Hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt nam (Trang 48)

2.1.2.1 Về nguồn vốn

Đvt: Tỷ đồng

Đồ thị 2.1: Quy mô nguồn vốn Eximbank 2009 - 2012

(Nguồn: BCTC Eximbank các năm 2009, 2010, 2011,2012)

Trong giai đoạn 2009 – 2011, nguồn vốn của NH liên tục tăng trưởng qua các năm, chỉ sụt giảm nhẹ trong năm 2012 nhưng vẫn thể hiện xu thế phát triển và mở rộng

quy mô với tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn bình quân 44,34%/năm. Về cơ cấu, vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn, bình quân 43,56% tổng nguồn vốn và cũng có mức tăng trưởng khá nhanh. Trong năm 2010, nguồn vốn huy động đạt 58.151 tỷ đồng tăng 50,00% so với năm 2009. Năm 2011, nguồn vốn này đạt 53.653 tỷ đồng, giảm 7,74% so với năm 2010. Năm 2012, nguồn vốn huy động đạt 70.458 tỷ đồng, tăng 31,32% so với năm 2011. Đồng thời, trong tổng nguồn vốn huy động dưới hình thức tiền gửi, chủ yếu vẫn là tiền gửi của cá nhân, bình quân chiếm tới 64,11% tổng vốn huy động các năm. Tiền gửi của TCKT chiếm tỷ lệ chưa cao, bình quân khoảng 34,47% tổng nguồn vốn huy động, chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bên cạnh vốn huy động, nguồn vốn vay cũng chiếm tỷ trọng khá lớn, bình quân 35,38% tổng nguồn vốn, chủ yếu bao gồm vay từ các TCTD khác, phát hành giấy tờ có giá, phát hành các công cụ nợ tài chính khác.

Bảng 2.1: Quy mô và cơ cấu nguồn vốn của Eximbank 2009 – 2012

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 tỷ đồng % tỷ đồng % tỷ đồng % tỷ đồng % Vốn tự có 13.353 20,40 13.511 10,30 16.303 8,88 15.812 9,29 Vốn khác 960 1,47 3.118 2,38 21.072 11,48 13.856 8,14 Vốn ủy thác đầu tư 6 0,01 1 0,00 0 0,00 0 0,00 Vốn vay 12.362 18,89 56.330 42,96 92.540 50,41 70.029 41,16 Vốn huy động 38.766 59,23 58.151 44,35 53.653 29,23 70.458 41,41 Tổng nguồn vốn 65.447 100 131.111 100 183.568 100 170.155 100 (Nguồn: BCTC Eximbank các năm và tính toán của tác giả)

Đánh giá về công tác nguồn vốn của NH, ngoài quy mô tăng trưởng cần xét đến hiệu quả huy động vốn thể hiện ở yếu tố chi phí. Chi phí trả lãi huy động vốn của NH phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là lãi suất huy động và cơ cấu nguồn vốn của NH.

Bảng 2.2: Chi phí trả lãi nguồn vốn của Eximbank 2009 – 2012

Chỉ tiêu Đvt 2009 2010 2011 2012 Chi phí trả lãi tỷ đồng 2.369 4.662 12.246 12.030 Tổng nguồn vốn phải trả lãi tỷ đồng 51.135 114.482 146.035 140.400 Tỷ lệ chi phí trả lãi % 4,63 4,07 8,39 8,57

Cơ cấu chi phí trả lãi nguồn vốn

Trả lãi tiền gửi % 92,44 92,62 83,19 80,58 Trả lãi tiền vay % 1,22 2,19 2,11 2,78 Trả lãi phát hành GTCG % 6,04 3,60 13,25 16,52 Chi phí hoạt động tín dụng khác % 0,30 1,59 1,44 0,12 Tổng chi phí trả lãi % 100 100 100 100

(Nguồn:BCTC Eximbank các năm và tính toán của tác giả)

Năm 2010, mặt bằng lãi suất huy động tăng so với năm 2009. Tỷ lệ chi phí trả lãi giảm xuống còn 4,07% so với 4,63% trong năm 2009. Mặt khác, xét về cơ cấu nguồn vốn, trong năm này NH đã có sự biến động theo hướng gia tăng sử dụng nguồn vốn vay là nguồn vốn có chi phí huy động cao. Cụ thể, tỷ trọng nguồn vốn vay trên tổng nguồn vốn tăng từ 18,89% ở năm 2009 lên mức 42,96% ở năm 2010, trong khi đó tỷ trọng vốn huy động giảm từ 59,23% xuống còn 44,35%.

Năm 2011, do mặt bằng lãi suất huy động VND và USD bị khống chế ở mức bình quân đối với VND là 14%/năm, USD là 3,5%/năm. Điều này, làm giảm khả năng huy động vốn, buộc NH phải tăng nguồn vốn bằng cách tiếp tục tăng tỷ trọng vốn vay trên tổng nguồn vốn từ 42,96% năm 2010 lên tới 50,41% năm 2011. Theo đó, chi phí vốn của NH cũng gia tăng với tỷ lệ chi phí trả lãi lên đến 8,39%.

Bước sang năm 2012, mặt bằng lãi suất huy động giảm khá mạnh so với năm 2011 ở mức bình quân 9%/năm đối với VND và 2%/năm đối với USD. Tuy vậy, lượng vốn huy động không những không giảm xuống mà còn tăng mạnh so với cuối năm 2011. Nguyên nhân là trong năm 2012, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán ở trạng thái đóng băng, kênh đầu tư vàng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, người đầu tư chỉ có một lựa chọn hợp lý và an toàn nhất là gửi tiền vào NH. Theo đó, tỷ trọng

vốn huy động tăng từ 29,23% lên mức 41,41%, đồng thời tỷ trọng vốn vay trong tổng nguồn vốn giảm xuống còn 41,16%, tỷ lệ chi phí trả lãi tăng nhẹ ở mức 8,57%.

2.1.2.2 Về sử dụng vốn

Dư nợ cho vay của Eximbank tăng qua các năm với mức tăng trưởng bình quân 27,51%/năm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2012 so với năm 2011 chỉ đạt 0,35%, thấp hơn so với các năm trước (tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2010/2009 là 62,44%, năm 2011/2010 là 19,76%).

Bảng 2.3: Quy mô hoạt động tín dụng của Eximbank 2009 – 2012

Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 Cho vay TCKT, cá nhân trong nước 38.037 61.862 74.080 74.603 Cho vay chiết khấu thương phiếu

và GTCG 345 484 583 319 Tổng cho vay khách hàng 38.382 62.346 74.663 74.922

(Nguồn:BCTC Eximbank các năm)

Xét về hiệu quả sử dụng vốn của NH, thể hiện ở tỷ lệ thu nhập lãi bình quân trên một đồng tài sản sinh lời, tỷ lệ này phụ thuộc vào yếu tố lãi suất cho vay và cơ cấu sử dụng vốn vay, chất lượng tín dụng (thể hiện ở khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi vay của khách hàng).

Bảng 2.4: Quy mô và cơ cấu TSC sinh lời của Eximbank 2009 – 2012

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

tỷ đồng % tỷ đồng % tỷ đồng % tỷ đồng %

Tiền, vàng gửi tại và

cho vay TCTD khác 6.976 12.77 32.111 27,58 64.529 38,76 57.515 39,24

Cho vay khách hàng 38.382 70,27 62.346 53,54 74.663 44,84 74.922 51,11 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chứng khoán đầu tư 8.500 15.56 20.695 17,77 26.377 15,84 11.752 8,02

Góp vốn đầu tư dài hạn 766 1,40 1.295 1,11 928 0,56 2.389 1,63

Tổng TSC sinh lời 54.624 100 116.447 100 166.497 100 146.578 100

(Nguồn:BCTC Eximbank các năm và tính toán của tác giả)

Trong cơ cấu tài sản sinh lời của NH, khoản mục cho vay khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và cũng là hoạt động kinh doanh mang lại mức sinh lời lớn nhất, vì

đây chính là hoạt động cho vay thương mại của Eximbank. Do đó, sự thay đổi tỷ trọng khoản mục cho vay thương mại trong cơ cấu tài sản sinh lời sẽ ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ thu nhập lãi của NH.

Bảng 2.5: Thu nhập lãi từ hoạt động sử dụng vốn của Eximbank 2009 – 2012

Chỉ tiêu Đvt 2009 2010 2011 2012 Thu nhập lãi tỷ đồng 4.344 7.545 17.550 16.932 Tổng TSC sinh lời tỷ đồng 54.245 115.819 165.879 145.972 Tỷ lệ thu nhập lãi % 8,01 6,51 10,58 11,60

Cơ cấu thu nhập lãi từ hoạt động sử dụng vốn

Thu nhập lãi tiền gửi % 10,42 22,17 25,40 28,94 Thu nhập lãi cho vay khách hàng % 74,34 63,14 59,46 54,91 Thu lãi từ đầu tư chứng khoán nợ % 15,24 14,70 14,68 15,34 Thu khác từ hoạt động tín dụng % 0 0 0,46 0,81 Tổng thu nhập lãi % 100 100 100 100 (Nguồn: BCTC Eximbank các năm và tính toán của tác giả)

Năm 2010, lãi suất cho vay đối với cả nội tệ và ngoại tệ đều tăng, nhưng tỷ trọng cho vay thương mại trong cơ cấu TSC sinh lời giảm từ 70,06% xuống còn 53,29%, khiến tỷ lệ thu nhập lãi của NH giảm về mức 6,51%. Sang năm 2011, lãi suất cho vay bằng nội tệ và ngoại tệ đều có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn còn ở mức cao, đồng thời được bù đắp thêm từ mức tăng đột biến của thu nhập lãi tiền gửi, nên tỷ lệ thu nhập lãi của NH tăng mạnh lên mức 10,58%. Đến năm 2012, mặt bằng lãi suất cho vay nội tệ và ngoại tệ đều giảm so với cuối năm 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng thấp so với mức bình quân các năm trước, kết hợp cùng mức suy giảm quy mô tổng TSC sinh lời, khiến tỷ lệ thu nhập lãi vẫn tăng nhẹ ở mức 11,60%.

2.1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới biến động phức tạp khó lường, tình hình kinh tế trong nước năm 2012 tiếp tục gặp nhiều thử thách. Tăng trưởng kinh tế chậm, sản xuất kinh doanh trì trệ, cầu tín dụng giảm mạnh. Để tháo gỡ khó khăn, Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp như miễn, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế cho một số đối tượng doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh; rà soát sửa đổi, bổ sung cơ

chế chính sách… nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khuyến khích đầu tư, chỉ đạo NHTM nhà nước hạ mặt bằng lãi suất cho vay, thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay được vốn phục vụ sản xuất… Mặc dù vậy, tình hình chung vẫn còn khó khăn, hàng tồn kho vẫn ở mức cao.

Trong bối cảnh đó, Eximbank đã nỗ lực hỗ trợ thị trường một cách toàn diện trên các mặt: điều chỉnh giảm lãi suất phù hợp với chuyển biến của nền kinh tế, đẩy mạnh tín dụng thanh toán xuất nhập khẩu, cung ứng vốn cho các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời duy trì hoạt động kinh doanh ổn định, đảm bảo thanh khoản và an toàn hoạt động.

Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu hiệu quả và an toàn hoạt động kinh doanh của Eximbank 2009 – 2012

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 1.533 2.378 4.056 2.851 Lợi nhuận sau thuế / VCSH bình quân (ROA) 1,99% 1,85% 1,83% 1,20% Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân

(ROE) 8,65% 13,51% 20,39% 13,30% Hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR 26,87% 17,79% 12,94% 16,38% Dư nợ cho vay / Nguồn vốn huy động 81,68% 88,18% 102,59% 87,61% Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ 1,82% 1,42% 1,61% 1,32% (Nguồn: BCTN Eximbank các năm)

2.2 Thực trạng cơ chế điều hành lãi suất của NHNNVN và tác động đối với hệ thống NHTM Việt Nam thống NHTM Việt Nam

2.2.1 Diễn biến lãi suất năm 2009

Từ tháng 2/2009, NHNNVN duy trì mức lãi suất cơ bản 7%/năm, quy định mức lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh của các TCTD tối đa là 10,5%/năm, lãi suất cho vay tiêu dùng là lãi suất thỏa thuận giữa TCTD và khách hàng. Đồng thời, NHNNVN và các bộ ngành có liên quan cũng đã triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức cá nhân vay vốn NH để sản xuất kinh doanh theo Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, đối tượng vay vốn được hỗ trợ lãi suất 4%/năm và sẽ chỉ phải trả mức lãi suất tối đa là 6,5%/năm. Cơ chế này đã có

những tác động tích cực như giúp doanh nghiệp, hộ sản xuất giảm được chi phí lãi vay, duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, giúp cho NH khai thông nguồn vốn. Tuy nhiên, việc hỗ trợ lãi suất cũng đã thu hẹp chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra của TCTD, cùng với đó là mức tăng trưởng tín dụng tăng đột biến trong khi mức huy động vẫn giữ tốc độ tăng tương đối ổn định so với từ đầu năm. Theo NHNNVN, toàn ngành có huy động vốn tăng 28,7%, tín dụng tăng 37,73% (vượt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 30% đề ra). Việc nới lỏng chính sách tiền tệ, nhất là thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất khiến cho tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng đang ở mức cao, ảnh hưởng đến việc kiểm soát lạm phát, ổn định lãi suất thị trường và kéo dài sang năm 2010 do độ trễ của tác động chính sách tiền tệ.

Đồ thị 2.2: Lãi suất điều hành của NHNNVN năm 2009

(Nguồn: NHNNVN)

Sau khi lãi suất cơ bản được giữ nguyên trong suốt 10 tháng, đến ngày 25/11/2009, NHNNVN đã ban hành Quyết định số 2665/QĐ-NHNNVN tăng lãi suất cơ bản từ 7%/năm lên 8%/năm, hai lãi suất chỉ đạo là lãi suất tái cấp vốn 8%/năm, và lãi suất tái chiết khấu 6%/năm để phù hợp với những diễn biến của nền kinh tế. Việc tăng lãi suất cơ bản là một quyết định hợp lý nhưng có phần hơi chậm trễ của NHNNVN do duy trì lãi suất cơ bản 7%/năm trong một thời gian dài đã khiến cho tăng trưởng tín dụng tăng cao. Vì bị hạn chế lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh không quá 150%

lãi suất cơ bản nên dù đã thu hẹp mức chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra, các NH vẫn gặp khó khăn trong việc huy động vốn.

Ngoài ra, cơ chế lãi suất trần đã dần bộc lộ những nhược điểm của nó trong điều kiện kinh tế hội nhập như không phản ánh được thực tế quan hệ cung – cầu trên thị trường, các TCTD đã lách trần cho vay bằng các khoản phí... Mặt khác, cơ chế này còn làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn huy động của các TCTD, cụ thể là nguồn vốn huy động ngắn hạn tăng lên, trong khi nhu cầu vốn vay trung – dài hạn là rất lớn, điều này có thể làm rủi ro mất cân đối kỳ hạn vốn tăng lên.

2.2.2 Diễn biến lãi suất năm 2010

Trong 10 tháng đầu năm, NHNNVN đã duy trì các lãi suất điều hành ở mức cố định. Lãi suất huy động VND có xu hướng gia tăng ở những tháng đầu năm với mức tăng từ 0,03% – 0,07%/năm cho tất cả các kỳ hạn. Cùng với đó, lãi suất cho vay VND cũng có xu hướng tăng theo. Lãi suất cho vay VND ngắn hạn đạt mức tăng khá cao, bình quân ở mức 11,5%/năm, lãi suất cho vay trung – dài hạn bình quân ở mức 16,5%/năm. Lãi suất huy động ngoại tệ tiếp tục tăng nhẹ trong những tháng đầu năm. Lãi suất huy động USD bình quân kỳ hạn 1 – 6 tháng từ 2,7% – 3,2%/năm, kỳ hạn từ 6 – 12 tháng từ 3,4% – 3,8%/năm. Việc lãi suất huy động USD tăng nhẹ kéo theo sự tăng lên của lãi suất cho vay USD. Lãi suất cho vay ngắn hạn USD bình quân từ 4,5% – 5,5%/năm, lãi suất cho vay trung dài hạn USD bình quân từ 6,5% – 7,5%/năm. Trước tình trạng lãi suất cho vay USD thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay VND, đại đa số các doanh nghiệp đều kỳ vọng tỷ giá USD/VND sẽ tương đối ổn định trong thời gian tới. Thông tư số 25/2009/TT-NHNNVN, trong đó bổ sung thêm 2 đối tượng được vay bằng ngoại tệ, đã làm cho các doanh nhiệp thay vì vay VND đã chuyển sang vay USD làm tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ đột biến.

Cuộc đua lãi suất huy động VND đã quay lại trong tháng 5/2010 với lãi suất huy động VND phổ biến ở mức xấp xỉ 12%/năm và lãi suất huy động USD cũng tăng từ 5%/năm lên 5,5%/năm. Diễn biến này làm cho lãi suất cho vay VND ngắn hạn xoay quanh mức 17%/năm và trung dài hạn ở mức bình quân 18,5%/năm. Lãi suất cho vay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

USD cũng xoay quanh mức 6,5%/năm đối với ngắn hạn và bình quân từ 6,5% – 7,5%/năm đối với trung dài hạn. Đến cuối tháng 7, NHNNVN áp dụng một số biện pháp hành chính, lãi suất huy động VND đón đợt điều chỉnh giảm đầu tiên ở mức 11% – 11,2%/năm cho các kỳ hạn, kéo theo lãi suất cho vay VND ngắn hạn giảm xuống còn bình quân 15%/năm, trung dài hạn chỉ còn dao động xung quanh mức 17,5%/năm và duy trì khá ổn định. Trong giai đoạn này, tình hình tăng trưởng tín dụng quá nóng của các NH TMCP kèm theo việc nới lỏng các điều kiện cho vay đã khiến cho chất lượng tín dụng khó kiểm soát đã trở thành nguyên nhân làm gia tăng RRLS tại các NHTM do phát sinh nợ quá hạn, ảnh hưởng tới kế hoạch quản lý TSN – TSC của mỗi NH.

Đến giữa tháng 10, dưới sự hỗ trợ của NHNNVN và sự đồng thuận của các NH, lãi suất huy động một lần nữa được điều chỉnh xoay quanh mức 10,8% – 11%/năm, trong khi đó lãi suất trên thị trường LNH có dấu hiệu tăng khá mạnh bình quân tăng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt nam (Trang 48)