7. Cấu trúc luận văn
3.3.4. Bồi dưỡng, giúp đỡ diện học sinh đặc biệt
3.3.4.1. Bồi dưỡng học sinh giỏi
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi cần được thực hiện ở ngay những tiết học đồng loạt, bằng những biện pháp phân hoá nội tại thích hợp.
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi bằng biện pháp tách riêng diện này thường được tổ chức ở dạng: nhóm học sinh giỏi Toán và lớp phổ thông chuyên Toán.
Mục đích bồi dưỡng học sinh giỏi Toán là: đào sâu, nâng cao kiến thức trong giáo trình, phát triển tác phong nghiên cứu, thói quen tự đọc sách, nhằm đào tạo nhân tài cho nhà trường, đồng thời đây cũng là đội ngũ mũi nhọn nòng cốt của nhà trường tham gia các kì thi cấp cao như thi học sinh giỏi huyện, thi học sinh giỏi tỉnh...
Nội dung: Giải những bài tập đề cao (bài tập tổng hợp đòi hỏi phối hợp nhiều kiến thức, kỹ năng; bài tập nghiên cứu đòi hỏi học sinh độc lập cao độ trong việc phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề và bảo vệ kết quả,...); nghe các chuyên đề
chuyên sâu, các chuyên đề bổ sung, ...
Lực lượng bồi dưỡng là giáo viên giỏi, giáo viên có kinh nghiệm, tận tình trong công việc.
3.3.4.2. Giúp đỡ học sinh yếu kém
Việc giúp đỡ học sinh yếu kém cần được thực hiện ở ngay những tiết học đồng loạt, bằng những biện pháp phân hoá nội tại thích hợp.
Học sinh yếu kém là những học sinh thường có kết quả học tập dưới mức trung bình. Thực tế hiện nay, vấn đề học sinh học kém các bộ môn rất trầm trọng.
Do đó, thầy giáo vẫn cần có sự giúp đỡ tách riêng diện này ở ngoài giờ chính khoá, để làm cho diện này có thể hoà nhập vào việc dạy học đồng loạt.
Nội dung lấp “lỗ hổng” kiến thức, kỹ năng : Sử dụng những mạch bài tập phân bậc mịn giúp luyện tập vừa sức đối với học sinh; giúp đỡ học sinh rèn luyện
kỹ năng học tập, như đọc kĩ đầu bài, vẽ hình sáng sủa, nắm rõ lý thuyết rồi hãy làm
3.4. Kết luận chương 3
Nội dung của chương này đã đề cập một số cơ sở khoa học sư phạm và một số các biện pháp sư phạm nhằm bồi dưỡng cho HS các kỹ năng, năng lực phù hợp, chuẩn bị cho sự đòi hỏi của nhiệm vụ học tập ngoài giờ chính khóa . Trong đó, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc tạo động cơ học tập, bồi dưỡng năng lực tư duy cho HS, trau dồi cho HS cách tự học, bồi dưỡng kỹ năng làm việc theo nhóm.
Trên cơ sở đó, chúng tôi đã thiết kế và tổ chức bốn dạng hoạt động học tập ngoài giờ chính khóa nhằm khắc sâu, phát triển kiến thức SGK Toán THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đó là: 1. Xây dựng hệ thống bài tập ra về nhà theo hướng khắc sâu, phát triển kiến thức SGK; 2. Khai thác hoạt động hợp tác thông qua hình thức học nhóm; 3. Tổ chức hoạt động ngoại khóa Toán học cho HS; 4. Bồi dưỡng giúp đỡ diện HS đặc biệt.
CHƯƠNG 4.
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích kiểm nghiệm tính khả thi, tính hiệu quả của đề tài và tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.
4.2. Tổ chức thực nghiệm sư phạm
Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường và Tổ Toán, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh trong khoảng thời gian 6 tuần, từ ngày 10/3/2014 đến ngày 25/4/2014.
Lớp thực nghiệm: lớp 10A3 trường THPT Nghèn - Can Lộc - Hà Tĩnh năm học 2013 - 2014, lớp có 46 HS.
Lớp đối chứng: Lớp 10A4 trường THPT Nghèn - Can Lộc - Hà Tĩnh năm học 2013 - 2014, lớp có 46 HS.
Giáo viên dạy lớp thực nghiệm: Thầy giáo Nguyễn Khánh Nam. Giáo viên dạy lớp đối chứng: Thầy giáo Đinh Văn Trường.
Hai lớp thực nghiệm và đối chứng được chọn đảm bảo trình độ nhận thức, kết quả học tập toán khi bắt đầu tiến hành thực nghiệm là tương đương nhau.
Lớp đối chứng tiến hành dạy bình thường. Lớp thực nghiệm tiến hành dạy theo mục 4.3.
4.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm
- Thực nghiệm dạy theo giáo án mà tác giả soạn sẵn ở một số tiết học của chương III - HH 10, ban cơ bản (nhóm tác giả: Trần Văn Hạo, Nguyễn Mộng Hy, Nguyễn Văn Đoành, Trần Đức Huyên, Nxb GD, 2006). Tuỳ theo nội dung từng tiết dạy, chúng tôi lựa chọn một vài trong số các biện pháp chuẩn bị đã nêu trong mục 3.2. chương 3 một cách hợp lý để qua đó góp phần phát huy tính tích cực, hứng thú học tập, bồi dưỡng năng lực tự học toán, khả năng làm việc theo nhóm cho HS.
- Chọn lọc một số bài tập trong SGK mà có khả năng phát triển thành bài toán mới (bằng con đường tương tự, khái quát hoá, mở rộng số chiều), hoặc các bài toán có thể giải bằng nhiều cách khác nhau giao cho học sinh về nhà làm để giáo viên chấm. (5 bài toán)
- Giao một đề tài cho học sinh chuẩn bị trước (bảng tổng kết chương III), phân công làm việc theo nhóm, có hạt nhân của nhóm là một số học sinh có năng lực khá, tốt về Toán ; Tổ chức xêmina báo cáo tại lớp.
- Kết hợp với Tổ bộ môn Toán, với đoàn Thanh niên tổ chức một buổi ngoại khoá Toán học dưới dạng Câu lạc bộ cho toàn thể học sinh khối 10 theo đúng ví dụ 3.25 ở chương 3.
4. 4. Kết quả thực nghiệm
Sau quá trình thực nghiệm, chúng tôi thu được một số kết quả và tiến hành phân tích trên hai phương diện:
- Phân tích định tính; - Phân tích định lượng.
4.4.1. Phân tích định tính
Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi theo dõi sự chuyển biến trong hoạt động học tập của HS đặc biệt là các kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc theo nhóm.
Chúng tôi nhận thấy lớp thực nghiệm có chuyển biến tích cực hơn so với trước thực nghiệm:
- HS tích cực, hứng thú hơn trong giờ học Toán. Điều này được giải thích là do trong học tập, các em được hoạt động, được suy nghĩ, được tự do bày tỏ quan điểm, được tham gia vào quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề nhiều hơn.
- Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt
hóa, hệ thống hóa của HS tiến bộ hơn. Điều này để giải thích là do GV đã chú ý
hơn trong việc rèn luyện các kỹ năng này cho các em.
- HS tập trung chú ý nghe giảng, thảo luận nhiều hơn. Điều này được giải thích là do trong quá trình nghe giảng, HS phải theo dõi, tiếp nhận nhiều hơn các nhiệm vụ học tập mà GV giao, nghe những hướng dẫn, gợi ý, điều chỉnh,... của GV để thực hiện các nhiệm vụ đề ra.
- HS tự học ở nhà thuận lợi hơn. Điều này được giải thích là do trong các tiết học ở trên lớp, GV đã quan tâm tới việc hướng dẫn HS tổ chức việc tự học ở nhà.
- Kỹ năng làm việc theo nhóm của HS tốt hơn. Điều này là do trong quá trình
dạy học, GV đã chú ý rèn luyện cho HS các kỹ năng cần thiết cho hoạt động nhóm. HS biết phân chia công việc với nhau để giải quyết một số vấn đề; thảo luận với
nhau nhiều hơn, biết tự trình bày kết quả làm được đồng thời biết lắng nghe, tiếp thu chia sẻ, thống nhất ý kiến với bạn bè.
4.4.2. Phân tích định lượng
Việc phân tích định lượng dựa trên kết quả của bài kiểm tra sau đây được HS thực hiện trong đợt thực nghiệm.
Bài kiểm tra Chương III: Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng - Hình học 10 - Ban cơ bản. (thời gian làm bài 45 phút)
Phần 1. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án đúng trong các câu sau (8 câu, mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1. Đường thẳng x + 3y + 5 có vectơ chỉ phương là :
A. ( )2;3 B. (−2;3) C. ( )3;2 D. (−3;1)
Câu 2. Đường thẳng 2x + y − 5 song song với đường thẳng nào sau đây : A. 2 1
3
y= x+ B. y=2x−5 C. y= − −2x 5 D. y x=
Câu 3. Đường thẳng nào không cắt đường thẳng 2x + 3y − 1 = 0 A. 2x+3y+ =1 0 B. 3x−2y+ =5 0
C. 2x−3y− =2 0 D. 3x+2y+ =3 0
Câu 4. Số đo góc giữa hai đường thẳng d1: 4x−2y+ =6 0 và d x2: −3y+ =1 0 là :
A. 300 B. 450 C. 88 57 '52''0 D. 1 13'8''0
Câu 5. Đường thẳng nào sau đây tiếp xúc với đường tròn có phương trình : x2+y2 =1.
A. x− 2y+ =2 0 B. x− 3y+ =2 0
C. 2x+ 2y+ =1 0 D. y x=
Câu 6. Khoảng cách từ điểm A(1; 3) đến đường thẳng ∆: 4x+2y+ =2 0 là:
A. 3 B. 5 C. 0 D. 6 5
Câu 7. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, phương trình nào sau đây không phải là phương trình của đường tròn ?
C. x2−y2−2x+4y=3 D. −5x2−5y2+4x−6y+ =3 0 Câu 8. Elip 2 2 1 16 9 x + y = có một tiêu điểm là : A. ( )0; 5 B. (2 5;0) C. (0;− 5) D. (− 7;0) Phần 2. Tự luận (6 điểm)
Câu 1. Trong hệ tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có trực tâm H. Biết B(2;7), C(−3; −8) và H( 0;13).
a) (2 điểm) Tính tọa độ BCuuur và độ dài đoạn BC.
b) (1 điểm) Lập phương trình tổng quát đường cao AH. c) (1 điểm) Tìm tọa độ chân đường cao A1 của AH
Câu 2. Cho đường tròn (C) có phương trình : x2+y2−4x+8y− =5 0
a) (1 điểm) Tìm tọa độ tâm và bán kính của (C)
b) (1 điểm) Viết phương trình tiếp tuyến với (C) đi qua A(− 1; 0)
Hết.
ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM
Phần 1. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) (8 câu, mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án D C A B B D C D
Phần 2. Tự luận :
Câu Nội dung Điểm
1 a) uuurBC=(-5;-15) ; BC = ( 5)− 2 + −( 15)2 =5 10 1 đ + 1 đ
1 b) Đường cao AH qua H(0;13) nhận BCuuur=(-5;-15) làm véc tơ
pháp tuyến, vậy phương trình tổng quát là :
-5(x - 0) - 15(y - 13) = 0 ⇔x + 3y - 39 =0
0,5 đ
1c) Đường thẳng BC qua B(2;7) nhận uuurBC=(-5; -15) làm vtcp,
Suy ra vtpt của BC là : nr=(3 ; -1). Vậy phương trình tổng quát của BC là: 3(x - 2) - 1(y - 7) = 0 ⇔ 3x− y +1 =0. Tọa độ (x ;y) của điểm A1 là nghiệm của hệ phương trình:
3 1 0 3 39 0 x y x y − + = + − = ⇔ 18 5 59 5 x y = = 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 2a) Tâm I (2; −4); Bán kính R= 22+ −( 4)2+ =5 25 5= 0,5 đ 0,5 đ 2b) Ta có : ( )2 1 0 4( 1) 5 0 − + − − − = ⇒ ∈A ( )C
Vậy, tiếp tuyến với đường tròn qua A cũng chính là tiếp tuyến của đường tròn tại A, với VTPT IAuur= −( 3; 4)
Vậy tiếp tuyến có phương trình:
−3(x+ +1) 4y= ⇔ − +0 3x 4y− =3 0
0, 5 đ 0,5 đ
* Ý đồ sư phạm:
- Kiểm tra khả năng về tiếp thu kiến thức được học, khả năng sử dụng ngôn ngữ của HS.
- Kiểm tra mức độ tư duy của HS bằng việc thực hiện các kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa các kiến thức, qua đó rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào việc chứng minh và giải toán.
- Kiểm tra mức độ ghi nhớ các kiến thức Toán học, khá năng trình bày suy luận lôgíc, khả năng tiếp thu kiến thức từ SGK và tài liệu tham khảo.
• Kết quả kiểm tra của HS thu được như sau:
Bảng 4.1. Bảng phân phối tần số
Điểm kiểm tra xi(i=1,10) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TB
Số HS đạt điểm xi của lớp ĐC 1 3 5 4 12 8 5 4 4 1 5,51
Bảng 4.2. Bảng phân bố tần suất (%)
Điểm kiểm tra 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tần suất của lớp TN 2.22 4.44 20.00 24.44 17.7 8 15.56 11.11 4.44 Tần suất của lớp ĐC 2.13 6.38 10.64 8.51 25.53 17.02 10.6 4 8.51 8.51 2.13 Biểu đồ 4.3.
Biểu đồ: Đường gấp khúc tương ứng với bảng phân bố tần suất
• Từ các kết quả trên ta có nhận xét sau:
- Điểm trung bình chung (TBC) ở lớp thực nghiệm (6,64) cao hơn lớp đối chứng (5,51) (xem bảng 3.1).
- Số HS có điểm ≤ 5 ở lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng. Số HS có điểm
6
≥ ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng ( xem biểu đồ 3.3).
25,53 24,44 17,78 15,56 11,11 4,44 2,13 6,38 2,13 10,64 2,22 4,44 20 17,02 10,64 8,51 5 10 15 20 25 30 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm Tần suất
• Những kết luận rút ra từ thực nghiệm:
- Tập luyện cho HS một số dạng hoạt động học tập ngoài giờ chính khóa nhằm khắc sâu và phát triển kiến thức SGK Toán THPT như đã đề xuất là khả thi.
- Dạy học theo hướng này HS hứng thú học tập hơn. Các em tự tin hơn trong học tập, mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân, hăng hái tham gia thảo luận, tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề, giúp HS rèn luyện khả năng tự học suốt đời.
4.5. Kết luận chương 4
Qua thực nghiệm sư phạm bước đầu có thể kết luận được: các biện pháp sư phạm đã đề ra là hợp lý, không những có tác dụng tốt trong việc phát huy hứng thú học tập cho HS, bồi dưỡng năng lực tự học Toán, kỹ năng làm việc theo nhóm cho HS mà còn góp phần nâng cao hiệu quả học tập và đạt được mục tiêu giáo dục.
Như vậy, mục đích thực nghiệm sư phạm đã đạt được và giả thuyết khoa học đã được kiểm nghiệm.
KẾT LUẬN CHUNG Luận văn đã thu được những kết quả chính sau đây :
1. Luận văn đã góp phần làm sáng rõ cơ sở lí luận và thực tiễn trong việc khắc sâu, mở rộng và phát triển tiềm năng kiến thức sách giáo khoa thông qua các hoạt động học tập ngoài giờ chính khóa.
2. Luận văn đã cụ thể hóa việc khắc sâu, mở rộng và phát triển tiềm năng kiến thức sách giáo khoa thông qua các hoạt động học tập ngoài giờ chính khóa dưới bốn hình thức học tập đã được thiết kế. Đó là:
־ Xây dựng hệ thống bài tập ra về nhà theo hướng khắc sâu, phát triển kiến thức SGK;
־ Khai thác hoạt động hợp tác thông qua hình thức học nhóm ־ Tổ chức hoạt động ngoại khóa Toán học cho HS
־ Bồi dưỡng, giúp đỡ diện học sinh đặc biệt
3. Trong mỗi hình thức đã minh họa bằng các tình huống dạy học Hình học ở bậc THPT, hoặc bằng các nhiệm vụ học tập do giáo viên thiết kế giao cho học sinh thực hiện. Từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học Toán.
4. Luận văn đã đề ra các con đường khắc sâu và phát triển kiến thức SGK để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu.
5. Đã tổ chức thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi, tính hiệu quả của những biện pháp sư phạm đề xuất.
Luận văn có thể sử dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên Toán cũng
như trong quá trình học tập môn Toán của học sinh ở trường THPT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] A. N. Lêônchiep, 1989, Hoạt động ý thức nhân cách, bản dịch Tiếng Việt, người dịch Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Phạm Huy Châu, Nxb Giáo dục
[2] Bộ giáo dục và đào tạo, 2007, Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục
trung học phổ thông môn Toán, Nxb Giáo dục
chương trình, SGK lớp 10 THPT môn Toán học", Nxb Giáo dục
[4] Đảng cộng sản Việt Nam, 2013, Văn kiện Hội nghị lần thứ tám, Ban chấp
hành trung ương khóa XI, Văn phòng trung ương Đảng, Hà Nội
[5] G. Pôlya, 1977, Toán học và những suy luận có lý, Nxb Giáo dục
[6] Bùi Thị Thu Hà, 2003, Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trung học
phổ thông qua dạy học giải bài tập Nguyên hàm tích phân, Đại học Vinh
[7] Đặng Quỳnh Hoa, 2006, Giáo dục hứng thú học tập Hình học 11, Luận văn thạc sỹ giáo dục học, Đại họcVinh
[8] Cao Thị Hòa, 2013, Thiết kế và tổ chức cho học sinh hoạt động phát hiện
vấn đề và phát hiện cách giải quyết vấn đề nhờ sử dụng phép tương tự