Đảm bảo tính vừa sức

Một phần của tài liệu Luyện tập cho học sinh một số dạng hoạt động học tập ngoài giờ chính khóa nhằm khắc sâu, phát triển kiến thức sách giáo khoa toán trung học phổ thông (Trang 50)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.5. Đảm bảo tính vừa sức

Theo nghiên cứu của L.X. Vưgotxki, ông đã phân biệt hai trình độ trong suốt quá trình phát triển trí tuệ của trẻ em: trình độ phát triển hiện thời và khả

năng phát triển gần nhất (vùng phát triển gần nhất). Trình độ phát triển hiện thời

là trình độ mà ở đó các chức năng tâm lý đã đạt ở mức chín muồi, còn vùng phát triển gần nhất là vùng trong đó các chức năng tâm lý đang trưởng thành chưa chín.

Về phương diện chẩn đoán, mức độ hiện tại được biểu hiện qua tình huống trẻ em độc lập giải quyết nhiệm vụ, không cần sự trợ giúp bên ngoài. Còn khả năng phát triển gần nhất được thể hiện trong tình huống trẻ hoàn thành nhiệm vụ khi có sự hợp tác, giúp đỡ của người khác, và nếu tự mình thì đứa trẻ sẽ không thực hiện được. Như vậy, hai trình độ phát triển của trẻ, thể hiện hai mức độ chín muồi của các chức năng tâm lý ở các thời điểm khác nhau. Đồng thời chúng luôn vận động, vùng phát triển ngày hôm nay thì ngày mai sẽ trở thành trình độ hiện tại và xuất hiện vùng phát triển gần nhất mới.

Đối với L.X. Vưgotxki, dạy học, theo đúng chức năng của nó, phải đi trước sự phát triển và kéo theo sự phát triển. Dạy học có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển. Nếu đi sau sự phát triển, hoặc trùng khớp với sự phát triển, dạy học sẽ kìm hãm sự phát triển, làm hạn chế vai trò của dạy học. Ngược lại, nếu dạy học đi trước sự phát triển, nó sẽ thúc đẩy, kéo sự phát triển trí tuệ đi lên.

Cốt lõi của dạy học phát triển là xác định đúng các trình độ phát triển của trẻ em, thông qua dạy học hợp tác giữa học sinh và giáo viên trong quá trình dạy học. Dạy học có tổ chức đúng đắn sẽ kéo theo sự phát triển của trẻ, tạo ra sự sống cho hàng loạt quá trình phát triển, mà đứng ngoài dạy học thì sẽ không thực hiện được. Chỉ có dạy học đi trước sự phát triển mới tạo ra vùng phát triển gần nhất, mới thực sự kéo theo sự phát triển, định hướng và thúc đẩy nó.

Trong thực tiễn, phải lưu ý dạy học không được đi trước quá xa so với sự phát triển, càng không được đi sau nó. Dạy học và phát triển phải được cận kề nhau. Đồng thời phải quán triệt tư tưởng dạy học là sự hợp tác giữa người dạy và người học. Hoạt động dạy và hoạt động học là hoạt động hợp tác giữa thầy và trò. Chỉ có như vậy, dạy học nói chung, dạy học Toán nói riêng mới đạt hiệu quả tối ưu đối với sự phát triển của học sinh.

Đối với giáo viên, việc xác định đúng đắn mức độ và tính chất của khó khăn trong học tập là cách thức chủ yêu để tạo nên động lực của học tập và mở rộng những khả năng nhận thức của HS.

Một phần của tài liệu Luyện tập cho học sinh một số dạng hoạt động học tập ngoài giờ chính khóa nhằm khắc sâu, phát triển kiến thức sách giáo khoa toán trung học phổ thông (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w