THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá thành tích nhân viên tại khách sạn hoàng anh gia lai đà nẵng (Trang 59)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN

VIÊN TẠI KHÁCH SẠN HOÀNG ANH GIA LAI ĐÀ NẴNG 2.2.1. Về mục tiêu

Muốn có hệ thống đánh giá thành tích hiệu quả, khách sạn Hoàng Anh Gia Lai phải nhìn nhận đánh giá thành tích nhân viên là một trong những hoạt động quan trọng đối với khách sạn, tác động đến các hoạt động quản trị nguồn nhân lực, nhằm đảm bảo mục tiêu kinh doanh của Khách sạn về lĩnh vực du lịch dịch vụ đạt chất lượng tiêu chuẩn 5 sao và cung ứng dịch vụ hiệu quả.

Hiện tại, công tác đánh giá thành tích nhân viên tại khách sạn Hoàng Anh Gia Lai Đà Nẵng được xác định gồm hai mục tiêu chính:

- Đánh giá thành tích để ra các quyết định khen thưởng, đề bạt, thuyên chuyển nhân viên.

Ngoài ra còn một số mục đích khác như: đánh giá thành tích để xét nâng lương; đánh giá thành tích để xem xét ký tiếp hợp đồng lao động với lao động mới được tuyển dụng.

*Đánh giá thành tích làm cơ sởđể tr lương cho nhân viên

Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của nhân viên, có vai trò là động lực phát triển, nâng cao ý thức trách nhiệm và hiệu quả công việc của từng người. Việc trả lương đúng cho nhân viên sẽ thúc đẩy, động viên người lao động tăng năng suất, hiệu quả công tác cũng như chấp hành kỷ luật lao động và các quy định của khách sạn. Với mục tiêu này, thành tích nhân viên trong khách sạn được đánh giá vào mỗi cuối tháng gồm Bảng xác định ngày công thực tế (Bảng chấm công) và Bảng xác định hệ số hoàn thành công việc. Trưởng các bộ phận được Giám đốc uỷ quyền xem xét và xác định hệ số hoàn thành công việc trong tháng của từng cá nhân người lao động thuộc bộ phận mình quản lý. Cụ thể, lương nhân viên của khách sạn có 2 phần:

*Phần thứ nhất được gọi là “Tiền lương cơ bản” bao gồm 01 lương cơ bản + các khoản phụ cấp( nếu có), được thanh toán cho người lao động vào ngày 10 hằng tháng. Trên cơ sở ngày công thực tế làm việc, mức lương cơ bản theo quy định của Bộ tài chính và hệ số lương theo quy định của Bộ tài chính tùy theo công việc, cấp bậc và thâm niên công tác, không trái với quy định của Nhà nước, cụ thể Ban giám đốc thì có hệ số lương cao hơn trưởng/phó các bộ phận, trưởng/phó các bộ phận thì có hệ số cao hơn nhân viên chuyên môn nghiệp vụ. Cụ thể, khách sạn Hoàng Anh Gia Lai Đà Nẵng đã áp dụng bảng lương sau để tính lương cho người lao động:

Bảng 2.5. Bảng lương nhân viên chuyên môn nghiệp vụ trong khách sạn Hoàng Anh Gia Lai Đà Nẵng

Bảng lương A1 - nhóm 2 Nhân viên tu sửa

Bảng lương A19 - nhóm 2 Nhân viên bán hàng thủ công mỹ nghệ

Bảng lương A20 Ăn uống

Nhân viên bàn, bar, phụ bếp Nhóm 1

Nhóm 2 Nhân viên bếp

Bảng lương B15 nhóm 1 Nhân viên lái xe

Bảng lương B16 nhóm 3 Nhân viên bảo vệ

Bảng lương B18 Nhân viên buồng Nhân viên giặt là Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhân viên l ễ tân (Ngun: Phòng qun lý nhân s)

Đối với khoản phụ cấp thì thường tập trung vào khoản phụ cấp chức vụ. Chế độ phụ cấp chức vụ chỉ áp dụng với các tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, trưởng các bộ phận, giám sát. Đặc biệt, người lao động giữ chức vụ quản lý có quốc tịch nước ngoài, cũng sẽđược tính phụ cấp khác.

Ngoài ra, do đặc tính của hoạt động kinh doanh khách sạn, nên có những lao động có thể phải làm ca đêm hoặc đôi khi phải làm thêm giờ. Vì vậy, trong khoản tiền lương cơ bản còn có khoản phụ cấp làm đêm và làm thêm giờ. Với loại phụ cấp làm đêm và làm thêm giờ được tính dựa theo quy định của Nhà nước. Cụ thể:

-Nếu phải làm việc ban đêm thì phụ cấp được hưởng bằng 35% so với tiền lương ban ngày.

-Tiền làm thêm giờ được hưởng 155% tiền lương giờ tiêu chuẩn khi làm ngày thưởng và 200% tiền lương giờ tiêu chuẩn khi làm vào ngày nghỉ hàng

tuần hoặc ngày lễ.

Tuy nhiên, những khoản tiền này phát sinh ra ở các tháng là khác nhau và chỉ có những người nào có ngày làm ca 3 và làm thêm giờ thì mới có. Vì vậy, các khoản này không nằm trong bảng lương chung mà được tính riêng.

*Phần thứ hai được gọi là “Tiền lương năng suất”, hay còn gọi là phần tiền thưởng còn lại mà người lao động sẽ được nhận sau mỗi tháng dựa vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn và kết quả lao động của mỗi bộ phận trong tháng. Việc thanh toán tiền lương năng suất nhằm khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn.

Tiền lương năng suất được tính toán cho từng nhân viên căn cứ vào kết quả lao động của họ. Cụ thể căn cứ vào ngày công thực tế của từng nhân viên, hạng thành tích cá nhân, hệ số bộ phận, hệ số chức danh ( cấp bậc)

Trong các căn cứ trên, hạng thành tích cá nhân và hệ số chức danh mức độ phức tạp công việc đảm nhận là hai căn cứ quan trọng có ảnh hưởng lớn đến tiền lương thực tế mà mỗi người sẽ nhận được.

-Trước hết, về phân loại thành tích cá nhân. Việc phân hạng thành tích cá nhân được quy định như sau:

+ Loại A: là những cán bộ, nhân viên, người lao động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụđược giao, chấp hành kỷ luật lao động tốt: hệ số 1,2

+ Loại B: là những cán bộ, nhân viên, người lao động hoàn thành Tốt nhiệm vụđược giao, chấp hành kỷ luật lao động tốt: hệ số 1,0

+ Loại C: là những cán bộ, nhân viên, người lao động hoàn thành nhiệm vụđược giao, chấp hành kỷ luật lao động tốt: hệ số 0.8

+ Loại D: Là những cán bộ, nhân viên, người lao động không hoàn thành công việc được giao: với lý do khách quan ( hệ số 0,6), với lý do chủ quan ( 0,2)

bộ phận, các bộ phận họp và đưa ra ý kiến bình xét thống nhất. Sau đó thông qua hội đồng thi đua của khách sạn thẩm định, về nguyên tắc quá trình bình xét được tiến hành là dân chủ, công bằng, khách quan. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn khó tránh khỏi việc mọi người trong tổ khi bình xét thường cả nể nhau và không có tiêu chí rõ ràng nên tính công bằng và khách quan của việc đánh giá không cao .

- Thứ hai là về hệ số tổ: Để khuyến khích, động viên các bộ phận kinh doanh hoạt động tốt, Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai Đà Nẵng còn giao kế hoạch kinh doanh theo tháng cho từng bộ phận. Cuối tháng, tiến hành họp xét mức hoàn thành kế hoạch theo nhóm: + Bộ phận lưu trú + Bộ phận ăn uống + Các bộ phận kinh doanh khác Nếu trong tháng, bộ phận nào đạt mức kế hoạch thì hệ số tổ sẽ là 1. Nếu vượt mức kế hoạch thì hệ sổ tổ sẽ là 1,1. Nếu không đạt mức kế hoạch thì hệ số tổ sẽ là 0.9. Riêng bộ phận hành chính tổng hợp, văn phòng sẽ nhận hệ số tổ là 1 Hệ số chức danh mức độ phức tạp của công việc đảm nhận. Hệ số này có một ý nghĩa lớn trong việc tính tiền lương năng suất vì nó sẽ phản ánh mức độ đóng góp của từng người tốt hơn. Sử dụng hệ số này nhằm khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn đáp ứng công việc một cách tốt nhất.

Trong việc lựa chọn ra các hệ số, người làm công tác tiền lương tiến hành thống kê phân nhóm chức danh công việc đảm nhận của từng người. Sau đó, căn cứ vào bậc nghề tính chất quan trọng công việc đối với hoạt động kinh doanh của khách sạn và những yêu cầu cần có đối với từng loại nhân viên, họ sẽ lựa chọn ra hệ số tương ứng cho từng người. Khách sạn xác định hệ số cho từng người theo công thức:

hi = xk Trong đó:

hi: là hệ số lương của người thứ i ứng với công việc được giao, mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi và mức độ hoàn thành công việc.

k: là hệ số mức độ hoàn thành

d1i: là sốđiểm mức độ phức tạp của công việc người thứ i đảm nhận d2i: là sốđiểm tính trách nhiệm của công việc người thứ i đảm nhận. Trong thực tế, các bảng hệ số chức danh mức độ phức tạp công việc đảm nhận tại khách sạn còn mang tính bình quân rất lớn, khoảng giãn cách giữa các hệ số là ngắn nên tác dụng khuyến khích chưa cao.

Bảng hệ số khách sạn xâỵ dựng tuân thủ nguyên tắc sau:

- Lãnh đạo đơn vị và kế toán trường đảm nhiệm những trọng trách và phần công việc quan trọng được hưởng hệ số cao.

- Những người được hưởng hệ số trung bình đảm bảo ngày giờ công , đạt năng suất theo đúng định mức.

Những bộ phận trong khách sạn được hưởng hệ số cao vì vai trò, chức năng hoạt động trong khách sạn, ở những vị trí trực tiếp có quan hệ với khách là mối quan hệ đầu vào của hoạt động dịch vụ trong khách sạn (như bộ phận lễ tân, bộ phận tổng đài điện thoại...)

Người được hưởng hệ số cao phải là người có trình độ tay nghề áp dụng phương pháp lao động tiên tiến, chấp hành sự phân công của người phụ trách , có ngày giờ công lao động cao, vượt năng suất, đảm bảo kết quả lao động của tập thể.

* Đánh giá thành tích để ra các quyết định khen thưởng nhân viên

đánh giá thành tích nhân viên vào cuối mỗi năm, sau khi có văn bản hướng dẫn từ cấp trên, từ đó xếp loại nhân viên thông qua hình thức bình bầu, bỏ phiếu tập thểđể làm cơ sở khen thưởng nhân viên. Kết quảđánh giá, bình bầu được sử dụng cho mục đích khen thưởng của khách sạn dưới hình thức trao tặng danh hiệu như: lao động tiên tiến, lao động xuất sắc, chiến sĩ thi đua, bằng khen và kèm theo tiền thưởng.

Việc đánh giá cuối năm chủ yếu vẫn chỉ là đánh giá hình thức, không có các tiêu chí đánh giá thành tích cụ thể, rõ ràng. Việc đánh giá thành tích chủ yếu do cấp quản lý nhận xét, đánh giá nhân viên một cách chung chung, sau đó tiến hành bỏ phiếu để bình chọn người đạt danh hiệu khen thưởng. Thực tế đây là dịp để toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp ngồi lại thông qua các cuộc họp bộ phận, gặp gỡ toàn nhân viên. Đánh giá thành tích một cách cảm tính thông qua việc xem xét lại việc tuân thủ ngày công làm việc hay việc tham gia các hoạt động đoàn thể,… Đồng thời, do các mức thành tích cao bị khống chế bởi tỷ lệ phần trăm dựa vào mức độ hoàn thành kế hoạch được giao của mỗi bộ phận, cùng với sự không rõ ràng trong tiêu chuẩn đánh giá; tâm lý ngại va chạm, cả nể lẫn nhau trong nhân viên nên thường các danh hiệu này có xu hướng tập trung vào các cấp lãnh đạo và cá nhân có tham gia hoạt động đoàn thể, phong trào. Việc bình chọn mang tính chất cảm tính và không có cơ sở khoa học.

Việc đánh giá thành tích cá nhân cuối năm để khen thưởng kèm theo tiền thưởng được thực hiện rất hình thức và có xu hướng bình quân, luân phiên thành tích. Chính vì vậy, những danh hiệu được khen tặng cũng như kết quả đánh giá không tạo được nhiều động lực để nhân viên cố gắng phấn đầu, đồng thời kết quả nhanh chóng bị lãng quên bởi nó không ảnh hưởng nhiều đến công việc, thu nhập hay cơ hội đào tạo, thăng tiến của nhân viên.

* Đánh giá thành tích để xem xét ký kết hp đồng lao động

Với lao động mới tuyển dụng, khách sạn Hoàng Anh Gia Lai Đà Nẵng sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng thử việc. Sau thời gian thử việc sẽ chính thức ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Theo quy định thì cơ sở để xem xét ký kết hợp đồng lao động là nhân viên đó có hoàn thành tốt công việc được giao hay không? Tuy nhiên quy định này cũng chỉ mang tính hình thức. Thực tế thì 100% lao động đều được ký kết hợp đồng lao động sau thời gian thử việc. Nguyên nhân một phần do thời gian thử việc ngắn (không quá 3 tháng), một phần do hoạt động đánh giá thành tích không phản ánh được nhân viên có đáp ứng yêu cầu công việc hay không; nhân viên có những điểm mạnh, điểm yếu nào; cần phải đào tạo, bồi dưỡng ra sao để đáp ứng yêu cầu công việc.

Tóm lại, hoạt động đánh giá thành tích nhân viên tại khách sạn Hoàng Anh Gia Lai Đà Nẵng phục vụ chủ yếu cho mục tiêu trả lương và khen thưởng. Tuy nhiên, nó vẫn chưa phát huy được hết vai trò của nó. Các mục tiêu khác của hoạt động đánh giá thành tích như cải thiện thành tích nhân viên, phục vụđào tạo và phát triển nhân viên,… chưa được đề cập đến.

Bảng 2.6. Kết quả điều tra về mục tiêu của hệ thống đánh giá thành tích hiện tại

Đơn vị tính : %

Chỉ tiêu Tần suất (Người) Tỷ lệ

Đào tạo, phát triển nhân viên 9 7.50

Trả lương, khen thưởng 13 10.83

Thuyên chuyển, đề bạt, sa thải 9 7.50 Giúp cho nhân viên làm việc tốt hơn 15 12.50

Không có công tác nào 64 53.33

Tất cả các công tác 10 8.33

Qua số liệu từ bảng 2.6 cho thấy, công tác đánh giá thành tích được phần lớn người lao động làm việc tại khách sạn Hoàng Anh Gia Lai Đà Nẵng đánh giá là không hữu ích đối với các hoạt động quản trị nguồn nhân lực của khách sạn. Ngay cả mục tiêu chủ yếu của công tác đánh giá thành tích của khách sạn là để trả lương, khen thưởng cũng nhận được số phiếu qua điều tra không cao. Điều này chứng tỏ công tác đánh giá thành tích nhân viên hiện tại của khách sạn chỉ mang tính hình thức, chưa phát huy hết tác dụng của nó như mục tiêu đề ra.

2.2.2. Về tiêu chuẩn đánh giá thành tích nhân viên hiện hành

Tiêu chuẩn đánh giá thể hiện các yêu cầu của việc hoàn thành một công việc cả về mặt số lượng và chất lượng. Đây chính là tiêu chuẩn để đo lường kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Do mục tiêu của công tác đánh giá thành tích tại khách sạn Hoàng Anh Gia Lai Đà Nẵng phục vụ cho công tác trả lương và khen thưởng, nên các tiêu chí đánh giá thành tích nhân viên cũng chủ yếu phục vụ cho công tác này.

Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai Đà Nẵng xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thành tích của nhân viên theo 5 mức độ: A, B, C, D tương ứng với xếp loại hoàn thành nhiệm vụ như sau :

- Loi A: Xếp loi Hoàn thành xut sc nhim v

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn được giao, đạt 95 điểm trở lên, trong đó điểm thực hiện nhiệm vụ chuyên môn phải đạt điểm tối đa (75 điểm), không vi phạm nội quy, kỷ luật lao động của doanh nghiệp, điểm chấp hành nội quy, kỷ luật lao động đạt tối thiểu là 20 điểm.

- Loi B: Xếp loi Hoàn thành Tt nhim v

Hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao, đạt từ 85 đến dưới 95 điểm, trong đó điểm thực hiện nhiệm vụ chuyên môn phải đạt từ 65 đến dưới 75 điểm và không vi phạm nội quy, kỷ luật lao động của đơn vị.

-Loi C: Xếp loi Hoàn thành nhim v

Hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được giao, đạt từ 75 đến dưới 85 điểm, trong đó điểm thực hiện nhiệm vụ chuyên môn phải đạt từ 55 đến dưới 65 điểm.

-Loi D: Xếp loi Không hoàn thành nhim v

Là những cá nhân không đủ tiêu chuẩn xếp loại trên.

Bảng 2.7. Bảng chỉ tiêu đánh giá nhân viên của Khách sạn Hoàng Anh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá thành tích nhân viên tại khách sạn hoàng anh gia lai đà nẵng (Trang 59)