Xu hướng thờ cúng nhiều dạng thần linh trong một không gian tín

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng thành Hoàng vùng đồng bằng Bắc Bộ ( Qua nghiên cứu trường hợp làng Ốc Nhiêu, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) (Trang 74)

Sự thương mại hóa các hoạt động tín ngưỡng ở làng Ốc Nhiêu như nạn buôn thần bán thánh, lạm dụng các hình thức kinh doanh lễ hội... đã manh nha. Đây là một biểu hiện không tốt, có nguy cơ xâm hại đến những giá trị vốn có của tín ngưỡng Thành hoàng. Bởi vậy, người dân và chính quyền địa phương cần có hành động kịp thời để tránh những tổn hại không đáng có.

3.2.4. Xu hướng thờ cúng nhiều dạng thần linh trong một không gian tín ngưỡng tín ngưỡng

Đình làng Ốc Nhiêu hiện nay, bên cạnh thờ các vị thần Thành hoàng, còn thờ một số các vị của đạo khác, như:

Thờ thần linh của của Đạo giáo: Ta dễ dàng có thể nhận thấy điều này thông qua việc thờ bài vị: Văn Xương Đế quân thần vị; một vị quan văn của Đạo giáo; [phụ lục số 5].

Thờ các vị anh hùng đan tộc, những vị có công với đất nước, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh; một danh nhân văn hóa thế giới, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam ta; một con người hết lòng vì dân vì nước. Tượng đài của người được đặt thờ ở gian trái tòa đại bái [Phụ lục số 6]. Hay tôn thờ Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Thờ Phật của Phật giáo; loại hình tôn giáo chủ yếu của người dân làng Ốc Nhiêu. Chính sự xuất hiện của Phật giáo trong đình đã đáp ứng được cao hơn nhu cầu của người dân; đây cũng là nét đặc sắc trong tôn giáo tín ngưỡng của những cư dân trồng lúa nước, của người Việt Nam, mặc dù đâu đó có kèm theo tư duy thực dụng. Nhưng đó là một hiện thực. Điều này lý giải tại sao trong Đình có Phật, trong Chùa thờ cả Thần. Và như thế tín đồ có thể đến

cùng một không gian thờ cúng mà vẫn sùng kính được nhiều dạng thần linh, giúp họ thỏa mãn hơn nhu cầu của mình. Theo quan sát của tác giả, tại làng Ốc Nhiêu, cơ sở thờ tự nào thờ đa dạng thần linh thì nơi đó hưng thịnh, ví như Đình làng Ốc Nhiêu, hay Chùa làng Ốc nhiêu chẳng hạn.

Có thể thấy, đình làng Ốc Nhiêu là một khu liên hợp thần linh của nhiều loại hình tôn giáo và thờ cúng trong dân chúng, từ sơn thần đến thủy thần, từ nhiên thần đến nhân thần, từ thần làng và thần Thành hoàng đến các vị thần của Đạo giáo và Phật giáo, từ các vị thần truyền thống đến các vị thần hiện đại. Điều đó thể hiện sự phong phú trong đời sống tâm linh của người dân nơi đây, cũng là minh chứng cho sự đặc trưng tôn giáo vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Tóm lại, mọi sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội đều tồn tại hai mặt

tốt - xấu, tích cực - tiêu cực đan xen, thẩm thấu vào nhau. Ở các loại hình thờ cúng trong dân chúng, bên cạnh những giá trị tốt đẹp về văn hóa và đạo đức, đã và đang xuất hiện một số hiện tượng phi nhân tính, phản văn hóa làm vẩn đục bầu sinh hoạt văn hóa tâm linh lành mạnh của con người. Làm thế nào để bảo tồn và phát huy được mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực vốn có của nó đang là vấn đề đặt ra thách thức chúng ta.

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng thành Hoàng vùng đồng bằng Bắc Bộ ( Qua nghiên cứu trường hợp làng Ốc Nhiêu, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) (Trang 74)