Xu hướng nghi lễ ngày càng đơn giản, nhu cầu tâm linh ngày càng

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng thành Hoàng vùng đồng bằng Bắc Bộ ( Qua nghiên cứu trường hợp làng Ốc Nhiêu, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) (Trang 71)

càng tăng

Sự thực hành nghi lễ của dân làng Ốc Nhiêu đối với các vị thần làng nói chung, thần Thành hoàng nói riêng ngày càng đơn giản không đồng nghĩa với

việc sự thành kính và biết ơn của họ đối với các vị thần linh giảm đi. Tính đơn giản của tín ngưỡng Thành hoàng làng Ốc Nhiêu được hiểu là những nghi lễ rườm rà không còn phù hợp với thời đại sẽ được giảm thiểu hoặc cắt bỏ, hay do sự tích hợp của các yếu tố tôn giáo - văn hóa khác.

Nhu cầu tâm linh của dân làng Ốc Nhiêu nhìn bề ngoài tưởng chừng như tỷ lệ nghịch với nghi lễ, song về bản chất, chúng lại tỷ lệ thuận với nhau. Sự sùng kính các vị thần làng thể hiện ra trong công thức “Tin - Kính - Sợ - Thờ - Cầu” là minh chứng cho nhu cầu tâm linh ấy. Tất cả được chứng minh qua mức độ nghi lễ, lời cầu cúng, sự chăm chút ngôi đình của người dân nơi đây.

Thật vậy, kinh tế làng Ốc Nhiêu đang chuyển mình theo sự phát triển chung của tỉnh Hưng Yên. Đồng thời, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, con người từng bước lý giải được nhiều hiện tượng siêu nhiên huyền bí. Tuy nhiên, cho đến nay và chắc chắn còn về sau này nữa, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được câu trả lời thích đáng cho nhiều vấn đề xã hội và nhiều hiện tượng tự nhiên. Do đó, nhu cầu tôn giáo của người dân Ốc Nhiêu chắc chắn vẫn còn tồn tại lâu dài. Gần đây, trong làng Ốc Nhiêu xuất hiện một số hiện tượng như: người tinh khôn đang làm ăn giỏi bỗng nhiên bị thần kinh, luôn miệng kêu thần nhập, thánh hành; người bị cho là “ma nhập”,... mặc dù đã khám chữa nhưng chưa tìm ra và kết luận không có bệnh gì. Khoa học nói chung, ngành y học nói riêng chưa giải thích xác đáng về những trường hợp này. Nhiều người dân Ốc Nhiêu gọi đó là “bệnh âm”. Họ đã tìm đến ngôi đình để kêu cầu sự tha thứ và sự cứu giúp từ các vị thần linh.

Đời sống của dân làng Ốc Nhiêu gần đây, như đã đề cập, được nâng lên đáng kể do mở rộng buôn bán và làm việc trong các công ty nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Nhiều gia đình trong làng đã giàu có hơn, nhiều người thăng quan tiến chức, con cái đỗ đạt, nhưng vẫn còn một số hộ nghèo. Nhiều người, dù vui mừng hay lo lắng, đều tìm đến với thần linh để chia sẻ và kêu cầu sự phù trợ.

Đặc biệt, cùng với sự phát triển kinh tế, làng Ốc Nhiêu đang xuất hiện một số tệ nạn mà trước đây chưa từng có như tình trạng nghiện hút, sự hình thành hoặc là nơi trú ngụ của các bang phái xã hội đen. Đây là những vấn nạn mới đối với chính quyền và dân làng Ốc Nhiêu. Ngoài việc áp dụng pháp luật và nhiều biện pháp giáo dục đối với những thành phần này, dân làng Ốc Nhiêu không quên kêu cầu các vị Thành hoàng cứu giúp họ.

Người dân Ốc Nhiêu luôn tâm niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, chẳng mất gì mà không kêu cầu, được là tốt, chưa được có lẽ do chưa đến số, hay kêu cầu chưa thấu đến thần linh. Khi thành tâm kêu cầu các vị thần làng, nhiều người an tâm rằng có một thế lực siêu nhiên luôn ở bên cạnh giúp đỡ trong cuộc sống hằng ngày.

Những ví dụ nêu trên phần nào lý giải tại sao khi cuộc sống được nâng cao, nền khoa học đã phát triển mà nhiều người dân Ốc Nhiêu vẫn đến các cơ sở thờ tự truyền thống để lễ bái, coi tôn giáo như lá bùa bảo hiểm cuộc sống trần thế, đặt niềm tin vào các vị thần linh.

Cùng với sự phục hồi của nhiều sinh hoạt tôn giáo trong dân chúng, đời sống văn hoá truyền thống cũng đang phục hưng, tạo nên bức tranh văn hoá Việt Nam đa diện theo hướng kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Nhiều lễ tục, trò chơi truyền thống trong lễ hội như đánh đu, đấu vật, nấu cơm,… đã bị mai một căn bản do chúng không còn phù hợp với điều kiện xã hội mới và sự xâm nhập của các luồng văn hóa ngoại lai. Nhưng ở chiều hướng khác, trong các lễ hội truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay, nhiều trò chơi, nhất là các môn thể thao như cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền... được tổ chức góp phần nâng cao thể lực và làm phong phú thêm cho đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân.

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng thành Hoàng vùng đồng bằng Bắc Bộ ( Qua nghiên cứu trường hợp làng Ốc Nhiêu, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)