to đẹp hơn, khang trang hơn, thì địa phương mình, dòng họ mình cũng ngay lập tức phải huy động nhân tài, vật lực để tôn tạo và tân tạo các di tích để “không thua chị kém em”.

Tại làng Ốc nhiêu, vấn đề trùng tu, tôn tạo ngôi đình được cán bộ chính quyền và dân làng sớm quan tâm. Năm 2002, khu thờ chính của đình làng Ốc Nhiêu được xây lại hoàn toàn trên nền cũ, nhưng chưa phục hồi được nghi

môn trụ biểu, ao đình, tường bao và hai tòa giải vũ,... Đáng lưu ý là, theo các cụ cao niên trong làng Ốc Nhiêu, ngôi đình tuy được phục hồi, nhưng chưa thể hiện hết được những nét giá trị cổ của di tích này. Di tích không được khang trang và kiến trúc không còn tổng thể như trước kia. Nhiều nét chạm khắc trang trí tại ngôi đình mới không còn được như nguyên gốc. Điều này căn bản do lớp nghệ nhân mới không thể chạm khắc giống như ngôi đình cổ; người dân không nhớ được hết những chi tiết điêu khắc kiến trúc xưa; một số di vật trong đình thất lạc chưa tìm lại được; quỹ trùng tu tôn tạo di tích còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng thành Hoàng vùng đồng bằng Bắc Bộ ( Qua nghiên cứu trường hợp làng Ốc Nhiêu, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)