Lễ hội làng Ốc Nhiêu

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng thành Hoàng vùng đồng bằng Bắc Bộ ( Qua nghiên cứu trường hợp làng Ốc Nhiêu, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) (Trang 54)

Các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, những lớp văn hóa khác nhau cũng được biểu hiện cùng trong lễ hội. Nhu cầu tôn giáo cùng với nhu cầu vui chơi, sự cần thiết được giải tỏa tâm linh và tinh thần cố kết cộng đồng là những cơ sở xã hội của hội hè đình đám nơi thôn quê. Hội làng Ốc Nhiêu mang trong mình những nét đặc trưng của lễ hội truyền thống vùng Đồng bằng Bắc Bộ, nhưng cũng có những nét đặc sắc riêng có.

Lễ hội truyền thống làng Ốc Nhiêu chắc hẳn xuất hiện cùng với việc thờ cúng thần làng, nhất là các vị Thành hoàng của địa phương này. Thế nhưng, từ năm 1953, khi thực dân Pháp càn quét và đốt phá đình làng, lễ hội làng Ốc Nhiêu bị ngưng lại. Mặc dầu vậy, nhu cầu tôn giáo của người dân Ốc Nhiêu luôn âm ỉ tồn tại. Đến năm 2002, lễ hội làng Ốc Nhiêu được khôi phục cùng với sự hiện diện trở lại của ngôi đình. Đến năm 2004, một lễ hội lớn chính thức được tổ chức, đánh dấu sự phục hưng đời sống tâm linh của dân làng Ốc Nhiêu sau những thăng trầm của thời gian và biến cố lịch sử.

Lễ hội làng Ốc Nhiêu được tổ chức vào tháng hai âm lịch, thường niên với quy mô nhỏ, khoảng từ hai đến ba năm với quy mô lớn. Dù quy mô nhỏ hay quy mô lớn, thì lễ hội làng Ốc Nhiêu vẫn luôn diễn ra trong ba ngày, từ ngày 05 dến ngày 07 tháng 2, trong đó ngày 06 tháng 2 là chính hội. Bên cạnh lễ hội chính diễn ra vào tháng 2, thì vào ngày 11 tháng 1 (ngày sinh của các vị

thần Cao Sơn, Quý Minh), ngày 14 tháng 8 (ngày mộng ứng đền Bạch Mã)và

ngày 12 tháng 11 (ngày hóa của Thành hoàng), làng Ốc Nhiêu đều tiến hành tế lễ long trọng tại đình, nhưng không có phần hội.

Ngoài những ngày lễ trọng kể trên, vào các tuần rằm, mùng một hằng tháng, hay những ngày trong làng có ma chay, cưới hỏi, người đỗ đạt, xây dựng công trình chung…, dân làng vẫn ra đình cúng lễ để báo cáo, tạ ơn hay kêu cầu sự chở che của Thành hoàng cho cuộc sống của cá nhân, gia đình và cả làng được bình yên và phồn thịnh. Điều đó phản ánh tính thực dụng vốn có

của người Việt Nam, cũng phù hợp với một trong những nguồn gốc ra đời của tôn giáo là tâm lý sợ hãi và ngưỡng vọng đối với các vị thần thánh.

Lễ hội truyền thống là một sự kiện trọng đại của làng Ốc Nhiêu. Cho nên, để tổ chức thành công ba ngày lễ hội chính, dân làng Ốc Nhiêu đã chuẩn bị rất chu tất và công phu. Về nhân lực, đó là việc thành lập các ban phụ trách công việc chung hoặc phụ trách từng phần việc như: Ban Tổ chức, Ban Khánh thiết và Ban Hành lễ.

Ban Tổ chức gồm trưởng thôn cùng với một số vị đứng đầu trong Hội Người cao tuổi, có trách nhiệm trông coi cả phần lễ lẫn phần hội trong suốt quá trình diễn ra lễ hội. Ban Tổ chức lại phân chia thành những ban nhỏ hơn như: Ban Nghi lễ (chịu trách nhiệm trang trí, bày biện đồ lễ,…), Ban Hậu cần (chuẩn bị đồ lễ chín như thịt lợn, xôi oản,…), Ban Văn nghệ - Thể thao và Giải trí (tổ chức các trò chơi trong ngày hội), Ban An ninh (bảo đảm an ninh trật tự trong những ngày hội), Ban Y tế (bảo đảm sức khỏe cho Ban Tổ chức và những người dự hội).

Một việc quan trọng trong chuẩn bị và tổ chức lễ hội truyền thống làng Ốc Nhiêu là bầu ra Ban Hành lễ, nhất là vị chủ tế. Chủ tế phải là người cao tuổi, gia đình con cháu đầy đủ, thành công trong học tập và công tác, am hiểu quy tắc tế lễ (Trước đây, người chủ tế phải biết chữ Hán, bởi văn tế viết bằng chữ Hán. Ngày nay, văn tế được viết bằng chữ Quốc ngữ, nên yêu cầu này không còn quan trọng như trước, nhưng nếu chủ tế đạt được yêu cầu này thì càng tốt). Chủ tế phải được xem xét và lựa chọn cẩn trọng, vì ông là người đại diện cho cả làng thực hiện nghi lễ với thánh thần. Trong những lễ hội truyền thống làng Ốc Nhiêu đã diễn ra, chủ tế thường là vị thủ từ, có năm là một cụ già trong làng. Dù là ai, thì họ đều phải đảm bảo những yêu cầu nêu trên.

Người được chọn để đọc chúc văn trong lễ tế thường là trưởng thôn. Tiếp đến là việc cử ra các thành phần khác trong Ban Hành lễ như: chỉ huy trưởng đám rước, các chỉ huy phó phụ trách từng đoàn trong đám rước; đội hành tế, thường là người khoảng 50 tuổi/ cụ non; đội rước kiệu, thường là

thanh niên trai tráng, chưa có vợ, phẩm hạnh tốt, không vướng tang; một đoàn chấp kích, đảm nhiệm việc vác cờ quạt, bát bửu hộ tống đoàn rước; phường bát âm, chủ yếu là nhạc công “cây nhà lá vườn”, phụ trách phần âm nhạc trong lễ hội. Cần nói thêm, việc sử dụng các nhạc công này không phải do dân làng Ốc Nhiêu tiết kiệm kinh phí, mà là nhằm giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa làng, thể hiện được cái đẹp riêng của địa phương.

Công việc chuẩn bị nhân lực phải hoàn tất trước ngày hội để ai vào việc nấy đảm bảo cho sự thống nhất và chu toàn. Số lượng người được cử tham gia nhiều ít thì tùy thuộc vào quy mô tổ chức lễ hội.

Chuẩn bị đồ tế lễ cũng là một phần việc hết sức quan trọng trong lễ hội truyền thống làng Ốc Nhiêu. Công viên này, như đã đề cập, do Ban Tổ chức đảm nhiệm. Đồ lễ được chuẩn bị gồm xôi, gà, lợn, oản, rượu, hoa quả, trầu cau, vàng mã… Những đồ lễ này phải sạch sẽ từ khâu lựa chọn thực phẩm, đến chế biến và trưng bày. Điều đó thể hiện thái độ thành kính của người dân trước thần thánh, mong các vị hài lòng và ban nhiều phúc lộc cho dân làng.

Ngoài ra, việc chuẩn bị cho lễ hội còn bao gồm việc dọn dẹp sạch sẽ khang trang quang cảnh ngôi đình. Công việc này thường do thủ từ đảm nhiệm cùng sự giúp đỡ của một số cụ già trong làng.

Trong lễ hội truyền thống làng Ốc Nhiêu, phần lễ và phần hội là một tổng thể. Lễ là phần tôn giáo sâu lắng nhất của người dân địa phương. Hội là phần vui chơi giải trí, là đời sống thường nhật của người dân nơi đây. Sự tách biệt này chỉ mang tính chất tương đối, bởi nhiều hoạt động luôn có sự đan quyện chặt chẽ giữa lễ và hội. Song, để tiện trình bày và so sánh nội dung, tôi tạm chia lễ hội truyền thống làng Ốc Nhiêu ra làm hai phần lễ và hội.

Phần lễ trong lễ hội truyền thống làng Ốc Nhiêu gồm một hệ thống hành

vi biểu hiện sự tôn kính, sự mong cầu của người dân đối với Thành hoàng làng Ốc Nhiêu và các vị thần phối thờ.

Lễ hội truyền thống làng Ốc Nhiêu gồm: Lễ Nghinh thần (lễ rước) diễn ra chiều ngày 05 và sáng ngày 6/2; Lễ Dâng hương vào ngày 06/2 sau lễ tế và

lễ rước; Tế Yến (lễ xin thụ lộc) vào ngày 6/2 sau sau lễ tế, lễ rước và Lễ Dâng hương; Lễ Tế giã (lễ hết hội) vào ngày 07/1.

Lễ Nghinh thần (lễ rước): diễn ra từ chiều ngày 5/2 và sáng ngày 6/2 (chính hội), rước thần vị của Thành hoàng từ đình đến chùa rồi trở lại đình. Đây là điểm khác biệt so với lễ rước của nhiều làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Sự khác biệt này do làng Ốc Nhiêu hiện nay không còn miếu thờ thần nữa (chỉ còn lại dấu tích của một ngôi miếu đã bị phá bỏ), còn đền trong thôn Trung được dùng làm nơi thờ tự Thành hoàng tạm thời. Sau khi đình được xây dựng lại thì rước các vị thần về như trước.

Lễ rước là phần đặc sắc nhất và sôi động nhất của lễ hội truyền thống làng Ốc Nhiêu với sự quy tụ các loại hình văn hóa nghệ thuật, là cốt lõi của quy trình lễ hội gồm rước nước, rước kiệu, long đình, hương án và các loại hình nghệ thuật múa xinh tiền, múa sư tử, sau đó tiến hành tế lễ.

Chiều ngày 05/2, làng Ốc Nhiêu tổ chức rước kiệu. Kiệu được sử dụng trong lễ rước gồm kiệu bát cống và kiệu long đình. Kiệu được rước từ đình làng qua trục đường chính liên thôn, lên chùa Ốc Nhiêu lấy nước đem về đình dâng tế thần.Tại chùa, đám rước được đón tiếp long trọng. Vị sư trụ trì sẽ đại diện đốn đoàn, thể hiện cho sự chào đón, sống chung và nồng hậu giữa Phật giáo và Tín ngưỡng Thành hoàng. Đám rước sẽ dừng tại chùa khoảng 30 phút đến một tiếng đến nhà chùa làm lễ xin nước để mang về dâng các vị Thành hoàng. Thuở xưa, giếng làng ngự tại cổng chùa, quanh năm nước trong xanh ngắt, là nơi dể người dân tẩy rửa bụi trần trước khi vào lễ Phật. Hoa sen thơm ngát nở rực giếng chùa, hương sen thanh tao vừa gần gùi vừa linh thiêng thiêng nơi đất Phật. Nước trong giếng chùa được người dân cho là tinh khiết nhất, biểu trưng cho tắm lòng trắng trong thành kính của người dân khi được cất rước về Đình dâng các vị Thành hoàng. Từ khi giếng chùa bị lấp cạn, nhà Sư sẽ thay mặt người dân làng làm lễ tại cửa chùa xin nước tại giếng khoan của Chùa rồi hành lễ, cất bước theo đoàn rước trở lại sân đình dâng lên các vị

Thành hoàng. Tại đây, nhà Chùa tiếp tục đại diện làm lễ trước sự thành kính của người dân cùng tấu lên các Ngài.

Xưa kia, ngoài đám rước của làng Ốc Nhiêu, Ban Tổ chức còn mời thêm đám rước của làng lân cận cùng tham gia. Đây là nét văn hóa đặc sắc của lễ hội truyền thống làng Ốc Nhiêu xưa.

Đám rước trong lễ hội truyền thống làng Ốc Nhiêu vừa trang nghiêm, vừa vui nhộn với trò múa lân, người đeo mặt nạ nhảy múa làm cho người dự hội phấn chấn, quên hết mọi ưu phiền của cuộc sống thường nhật.

Lễ rước (đám rước) là thành tố chính trong cấu trúc văn hóa của lễ hội truyền thống làng Ốc Nhiêu nên rất được coi trọng. Nghi lễ này biểu hiện tập trung các biểu tượng văn hóa (phô diễn sức sáng tạo văn hóa cộng đồng), là biểu hiện của sự di chuyển cái thiêng đến những không gian chủ yếu của cộng đồng làng nơi đám rước đi qua.

Sáng sớm ngày 6/2, trong sân đình tập trung đông đủ hai đội tế (đội tế nam và đội tế nữ), mỗi đội gồm 28 người, quần áo chỉnh tề vào tế thần. Vào ngày diễn ra lễ hội, cả 8 giáp trong làng cùng mang lễ vật dâng cúng bày tỏ sự biết ơn và lòng thành kính của người dân với các vị thần.

Lễ dâng hương: Trước kia, lễ hội truyền làng Ốc Nhiêu không có nghi

thức này, có lẽ do quan niệm đình là nơi dành cho các cụ ông/ nam giới, nên các cụ bà/ nữ giới chỉ tham gia với tư cách người dự hội.

Lễ Dâng hương, diễn ra ngày 06/2 sau lễ tế và lễ rước, dành cho thành viên của Hội Phụ nữ trong làng hoặc khách thập phương là nữ giới muốn lễ các vị thần, đặc biệt là thần Thành hoàng làng Ốc Nhiêu.

Trang phục của các bà, các cô trong Lễ Dâng hương là áo dài truyền thống (đồng màu hoặc nhiều màu), cùng với một số phụ kiện như chén (chén tách), song loan. Đồ lễ dâng lên các vị thần trong nghi thức này là đồ chay chứ không dùng đồ mặn. Thời gian của nghi lễ kéo dài bao lâu phụ thuộc vào số lượng các đoàn dâng hương trong ngày lễ hội.

Tế yến (Lễ xin thụ lộc): Lễ này diễn ra ngày 6/2 sau Lễ Nghinh thần, xin các vị thần cho phá lễ thụ lộc. Tất cả đồ lễ chín như thịt lợn, gà, xôi… đem ra chế biến mời thành viên trong Ban Tổ chức, dân làng và khách thập phương hưởng lộc. Trong thời gian diễn ra lễ hội truyền thống, dân làng Ốc Nhiêu tổ chức tiệc linh đình tại gia đình mời anh em họ hàng, bạn bè đến cùng nhau ăn uống vui vẻ.

Lễ tế giã (Lễ hết hội): Lễ này diễn ra vào ngày 7/2 với mục đích báo cáo

các vị Thành hoàng biết là hết hội, xin đóng cửa đình, trở lại cuộc sống thường nhật, chờ mùa lễ hội năm sau.

Do hiện không còn miếu như ngày xưa, còn đền thì của thôn Trung, nên làng Ốc Nhiêu không tổ chức rước thần nữa, mà hoàn tất công việc này từ ngày 6/2, rước thần từ chùa trở lại đình. Nhưng ý nghĩa của lần rước này là mời các vị Thành hoàng trở về ngự và dự chứ không có nghĩa là thông báo như đã đề cập. Đình làng Ốc Nhiêu hiện nay vừa là nơi thần ngự, vừa là nơi thần dự. Dân làng tin các vị Thành hoàng chấp nhận điều này.

Nghi thức liên quan đến Thành hoàng làng Ốc Nhiêu, bên cạnh các nghi lễ diễn ra trong ba ngày hội chính, còn được thể hiện trong ngày lễ Kỷ thân

(ngày sinh của hai vị thần Cao Sơn và Quý Minh) thường niên của làng với

những nét khá đặc sắc. Trong ngày này, dân làng tổ chức tế lễ trang trọng ca ngợi công lao của các vị Thành hoàng với dân làng. Điều đó được thể hiện trong văn tế, qua chấp sự của thủ từ hoặc trưởng thôn, hoặc một người tuổi cao đức trọng trong làng.

Chúc văn nhắc đến công trạng của các vị thần được thờ cúng tại đình, sắc phong của các vị Thành hoàng và các liệt sĩ của làng Ốc Nhiêu. Điều này vừa bày tỏ sự cung kính, nhớ ơn của người dân địa phương đối với các vị thần linh, vừa khơi dậy truyền thống lịch sử, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn cho các lớp con cháu làng Ốc Nhiêu.

Văn tế đình làng Ốc Nhiêu phản ánh một sự khác biệt nữa mang đậm nét văn hóa vùng miền thể hiện trong lời lẽ văn tế. Nếu lời lẽ văn tế ở các dân tộc

thiểu số mộc mạc và giản dị, thì ở người Việt cầu kỳ, văn hoa và đẳng thứ rõ rệt hơn. Điều đó được lý giải là do sự phát triển kinh tế xã hội kéo theo sự phân chia giai cấp xã hội. Văn tế của người Việt được dùng để giao cảm với thần linh, chủ yếu cầu xin thần linh ban phúc lành cho dân làng. Trong lễ hội cổ truyền của người Việt, văn tế được viết bằng chữ Hán. Hiện nay, văn tế của nhiều làng người Việt vùng Đồng bằng Bắc Bộ viết bằng chữ Quốc ngữ. Làng Ốc Nhiêu trước đây dùng bản văn tế chữ Hán trong tế lễ, nhưng ngày nay đã dùng bản chữ Quốc ngữ cho phù hợp với sự thay đổi của xã hội.

Cấu thành tổng thể lễ hội truyền thống làng Ốc Nhiêu hiện nay, ngoài phần lễ gồm những nghi thức tế lễ, dâng hương, còn có phần hội bao gồm các loại trò chơi dân gian như: cờ tướng, cờ người, chọi gà, đánh đu, đấu gậy, thi hát cùng với một số trò chơi hiện đại mới đưa thêm vào như: bóng chuyền, bóng đá, đu quay, quay số trúng thưởng,…

Về các trò chơi dân gian, nếu như lễ là một hệ thống có tính quy phạm nghiêm ngặt, được cử hành ở chốn linh thiêng, thì hội là những sinh hoạt dân dã, phong khoáng để nhân dân có thể vui chơi hết mình. Đến với lễ hội, dân làng Ốc Nhiêu được tham gia vào nhiều trò chơi dân gian sôi động.

Cờ tướng là một trò chơi từ lâu luôn có mặt trong lễ hội truyền thống

làng Ốc Nhiêu. Vào những hội lớn, làng thường tổ chức chơi cờ người. Đây là cuộc đấu trí giàu tính văn hóa giữa hai đối thủ với những quân cờ bằng người thật. Người tham gia phải nhạy bén mới có thể giành được phần thắng.

Cờ tướng được thi đấu tại sân đình làng Ốc Nhiêu. Cũng như hội thi cờ ở nhiều vùng quê khác, việc chọn người vào vị trí tướng ông, tướng bà, quân sĩ đều phải đẹp người đẹp nết. 32 quân cờ được chia làm hai bên, bên này là 16 nam thanh, bên kia là 16 nữ tú (tất cả đều mặc theo lối truyền thống, riêng tướng ông và tướng bà có lọng che).

Bắt đầu vào trận đấu, những người sắm vai quân cờ được chọn nhận cờ lệnh điều binh khiển tướng và theo sự giám sát của hai viên cán biện cầm trống khẩu. Trong cuộc đấu, sự cân nhắc kỹ lưỡng không chỉ có ở hai người

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng thành Hoàng vùng đồng bằng Bắc Bộ ( Qua nghiên cứu trường hợp làng Ốc Nhiêu, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)