Diễn biến lãi suất năm 2010

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt nam (Trang 55)

Trong 10 tháng đầu năm, NHNNVN đã duy trì các lãi suất điều hành ở mức cố định. Lãi suất huy động VND có xu hướng gia tăng ở những tháng đầu năm với mức tăng từ 0,03% – 0,07%/năm cho tất cả các kỳ hạn. Cùng với đó, lãi suất cho vay VND cũng có xu hướng tăng theo. Lãi suất cho vay VND ngắn hạn đạt mức tăng khá cao, bình quân ở mức 11,5%/năm, lãi suất cho vay trung – dài hạn bình quân ở mức 16,5%/năm. Lãi suất huy động ngoại tệ tiếp tục tăng nhẹ trong những tháng đầu năm. Lãi suất huy động USD bình quân kỳ hạn 1 – 6 tháng từ 2,7% – 3,2%/năm, kỳ hạn từ 6 – 12 tháng từ 3,4% – 3,8%/năm. Việc lãi suất huy động USD tăng nhẹ kéo theo sự tăng lên của lãi suất cho vay USD. Lãi suất cho vay ngắn hạn USD bình quân từ 4,5% – 5,5%/năm, lãi suất cho vay trung dài hạn USD bình quân từ 6,5% – 7,5%/năm. Trước tình trạng lãi suất cho vay USD thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay VND, đại đa số các doanh nghiệp đều kỳ vọng tỷ giá USD/VND sẽ tương đối ổn định trong thời gian tới. Thông tư số 25/2009/TT-NHNNVN, trong đó bổ sung thêm 2 đối tượng được vay bằng ngoại tệ, đã làm cho các doanh nhiệp thay vì vay VND đã chuyển sang vay USD làm tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ đột biến.

Cuộc đua lãi suất huy động VND đã quay lại trong tháng 5/2010 với lãi suất huy động VND phổ biến ở mức xấp xỉ 12%/năm và lãi suất huy động USD cũng tăng từ 5%/năm lên 5,5%/năm. Diễn biến này làm cho lãi suất cho vay VND ngắn hạn xoay quanh mức 17%/năm và trung dài hạn ở mức bình quân 18,5%/năm. Lãi suất cho vay

USD cũng xoay quanh mức 6,5%/năm đối với ngắn hạn và bình quân từ 6,5% – 7,5%/năm đối với trung dài hạn. Đến cuối tháng 7, NHNNVN áp dụng một số biện pháp hành chính, lãi suất huy động VND đón đợt điều chỉnh giảm đầu tiên ở mức 11% – 11,2%/năm cho các kỳ hạn, kéo theo lãi suất cho vay VND ngắn hạn giảm xuống còn bình quân 15%/năm, trung dài hạn chỉ còn dao động xung quanh mức 17,5%/năm và duy trì khá ổn định. Trong giai đoạn này, tình hình tăng trưởng tín dụng quá nóng của các NH TMCP kèm theo việc nới lỏng các điều kiện cho vay đã khiến cho chất lượng tín dụng khó kiểm soát đã trở thành nguyên nhân làm gia tăng RRLS tại các NHTM do phát sinh nợ quá hạn, ảnh hưởng tới kế hoạch quản lý TSN – TSC của mỗi NH.

Đến giữa tháng 10, dưới sự hỗ trợ của NHNNVN và sự đồng thuận của các NH, lãi suất huy động một lần nữa được điều chỉnh xoay quanh mức 10,8% – 11%/năm, trong khi đó lãi suất trên thị trường LNH có dấu hiệu tăng khá mạnh bình quân tăng từ 0,5% – 1% ở mỗi kỳ hạn. Tuy nhiên, trước sức ép của lạm phát vào những tháng cuối năm, ngay sau đó NHNNVN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt: điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn từ 8%/năm lên 9%/năm, lãi suất tái chiết khấu tăng từ 6%/năm lên 7%/năm, đồng thời tiến hành áp dụng Thông tư 13/2010/TT-NHNNVN về Quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD. Chính vì vậy các NH buộc phải hạn chế cho vay và tăng cường huy động bằng việc tăng lãi suất nhằm đáp ứng những quy định trên. Lãi suất huy động VND đã tăng vọt trên 17%/năm ở một số NHTM đối với một số kỳ hạn ngắn, đồng thời lãi suất cho vay VND cũng tăng lên tới 19% – 21%/năm. Lãi suất huy động USD cũng có sự tăng nhẹ tương ứng đối với mỗi kỳ hạn như: không kỳ hạn bình quân từ 1% – 2%/năm, có kỳ hạn bình quân từ 3% – 4%/năm, do đó kéo theo lãi suất cho vay USD tăng lên. Lãi suất cho vay USD ngắn hạn bình quân từ 5% – 6,5%/năm, lãi suất cho vay USD trung dài hạn bình quân từ 7% – 8,5%/năm.

Đồ thị 2.3: Lãi suất điều hành của NHNNVN từ 06/2010 đến 05/2011

(Nguồn: NHNNVN)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)