Trước những rủi ro luôn luôn tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh, Eximbank quản trị chúng thông qua các quy trình phát hiện, đánh giá và kiểm soát thường xuyên. Quy trình quản trị rủi ro đóng vai trò then chốt đối với khả năng sinh lợi của NH. Các loại rủi ro NH có thể đối mặt như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động (được phân loại thành rủi ro kinh doanh và rủi ro không liên quan đến kinh doanh). Quy trình kiểm soát rủi ro độc lập không bao gồm các rủi ro kinh doanh, chẳng hạn như những thay đổi của môi trường, công nghệ và ngành nghề. Những rủi ro này được kiểm soát bởi quy trình xây dựng kế hoạch chiến lược của NH. Theo đó, chính sách quản trị rủi ro tại Eximbank bao gồm các nội dung chính như sau:
- Cơ cấu quản trị rủi ro:
HĐQT: HĐQT là những người chịu trách nhiệm giám sát quy trình quản trị rủi ro tổng quát trong NH.
Ban Kiểm soát: Ban Kiểm soát chịu trách nhiệm kiểm soát quy trình quản trị rủi ro tổng quát trong NH.
Kiểm toán nội bộ: Theo kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, các quy trình hoạt động của NH sẽ được kiểm toán bởi bộ phận Kiểm toán nội bộ, nhằm kiểm tra tính đầy đủ và tính tuân thủ của các thủ tục. Kiểm toán nội bộ thảo luận kết quả đánh giá với Ban Tổng Giám đốc, đồng thời báo cáo những phát hiện và đề xuất lên Ban Kiểm soát.
- Phương pháp đo lường rủi ro: Rủi ro của NH được đo lường bằng cách sử dụng phương pháp phản ảnh cả những tổn thất dự đoán được gần như phát sinh trong các trường hợp thông thường và những tổn thất không dự đoán được mà chỉ là những ước tính của tổn thất thực tế sau cùng dựa trên những mô hình thống kê. - Hạn mức rủi ro: Việc theo dõi và quản trị rủi ro chủ yếu được thực hiện dựa trên
những hạn mức được thiết lập bởi NH và tuân thủ các quy định an toàn của NHNNVN. Những hạn mức này phản ảnh chiến lược kinh doanh và môi trường thị trường của NH, cũng như mức độ rủi ro mà NH sẵn sàng chấp nhận.
- Hệ thống báo cáo:
Các thông tin từ hoạt động kinh doanh được kiểm tra và xử lý để nhằm phân tích, kiểm soát và phát hiện sớm hơn các rủi ro. Thông tin này được trình bày và giải thích cho HĐQT, Ban Tổng Giám đốc và các trưởng phòng ban. Ban lãnh đạo sẽ đánh giá tính thích hợp của việc lập dự phòng cho những tổn thất tín dụng hàng quý. Ban lãnh đạo sẽ nhận được báo cáo tổng hợp mỗi quý, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho việc đánh giá và đưa ra kết luận về rủi ro của NH. Đối với tất cả các cấp trong NH, các báo cáo rủi ro cụ thể sẽ được lập và phân phối nhằm đảm bảo rằng tất cả các phòng ban kinh doanh đều cập nhật tất cả các thông tin cần thiết một cách đầy đủ và kịp thời.
2.3.2.2 Quy trình quản trị rủi ro lãi suất a) Mô hình tổ chức quản trị rủi ro lãi suất
Trong năm 2012, Eximbank tiếp tục xây dựng và triển khai chuyển đổi thành công mô hình tổ chức mới với nhiều khối chức năng phụ trách các mảng hoạt động khác nhau. Trong đó, phụ trách công tác quản trị rủi ro là Khối Giám sát hoạt động với 3 phòng nghiệp vụ là Phòng Quản lý rủi ro tín dụng, Phòng Quản lý rủi ro thị trường và Phòng quản lý rủi ro hoạt động. Khối Giám sát hoạt động hoạt động với sự hỗ trợ, kiểm soát của Ủy ban Quản lý TSC – TSN (ALCO), các Ủy ban, Hội đồng thường trực HĐQT và Ban điều hành đã nâng cao một bước khả năng cảnh báo trước, quản trị rủi ro độc lập với các đơn vị kinh doanh của Eximbank, tiếp cận dần với mô hình quản trị rủi ro hiện đại của thế giới.
Hình 2.1 Mô hình tổ chức quản trị rủi ro của Eximbank
(Nguồn: BCTN Eximbank năm 2012)
Chức năng của từng bộ phận trong mô hình đối với công tác QTRRLS như sau:
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CÁC HỘI ĐỒNG
ỦY BAN VĂN PHÒNG HĐQT
TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC HỘI ĐỒNG/ ỦY BAN KHÁC BAN KIỂM SOÁT
(BAN KIỂM TOÁN NỘIBỘ)
Phó TGĐ Khối Giám sát hoạt động P. Pháp chế tuân thủ P. Thẩm định giá P. Quản lý rủi ro thị trường P. Quản lý rủi ro hoạt động P. Quản lý rủi ro Tín dụng P. Kiểm tra Kiểm soát nội bộ
- HĐQT: Ủy ban về vấn đề quản lý rủi ro trực thuộc HĐQT, có chức năng tham mưu, dự báo và xây dựng các chiến lược, chính sách quản trị rủi ro của Eximbank. - Ủy ban ALCO: Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban ALCO trong công tác QTRRLS:
Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban ALCO được ban hành theo Quyết định số 08/2012/EIB/QĐ-HĐQT ngày 06/01/2012 của Chủ tịch HĐQT Eximbank với chức năng và nhiệm vụ như sau:
Giám sát, đánh giá và quản lý tổng thể các hạng mục TSC – TSN, bao gồm cơ cấu các hạng mục tín dụng, đầu tư, huy động vốn, LNH; kết quả hoạt động kinh doanh (thu nhập ròng từ lãi và phi lãi suất).
Tham mưu cho Tổng giám đốc và Ủy ban về vấn đề quản lý rủi ro về khung QTRRLS của hệ thống bao gồm phân cấp quản trị rủi ro, chính sách QTRRLS, phương thức kiểm soát rủi ro, các hạn mức RRLS.
Rà soát, đánh giá các quy trình, hướng dẫn liên quan đến quản lý kỳ hạn đáo hạn TSC – TSN, nhu cầu huy động vốn dự kiến, quy trình quản lý rủi ro thị trường, các hạn mức RRLS, quy trình đánh giá RRLS và phê duyệt đối với các sản phẩm, dịch vụ mới phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ALCO.
Giám sát, báo cáo cho Thường trực HĐQT, Ủy ban về vấn đề quản lý rủi ro liên quan đến việc tuân thủ của Eximbank đối với các quy định của pháp luật và NHNNVN Việt Nam về các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động, các RRLS.
- Khối Giám sát hoạt động
Đo lường và đánh giá rủi ro RRLS, bao gồm việc đánh giá các dữ liệu và thông tin trong kỳ (thông tin lịch sử) và đánh giá rủi ro dựa trên các giả định và mô phỏng tình huống trong tương lai.
Giám sát việc tuân thủ các tỷ lệ an toàn hoạt động (tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; tỷ lệ khả năng chi trả; tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn; tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động, giới hạn góp vốn, mua cổ phần) và các hạn mức trong hoạt động điều hành thanh khoản, khả năng chi trả, lãi suất, tỷ giá.
- Phòng Quản lý rủi ro thị trường: Được thành lập theo Quyết định số 08/2012/EIB/QĐ-HĐQT ngày 06/01/2012 của Chủ tịch HĐQT Eximbank với chức năng và nhiệm vụ như sau:
Xây dựng các chính sách quản lý rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản.
Tổ chức triển khai và giám sát việc thực hiện các quy định quản lý rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản bao gồm các chính sách, quy chế, quy trình quản lý rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản trong toàn hệ thống.
Quản lý, đánh giá và kiểm soát rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản.
Thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro: tham mưu cho Ban Điều hành, Ủy ban ALCO về các biện pháp kiểm soát và điều chỉnh rủi ro và thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản.
Theo đó, hoạt động QTRRLS là một trong các chức năng chính của Phòng Quản lý rủi ro thị trường, cùng với quản trị rủi ro tỷ giá nhằm cảnh báo, dự đoán tốt nhất những tổn thất có thể xảy ra đối với NH khi thị trường có những biến động bất lợi.
b) Quy trình quản trị rủi ro lãi suất
Với sự tư vấn và hỗ trợ của đối tác chiến lược SMBC cùng các chuyên gia biệt phái của SMBC, Eximbank đang tiếp tục xây dựng quy trình QTRRLS cụ thể trên cơ sở xây dựng các hạn mức RRLS và hoàn thiện chính sách QTRRLS phù hợp trong từng thời kỳ. Về cơ bản, quy trình QTRRLS tại Eximbank hiện nay được thực hiện như sau: Khối Ngân quỹ - Đầu tư tài chính là bộ phận chuyên trách phân tích, đánh giá và dự báo lãi suất thị trường. Việc dự báo lãi suất chủ yếu vẫn dựa trên việc thu thập các thông tin về thị trường tài chính, tiền tệ, giá cả các loại hàng hóa, lãi suất, giá trị của một số ngoại tệ mạnh và dự báo của các tổ chức phân tích có uy tín, kết hợp với đường cong lãi suất được công bố trong từng thời kỳ để đưa ra các báo cáo dự báo về chiều hướng biến động và tỷ lệ thay đổi dự tính của lãi suất thị trường. Trên cơ sở đó, Phòng Quản lý rủi ro thị trường thuộc Khối Giám sát hoạt động phụ trách theo dõi việc duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất trong từng thời kỳ, đồng thời thực hiện những điều chỉnh cần thiết (thông qua việc thay đổi cơ cấu TSC và TSN nhạy cảm lãi suất) nhằm hạn chế RRLS và làm tăng thu nhập ròng từ lãi cho NH.
2.3.3 Thực trạng áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất
Hiện tại, Eximbank chỉ phát sinh giao dịch Hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi ngoại tệ, chưa sử dụng công cụ phái sinh lãi suất nào được giới thiệu tại phần lý thuyết 1.2.4.3 để phòng ngừa RRLS. Nguyên nhân sẽ được đề cập tại phần sau của luận văn.
2.3.4 Thực trạng tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro lãi suất 2.3.4.1 Nhóm nguyên tắc về vai trò giám sát cuả HĐQT và Ban (Tổng) Giám đốc đối với rủi ro lãi suất
Tại Eximbank, việc phân định về trách nhiệm cũng như quyền hạn giữa HĐQT và Ban Tổng giám đốc trong công tác QTRRLS chủ yếu được xác định thông qua Quy định về chính sách quản lý TSC – TSN của NH. Theo đó, HĐQT chịu trách nhiệm phê duyệt cơ cấu TSC – TSN hàng năm, phê duyệt các khoản mục và cơ cấu đầu tư, các hạn mức rủi ro, các quy định liên quan đến quản lý TSC-TSN do Ủy ban ALCO đệ trình. Ban Tổng giám đốc với các thành viên được phân công vào Ủy ban ALCO chịu trách nhiệm các hạn mức rủi ro đối với từng hoạt động kinh doanh cụ thể, phê duyệt các đề xuất của của ALCO, giám sát theo dõi tình hình thực hiện các quy định về quản trị TSC – TSN trong toàn hệ thống Eximbank. Như vậy, Ủy ban ALCO chính là bộ phận đo lường, theo dõi, kiểm soát RRLS và báo cáo trực tiếp cho HĐQT.Do đó, Eximbank đã thực hiện khá tốt nhóm nguyên tắc này.
2.3.4.2 Nhóm nguyên tắc về chính sách và thủ tục quản trị rủi ro lãi suất
Tuy Eximbank đã quan tâm đến công tác QTRRLS, thể hiện qua việc thành lập các phòng ban (Ủy ban ALCO, Khối Giám sát hoạt động) có chức năng quản trị rủi ro, nhưng đi sâu nghiên cứu thì cho thấy công tác QTRRLS còn khá mờ nhạt do các phòng ban này phụ trách quản trị tất cả các loại rủi ro trong hoạt động NH. Phòng Quản lý rủi ro thị trường phụ trách QTRRLS và rủi ro tỷ giá. Mặt khác, Eximbank chưa xây dựng được quy trình cụ thể cho công tác QTRRLS.
2.3.4.3 Nhóm nguyên tắc về đo lường, theo dõi, kiểm soát rủi ro lãi suất
- Hệ thống NH lõi KoreBank đã được Eximbank đưa vào hoạt động từ rất sớm. Tuy nhiên, việc ứng dụng các tiện ích của hệ thống này trong công tác QTRRLS vẫn còn rất sơ khai. Việc triển khai công nghệ phần mềm lõi cũng chỉ phát sinh từ nhu
cầu cạnh tranh giữa các NH từ tiện ích của hệ thống trong hoạt động kinh doanh hàng ngày chứ không phải là sự bắt buộc của NHNNVN nhằm hỗ trợ cho công tác quản trị rủi ro. Đây cũng chính là nguyên nhân của hạn chế này.
- Kỹ thuật phân tích khoảng cách được Eximbank sử dụng để đánh giá RRLS còn nhiều hạn chế, do đó chưa thể đưa ra được những tính toán cụ thể cũng như dự báo nhằm hạn chế thấp nhất khả năng tổn thất phát sinh từ RRLS.
2.3.4.4 Nguyên tắc về kiểm soát nội bộ
Bộ máy Kiểm tra kiểm soát nội bộ của Eximbank được xây dựng tương đối hoàn chỉnh theo mô hình phân bố từ Hội sở chính đến từng chi nhánh đảm đảm bảo công tác kiểm soát và báo cáo kịp thời cũng như hỗ trợ các đơn vị giảm thiểu rủi ro trong giao dịch. Tuy nhiên, việc tổ chức hoạt động này cũng chỉ tập trung vào công tác tín dụng. Các loại rủi ro khác như rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường còn hạn chế. Do đó, thông tin cũng như sự tham mưu của hệ thống này về QTRRLS cho HĐQT và Ban (Tổng) Giám đốc chưa đạt đến chuẩn mực quy định.
2.3.4.5 Nguyên tắc về thông tin cho cơ quan giám sát
Để đạt được yêu cầu của nguyên tắc này, Eximbank phải có hệ thống QTRRLS được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận, đồng thời phải báo cáo thường xuyên cho cơ quan này. Eximbank đã và đang tập trung hoàn thiện các hệ thống quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh theo định hướng và chiến lược phát triển an toàn và bền vững của HĐQT. Tuy nhiên, NHNNVN chưa có một quy định nào cho công tác này.
2.3.4.6 Nguyên tắc về vốn tương ứng với mức độ RRLS
Ngày 25/05/2010, NHNNVN ban hành Thông tư số 13/2010/TT-NHNNVN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, thay thế Quyết định 457/2005/QĐ-NHNNVN ngày 19/4/2004 (được bổ sung bằng Quyết định 03/2007/QĐ-NHNNVN ngày 19/1/2007 và Quyết định 34/2008/QĐ-NHNNVN ngày 05/12/2008), trong đó nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 9% thay vì 8% như trước đây. Trong suốt giai đoạn 2009 – 2012, Eximbank luôn duy trì hệ số CAR rất cao, lần lượt là 26,87%, 17,79%, 12,94% và 16,38%.
Tuy nhiên cách tính tỷ lệ an toàn vốn hiện thời chỉ mới đáp ứng được theo yêu cầu của Basel 1 theo hướng bù đắp rủi ro tín dụng với công thức:
Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) A 9%
B C
Trong đó:
A: vốn tự có bao gồm vốn cấp 1, vốn cấp 2 và các khoản phải loại trừ khỏi vốn tự có.
B + C: tổng TSC rủi ro bao gồm tổng TSC nội bảng (B) và TSC ngoại bảng (C) được điều chỉnh theo hệ số rủi ro.
Hệ số rủi ro cho TSC nội bảng gồm 4 nhóm là 100%, 50%, 20% và 0%.
Trong khi đó, theo quy định nêu tại Basel II – trụ cột số 1, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% như Basel I. Tuy nhiên, rủi ro được tính toán theo rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường mà NH phải đối mặt, đồng thời dựa trên cơ sở vốn cấp 1, vốn cấp 2, vốn cấp 3.
Như vậy, quy định về an toàn vốn tối thiểu trong Thông tư 13 chỉ mới đáp ứng được chuẩn mực an toàn vốn tối thiểu của hiệp ước Basel I, chủ yếu hướng đến các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, chưa đề cập đến vốn để bù đắp rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường.
2.3.4.7 Nguyên tắc về công bố thông tin rủi ro lãi suất
Theo Ủy ban Basel, các NH phải thông báo công khai về RRLS cho cơ quan quản lý và xem việc công khai thông tin này như là một phần của bản đánh giá tổng thể về quy mô vốn. Theo đó, đến thời điểm hiện nay, Eximbank là một trong số ít các NH lập bảng cơ cấu TSC – TSN theo các kỳ hạn định lại lãi suất trong báo cáo tài chính có kiểm toán để công bố cho toàn thị trường. Tuy vậy, việc công khai thông tin này không phải là một điều kiện bắt buộc nên báo cáo RRLS được thực hiện trong các báo cáo tài chính của Eximbank chưa đạt được các yêu cầu theo chuẩn