Ở làng Ốc Nhiêu, thờ cúng Tổ tiên (hiểu theo nghĩa hẹp) và thờ cúng Thành hoàng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tôn giáo truyền thống của cư dân nơi đây.
Thờ cúng Tổ tiên của cư dân nơi đây là sự tưởng nhớ, thờ phụng và biết ơn những người đã có công sinh thành, dưỡng dục như ông bà, cha mẹ. Đó là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của Việt Nam.
Bên cạnh thờ cúng Tổ tiên, dân làng Ốc Nhiêu còn thờ nhiều vị thần linh khác. Trong số các vị thần được nhân dân làng Ốc Nhiêu thờ cúng có các vị thần Thành hoàng. Đây những vị thần linh có nhiều công tích (công thực hoặc công ảo) với làng, với nước. Đó là các vị nhiên thần như Cao Sơn, Quý Minh, Linh Lang và nhân thần là Trần Hưng Đạo. Điều đó hội tụ được sự đặc sắc và tiêu biểu cho tín ngưỡng thần làng nói chung, tín ngưỡng Thành hoàng nói riêng của cư dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Hầu hết cư dân làng Ốc Nhiêu là tín đồ Phật giáo (đã quy y Tam Bảo) hoặc quần chúng tín đồ Phật giáo (chưa quy y Tam Bảo nhưng hiểu biết ít nhiều về giáo lý Phật giáo, thường xuyên đi lễ chùa và thực hành nghi lễ Phật giáo). Cơ sở thờ tự Phật giáo ở địa phương này rất khang trang. Những sinh
hoạt Phật giáo diễn ra thường xuyên. Giá trị tâm linh của Phật giáo đối với trường hợp làng Ốc Nhiêu là to lớn và quan trọng.
Bên cạnh Phật giáo, làng Ốc Nhiêu hiện vẫn còn dấu tích (nơi thờ tự và đối tượng thờ tự) của Đạo giáo và Nho giáo. Điều này chứng tỏ đời sống tôn
giáo truyền thống của làng Ốc Nhiêu rất phong phú. Dưới đây là một số đặc
điểm tín ngưỡng, tôn giáo làng Ốc Nhiêu:
Một là, tín ngưỡng của người dân làng Ốc Nhiêu là đa thần, dựa trên
quan niệm vạn vật hữu linh. Từ ngàn xưa, con người tin rằng, xung quanh con
người là thần linh có thể mang tới điều tốt lành hay rủi ro cho con người. Từ đó dẫn đến việc người ta phân biệt phúc thần và tà thần. Mọi hành động của con người đều hướng tới việc cầu xin các lực lượng siêu nhiên này trợ giúp, che chở, cầu lành tránh dữ. Trong bối cảnh như vậy, con người biết “sử dụng” thế giới thần linh vì nhu cầu thực tế hằng ngày của mình. Do vậy, ở đây không có mảnh đất cho nhất thần giáo, mà con người chịu sự chi phối của nhiều thần linh. Ở Việt Nam nói chung, làng Ốc Nhiêu nói riêng không có sự tranh giành, đấu tranh, dẫn tới sự xung đột tôn giáo. Thay vào đó là sự sống chung khá hòa bình giữa các tôn giáo.
Hai là, tín ngưỡng của người dân làng Ốc Nhiêu gắn liền với hệ thống các thần thoại, truyền thuyết, thần tích, các di tích, các nghi lễ, phong tục và
lễ hội, tạo thành một hệ thống văn hoá vật thể và phi vật thể phong phú. Các
tín ngưỡng dễ dàng cắm rễ và phát triển sâu bền trong văn hóa cộng đồng làng Ốc Nhiêu, đảm bảo tính bền chắc, có thể thích ứng đối với những thay đổi của xã hội. Nhiều hình thức tín ngưỡng, như thờ Thành hoàng, thờ Tổ tiên, thờ Mẫu... có khả năng tự đổi mới để thích ứng với điều kiện xã hội mới, kể cả xã hội hiện đại. Mặc dù các hình thức tín ngưỡng này chưa có những yếu tố quy chuẩn của tôn giáo lớn, nhưng chúng vẫn tồn tại lâu bền trong đời sống con người, nhất là ở nông thôn.
Ba là, tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện đậm nét trong lễ hội truyền thống
và tôn vinh người có công với gia đình, làng xóm và đất nước. Thờ cúng thần làng, Thành hoàng, Tổ tiên,… đều tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội. Lễ hội là một hình thái sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng và đạt đến đỉnh cao của sự xã hội hóa. Chính vì những giá trị ấy, mà làng Ốc Nhiêu thường xuyên tổ chức lễ hội như để phô bày tất cả những nét đẹp của nó.
Bốn là, tín ngường, tôn giáo làng Ốc Nhiêu gắn bó chặt chẽ với văn hoá
cổ truyền, mang bản sắc văn hoá dân tộc cao. Trong khá nhiều trường hợp rất
khó phân biệt đâu là tín ngưỡng và đâu là văn hoá. Nhiều khi, tín ngưỡng còn là môi trường nảy sinh, tích hợp và lưu truyền các hiện tượng văn hoá cổ truyền. Các tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống ở làng Ốc Nhiêu đều gắn với một không gian văn hóa cụ thể, mang đậm những nét sinh hoạt tiêu biểu của địa phương và vùng miền.
Năm là, sự bản địa hoá của tín ngưỡng dân gian đối với các tôn giáo
ngoại lai. Khả năng này khá lớn, khiến cho nhiều loại hình tín ngưỡng dân
gian do tiếp thu ảnh hưởng bên ngoài mà biến dạng khá nhiều trong quá trình lịch sử. Điều đó giúp cho chúng định hình và tồn tại lâu bền hơn. Mặc dù không có thiết chế riêng, nhưng nhiều loại hình tín ngưỡng ở làng Ốc Nhiêu luôn gắn với một số thiết chế tôn giáo cụ thể, nhất là với Phật giáo. Mặc dù Phật giáo là một trong số các tôn giáo lớn trên thế giới, có nguồn gốc từ Ấn Độ, vậy mà vào nước ta cũng được bản địa hóa, hỗn dung với các hình thức tín ngưỡng truyền thống đề phù hợp với tâm thức tôn giáo người Việt Nam.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG TÍN NGƢỠNG THÀNH HOÀNG LÀNG ỐC NHIÊU 2.1. Các vị Thành hoàng làng Ốc Nhiêu
2.1.1. Thần tích các vị Thành hoàng làng Ốc Nhiêu
“Thần tích còn gọi là Thần phả, Ngọc phả, Phả lục. Theo nghĩa của từ
ngữ thì đó là văn bản ghi chép sự tích của thần linh, song không phải tất cả các vị thần có thần tích đều là thành hoàng” [18, tr.87].
Thực trạng Thần tích ở Việt Nam hiện nay: Hầu hết Thần tích làng xã Người Việt được Viện Viễn đông Bác Cổ sưu tập và sao chép làm thành những bộ thần tích riêng, hiện được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Kho Thần tích này có 568 sách, ghi chép sự tích các thần được thờ cúng ở 95 huyện, phủ, châu, thuộc 22 tỉnh phía Bắc từ Nghệ An trở ra, trong đó có tỉnh Hưng Yên.
Trong luận văn này, tác giả một mặt đã kế thừa bản Thần tích của Ban quản lý di tích tỉnh Hưng yên trong tài liệu “Lý lịch di tích đình làng Ốc Nhiêu, xã Đồng Than, Huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên”, Mặt khác, dựa vào những phỏng vấn sâu mà tác giả luận văn đã tiến hành đối với cán bộ và các cụ cao tuổi làng Ốc Nhiêu; tác giả xin nêu lên tích về các vị Thành hoàng làng Ốc Nhiêu như sau:
Thần tích Cao Sơn Đại vương và Quý Minh Đại vương
Sơn thần (thần núi), là một hiện tượng thế giới chứ không chỉ riêng nước ta. Phong kiến Trung Quốc sớm có chế độ “phong thần” tế lễ núi và biển. Tôn giáo Ấn Độ cũng rất đề cao núi (nổi tiếng nhất là núi Tu Di). Núi Ôlimpơ của Hy Lạp đã từ một núi thiêng trở thành thế vận hội. Sơn thần nước ta thể hiện thành một hệ thống tương đối thống nhất. Đó là hệ Sơn Tinh (tức là hệ Tản Viên). Tư liệu đầu tiên về sơn thần chính là huyền thoại Sơn Tinh Thủy Tinh được ghi lại trong Lĩnh Nam chích quái. Sơn Tinh là một khái niệm Trung Quốc cổ coi sơn tinh vừa là thần, vừa là quỷ. Nhưng Sơn thần ở Việt Nam đã
được Việt hóa, Tản Viên Sơn Thánh là một con người bất tử đầy tài năng đức độ: Một Thánh; cho nên có lý lịch như một con người.
Bởi vậy mà hiện nay, trải dài lãnh thổ Việt Nam từ miền núi đến đồng bằng, Thần Cao Sơn được thờ ở hơn 100 nơi với các tên hiệu khác nhau như: Cao Sơn Cao Cao Các đại vương, Cao Sơn đại vương, Cao Sơn hiển hựu thượng đẳng phúc thần, Cao Sơn linh quang uy chấn dũng dược đại vương, Cao Sơn linh không đại vương, Cao Sơn trường hiển đại vương,... Lý lịch các vị này diễn biến theo không gian và thời gian. Tuy cùng một vị thần, nhưng mỗi nơi thờ tự lại có thêm những tình tiết khác biệt gắn với từng địa phương cụ thể. Sở dĩ, lại có sự phong phú như vậy vì theo nội dung Thần tích trong kho tàng Thần tích Việt Nam hiện còn lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm thì có hai loại thần được thờ là nhiên thần và nhân thần. Đây là một cách phân chia chỉ mang tính tương đối vì rất nhiều nhiên thần đã được nhân hóa thành nhân thần; và ngược lại, nhiều nhân vật lịch sử được huyền thoại hóa thành thần linh. Sự chuyển hóa đó khiến ta có thể xem Thần tích là tư liệu vừa có tính chất lịch sử, vừa có tính chất huyền thoại.
Vậy, đối với trường hợp làng Ốc Nhiêu thì sao?
Như đã đề cập, Cao Sơn và Quý Minh, cùng với Tản Viên, là những vị sơn thần rất nổi tiếng ở nước ta. Theo “Lý lịch di tích đình làng Ốc Nhiêu, xã Đồng Than, Huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên” và tài liệu thực tế từ những cuộc phỏng vấn sâu của tôi đối với cán bộ chính quyền và các cụ cao tuổi làng Ốc Nhiêu, có thể khái quát thần tích của Cao Sơn Đại vương và Quý Minh Đại vương như sau:
Tại trang Thanh Uyên (nay là xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) có hai vợ chồng người nông dân sống thanh bần, tu nhân tích đức nhưng hiếm muộn con cái. Một đêm, người vợ nằm mơ nuốt hai quả trứng mà thụ thai. Đến ngày 15 tháng 01 năm Giáp Dần, bà sinh ra hai người con trai đặt tên là Cao Sơn và Quý Minh. Lớn lên, cả hai đều khôi ngô tuấn tú, học một hiểu mười, sức khỏe tuyệt luân, sức địch muôn người, tự đặt ra các môn
võ nghệ. Một hôm, Tản Viên đi săn qua thấy Cao Sơn và Quý Minh đang tay không dồn bắt cọp, bèn đem lòng yêu quý, hỏi chuyện hai người rồi kết làm anh em.
Bấy giờ, Hùng Duệ vương tuổi già sức yếu, lại không có con trai. Bộ chúa Ai Lao là Thục Phán sợ ngôi vua nước Văn Lang sẽ rơi vào tay con rể là Tản Viên liền cất quân đánh nước Văn Lang. Hùng Vương giao cho Tản Viên tổng chỉ huy quân đội đánh Thục Phán. Tản Viên cùng với Cao Sơn và Quý Minh dàn trận ở Mộc Châu đánh bại quân Thục vừa ở Nhai Châu kéo đến.
Hai năm sau, Thục Phán tiếp tục chia quân đánh Văn Lang. Vua Hùng lại triệu ba anh em Tản Viên chỉ huy tướng sĩ đánh quân Thục. Hùng Vương phong Tản Viên làm tổng chỉ huy, Cao Sơn thống lĩnh Tả bộ Sơn thần, Quý Minh thống lĩnh Hữu bộ Sơn thần. Sau đó, Cao Sơn và Quy Minh về trang Thanh Uyên chiêu mộ quân lính, chuẩn bị vũ khí quân lương. Cao Sơn dạy quân sĩ làm bánh dày, xôi nén để ăn đường, mổ lợn làm lòng ăn ngay, còn thịt nướng ướp muối đem đi.
Dưới quyền chỉ huy của Tản Viên, Cao Sơn, Quý Minh, quân Hùng Vương đã đánh nhiều trận lớn. Xong trận đầu, ba ông dẫn quân đến núi Sóc Sơn, vừa đang hội quân thì giặc Thục bao vây tứ phía. Vì chưa kịp mặc giáp, đóng yên cương, nên các ông phải mở đường máu chạy ra ngoài. Sau trận này, quân Hùng Vương luôn giành thắng lợi và đánh bại hoàn toàn quân Thục. Sau chiến thắng tại Sóc Sơn, chiến tranh Hùng - Thục kết thúc, hai ông trảy quân về dinh vào ngày 15 thì tự nhiên thấy trời đất chuyển động, có một đám mây vàng như tấm lụa từ trên trời thả xuống, hai ông theo đám mây đó mà bay lên trời.
Từ khi hóa, Cao Sơn và Quý Minh thường hiển linh âm phù các vua, các tướng đánh giặc ngoại xâm. Đầu thời Lê Trung Hưng, Cao Sơn được đặc biệt đề cao do có công âm phù vua Lê giành lại ngai vàng. Cư dân Đồng bằng Bắc Bộ nhiều nơi tôn ông làm thần Thành hoàng. Đình làng Ốc Nhiêu, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên là một trong những nơi đó.
Trường hợp thờ Sơn thần làng Ốc Nhiêu chỉ ra rằng: nói chung Sơn thần gắn với núi, nhưng không nhất thiết có núi mới thờ Sơn thần.
Thần tích Linh Lang Đại vương: Linh Lang là một trong những vị thủy
thần tiêu biểu nhất ở nước ta. Theo truyền thuyết, Linh Lang là Hoàng tử Hoàng Chân, con trai thứ tư của vua Lý Thánh Tông. Mẹ của Linh Lang là cung phi Hạo Nương vốn người Bồng Lai, huyện Từ Liêm (nay thuộc huyện Đan Phượng, ngoại thành Hà Nội), sống ngụ ở phường Thị Trại. Hạo Nương được tuyển vào cung phi khi mới 17 tuổi. Nàng được vua Lý Thánh Tông vô cùng sủng ái và cho lập cung điện ngay tại đất phường Thị Trại.
Một hôm, Hạo Nương đến hồ Dâm Đàm (Hồ Tây ngày nay) tắm, bỗng nhìn thấy rồng thần nổi lên quấn vào người. Sau đó, bà có mang và sinh được một người con trai trên mình có 28 vết hằn tựa như vẩy rồng, trên ngực có hàng chấm óng ánh như ngọc. Hôm đó, là ngày 13 tháng Chạp năm Giáp Thìn (1064). Ngay từ nhỏ, Linh Lang là người rất thông minh, ham học cả văn lẫn võ. Chưa đầy một năm, Linh Lang tinh thông tất thảy kinh thư và võ nghệ.
Năm 1075, nhà Tống cử Triệu Tiết, Quách Quỳ thống lĩnh các tướng Hồng, Chân, Vũ, Nhị, Dư, Tĩnh, Hoàng, Vĩnh, Trinh chia thành hai đường thủy và bộ kéo vào nước ta. Trước thế giặc hùng mạnh, tàn bạo, Hoàng tử Linh Lang xin nhà vua cùng Hoàng tử Chiêu Văn chỉ huy hạm thuyền vượt qua biển Vĩnh An tiến công đập tan các đồn bốt giặc, phối hợp cùng các đạo quân của tướng Tôn Đản đánh chiếm cơ sở chiến lược tập trung lương thảo của giặc Tống. Quân ta đại thắng, nhà vua mở đại yến khao thưởng, muốn nhường ngôi cho Hoàng tử Linh Lang, nhưng ngài từ chối, xin trở về Thị Trại. Đất nước thanh bình được một thời gian.
Đến cuối năm 1076, giặc Tống lại đưa quân sang xâm lược nước ta một lần nữa. Hoàng tử Linh Lang cùng với Hoàng tử Chiêu Văn chỉ huy hạm thuyền từ Vạn Xuân ngược dòng Khao Túc, bất ngờ tập kích vào phòng tuyến phía đông bên bờ sông Như Nguyệt góp phần đánh đuổi giặc Tống khỏi biên
cương bờ cõi, đưa đất nước trở lại thanh bình, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Dẹp giặc xong, khải hoàn trở về Thị Trại được bảy tháng, Linh Lang mắc bệnh đậu mùa, thuốc gì cũng không khỏi. Vua đến thăm bực mình nói rằng: “Nếu không phải là con trai ta mà chỉ là quái vật thác sinh thì nên đi ngay”. Linh Lang thưa: “Quả đúng như vậy, con bị đầy xuống có kỳ, nay hạn nước đã qua con xin đi. Nếu vua cha thương xót xin cho cắm cờ ở cửa Đại Hưng. Sau khi con mất, phàm những nơi nhìn thấy lá cờ thì lập đền thờ mà hương khói, thế là đủ lắm rồi”. Nhà vua gạt nước mắt, gật đầu cho dựng màn trướng xong mới về. Chỉ lát sau, Linh Lang hóa thành con giao long trắng dài hơn 10 trượng trườn đến hồ Dâm Đàm biến mất. Hôm đó là ngày 10 tháng 3 năm Đinh Tỵ. Sau khi ngài hóa, vua ban phong mỹ tự cho phép 269 làng trại trong cả nước xây dựng đền miếu thờ cúng, sắc phong Linh Lang Đại vương làm Thượng đẳng thần. Đình làng Ốc Nhiêu, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên là một trong những nơi thờ cúng thần Linh Lang.
Thần tích Trần Hưng Đạo: Ông sinh vào giờ Tý ngày 10 tháng 12 năm
1228 tại hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, tỉnh Nam Định, nay thuộc Bảo Lộc - Mỹ Phúc, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Cha của ông là An Sinh Vương Trần Liễu, anh ruột là Trần Thái Tông, mẹ là Nguyệt Vương Phi. Trần Quốc Tuấn ra đời khi nhà Trần thay thế nhà Lý, làm vua trong bối cảnh đất nước đói kém, loạn lạc. Trần Thủ Độ, một tôn thần tài giỏi, đã khéo léo