Kết luận chương 4

Một phần của tài liệu Luyện tập cho học sinh một số dạng hoạt động học tập ngoài giờ chính khóa nhằm khắc sâu, phát triển kiến thức sách giáo khoa toán trung học phổ thông (Trang 143)

7. Cấu trúc luận văn

4.5. Kết luận chương 4

Qua thực nghiệm sư phạm bước đầu có thể kết luận được: các biện pháp sư phạm đã đề ra là hợp lý, không những có tác dụng tốt trong việc phát huy hứng thú học tập cho HS, bồi dưỡng năng lực tự học Toán, kỹ năng làm việc theo nhóm cho HS mà còn góp phần nâng cao hiệu quả học tập và đạt được mục tiêu giáo dục.

Như vậy, mục đích thực nghiệm sư phạm đã đạt được và giả thuyết khoa học đã được kiểm nghiệm.

KẾT LUẬN CHUNG Luận văn đã thu được những kết quả chính sau đây :

1. Luận văn đã góp phần làm sáng rõ cơ sở lí luận và thực tiễn trong việc khắc sâu, mở rộng và phát triển tiềm năng kiến thức sách giáo khoa thông qua các hoạt động học tập ngoài giờ chính khóa.

2. Luận văn đã cụ thể hóa việc khắc sâu, mở rộng và phát triển tiềm năng kiến thức sách giáo khoa thông qua các hoạt động học tập ngoài giờ chính khóa dưới bốn hình thức học tập đã được thiết kế. Đó là:

־ Xây dựng hệ thống bài tập ra về nhà theo hướng khắc sâu, phát triển kiến thức SGK;

־ Khai thác hoạt động hợp tác thông qua hình thức học nhóm ־ Tổ chức hoạt động ngoại khóa Toán học cho HS

־ Bồi dưỡng, giúp đỡ diện học sinh đặc biệt

3. Trong mỗi hình thức đã minh họa bằng các tình huống dạy học Hình học ở bậc THPT, hoặc bằng các nhiệm vụ học tập do giáo viên thiết kế giao cho học sinh thực hiện. Từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học Toán.

4. Luận văn đã đề ra các con đường khắc sâu và phát triển kiến thức SGK để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu.

5. Đã tổ chức thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi, tính hiệu quả của những biện pháp sư phạm đề xuất.

Luận văn có thể sử dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên Toán cũng

như trong quá trình học tập môn Toán của học sinh ở trường THPT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] A. N. Lêônchiep, 1989, Hoạt động ý thức nhân cách, bản dịch Tiếng Việt, người dịch Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Phạm Huy Châu, Nxb Giáo dục

[2] Bộ giáo dục và đào tạo, 2007, Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục

trung học phổ thông môn Toán, Nxb Giáo dục

chương trình, SGK lớp 10 THPT môn Toán học", Nxb Giáo dục

[4] Đảng cộng sản Việt Nam, 2013, Văn kiện Hội nghị lần thứ tám, Ban chấp

hành trung ương khóa XI, Văn phòng trung ương Đảng, Hà Nội

[5] G. Pôlya, 1977, Toán học và những suy luận có lý, Nxb Giáo dục

[6] Bùi Thị Thu Hà, 2003, Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trung học

phổ thông qua dạy học giải bài tập Nguyên hàm tích phân, Đại học Vinh

[7] Đặng Quỳnh Hoa, 2006, Giáo dục hứng thú học tập Hình học 11, Luận văn thạc sỹ giáo dục học, Đại họcVinh

[8] Cao Thị Hòa, 2013, Thiết kế và tổ chức cho học sinh hoạt động phát hiện

vấn đề và phát hiện cách giải quyết vấn đề nhờ sử dụng phép tương tự trong dạy học hình học không gian lớp 11 - Trung học phổ thông, luận văn

thạc sỹ giáo dục học, Đại học Vinh

[9] Phạm Văn Hoàn (chủ biên), Nguyễn Gia Cốc, Trần Thúc Trình, 1981, Giáo dục học môn Toán, Nxb Giáo dục

[10] Nguyễn Thị Xuân Hồng, 2013, Xây dựng và tổ chức các tình huống dạy

học hợp tác ở trường trung học cơ sở thông qua một số chủ đề dạy Hình học lớp 8, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại họcVinh

[11] Jean Piaget, 1999, Tâm lí học và giáo dục học, bản dịch tiếng Việt, Người dịch : Trần Nam Lương, Phùng Đệ, Lê Thi, Nxb Giáo dục

[12] Phạm Đình Khương, 2006, Một số giải pháp nhằm phát triển năng lực tự

học Toán của học sinh trung học phổ thông (qua việc dạy học chủ đề quan hệ song song và quan hệ vuông góc ở hình học lớp 11), Luận án Tiến sĩ

Giáo dục học, Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội

[13] Nguyễn Bá Kim , 2004, Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Giáo dục, Việt Nam

[14] L.X. Vưgotxki , 2002, Tâm lí học đại cương, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

[15] Luật Giáo dục 2010 (chỉnh sửa và bổ sung), Nxb Lao động, Hà Nội

[16] Bùi Văn Nghị, 2008, Giáo trình Phương pháp dạy học những nội dung cụ

thể Môn Toán, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội

[17] Bùi Văn Nghị, 2009, Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở

trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội

Tâm lí học trí tuệ, Nxb Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

[19] Phạm Quốc Phong, 2006, Bồi dưỡng Hình học 10, Nxb Đại học Quốc gia Hà nội

[20] Pôlya, 1955, Giải bài toán như thế nào, Nxb Giáo dục, Hà Nội

[21] Đào Tam (chủ biên), Lê Hiển Dương, 2009, Tiếp cận các phương pháp

dạy học không truyền thống trong dạy học Toán ở trường Đại học và trường Phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội

[22] Đào Tam, Trương thị Dung, 2014, Tạo nhu cầu bên trong và cơ hội để HS

phát hiện các kiến thức mới, Tạp chí khoa học, Nxb đại học Huế

[23] Đào Tam (chủ biên), Trần Trung, 2010, Tổ chức hoạt động nhận thức

trong dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông, Nxb Đại học Sư

phạm, Hà Nội

[24] Ngô Thị Tâm, 2009, Một số phương thức bồi dưỡng hứng thú học tập môn

Toán cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học chủ đề hình học không gian, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Vinh.

[25] Chu Trọng Thanh (chủ biên), Trần Trung, 2010, Cơ sở Toán học hiện đại

của kiến thức môn Toán phổ thông, Nxb Giáo dục Việt Nam

[26] Thủ tướng chính phủ (2012), Quyết định phê duyệt "chiến lược phát triển

giáo dục 2011 - 2012",

http://www2.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/chinhphu/noidungch ienluocphattrienkinhtexahoi?

docid=1334&substract=&structsAction=ViewDetailAction.do(Ntc8/10/201 3).

[27] Nguyễn Cảnh Toàn, 2000, Phương pháp luận duy vật biện chứng với việc học, dạy, nghiên cứu Toán học, Tập 1, Nxb Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

[28] Trần Trung (chủ biên), Đặng Xuân Cương, Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Danh Nam, 2011, Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Môn Toán, Nxb Giáo dục Việt Nam

[29] Nguyễn Huy Tú, 2004, Tài năng- Quan niệm, nhận dạng và đào tạo, Nxb Giáo dục

[30] V.A. Krutecxki , 1973, Tâm lí học năng lực Toán học của học sinh, trích dịch, Nxb Giáo dục

[31] V. A. Cruchetxki (1981), Những có sở tâm lí học sư phạm, tập 2, Nxb Giáo dục Hà Nội.

[32] Trần Vui (chủ biên), Lương Hà, Lê văn Liêm, Hoàng Tròn, Nguyễn Chánh Tú, 2004, Một số xu hướng đổi mới trong dạy học Toán ở trường Trung

học Phổ thông, (Giáo trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kì III), Nxb Giáo dục

[33] Trần Vui (chủ biên), Lê Quang Hùng, 2007, Thiết kế các mô hình dạy học Toán THPT với The Geometer's Sketchpad, Nxb Giáo dục

PHỤ LỤC

CÔNG CỤ KHẢO SÁT VÀ KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG THU ĐƯỢC I. PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN

Phần 1. Thông tin về giáo viên được điều tra

1. Họ và tên giáo viên: 2. Số năm công tác: 3. Đơn vị công tác:

Phần 2. Câu hỏi khảo sát

Để tìm hiểu một số khía cạnh nhằm làm cơ sở phục vụ việc thực hiện đề tài luận văn thạc sỹ: “Luyện tập cho học sinh một số dạng hoạt động học tập

ngoài giờ chính khóa nhằm khắc sâu, phát triển kiến thức sách giáo khoa Toán trung học phổ thông”.

Trân trọng kính mời Thầy, Cô trả lời những câu hỏi sau bằng cách đánh dấu

X vào một hoặc những ô trống () theo lựa chọn của cá nhân mình hoặc viết câu trả lời phù hợp. Những ý kiến của các Thầy, Cô sẽ rất có ý nghĩa đối với

chúng tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu của mình. Xin chân thành cám ơn !

Câu 1. Thầy, Cô thường triển khai các hình thức học tập nào sau đây trong các

hình thức hoạt động học tập của học sinh ngoài giờ chính khóa?

a. Hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho học sinh tự học ở nhà 

b. Tổ chức lớp học thêm, mở lớp luyện thi 

c. Hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho học sinh tự học theo nhóm nhỏ ở nhà 

d. Tổ chức ngoại khóa toán học 

e. Bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém ngoài giờ theo sự

phân công của ban giám hiệu nơi mình giảng dạy 

Câu 2. Trong dạy học, để tạo hứng thú cho HS trong học tập, Thầy, Cô thường

sử dụng biện pháp nào sau đây?

a. Sử dụng những câu hỏi gây tò mò, xây dựng những tình huống có vấn

đề, nhằm kích thích tư duy của HS hơn chỉ là cung cấp dữ liệu 

b. Tận dụng khả năng sáng tạo và biểu đạt của HS 

c. Biểu dương những thành công của HS dù là nhỏ nhất 

d. Khuyến khích HS tự phản ánh 

e. Khuyến khích HS tự đặt câu hỏi 

Câu 3. Thầy, Cô đã thực hiện việc rèn luyện cho học sinh các kỹ năng tự học như

thế nào?

a. Hướng dẫn HS lên kế hoạch học tập, hướng dẫn HS tự quản lí việc học 

b. Thông báo trước nội dung cần học 

c. Khuyến khích học sinh sử dụng SGK 

d. Hướng dẫn học sinh sử dụng nội dung cũ để học nội dung mới  e. Hướng dẫn, rèn luyện học sinh hình thành và phát triển kỹ năng nghe,

f. Hướng dẫn cho học sinh cách đọc nội dung cần học, cần nghiên cứu  g. Giao bài đọc cho HS, hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu, 

h. Hướng dẫn học sinh kỹ năng tự kiểm tra 

Câu 4. Vào thời điểm cuối tiết học trên lớp, Thầy, Cô thường hướng dẫn học sinh

tự học tập ở nhà theo cách nào sau đây?

a. Giao bài tập hoặc nhiệm vụ về nhà 

b. Gợi ý đọc thêm, luyện tập bổ sung, tìm tòi những cách giải khác,

khuyến khích tìm kiếm tư liệu và chỉ dẫn thư mục bổ ích  c. Nêu lên những giả thuyết hoặc luận điểm có tính vấn đề để động viên

người học suy nghĩ tiếp tục trong quá trình học tập sau bài học  d. Gợi lên những ý có liên hệ với bài học sau, hoặc có ý nghĩa hỗ trợ ghi

nhớ, kích thích tư duy phê phán, khuyến khích tư duy độc lập, tạo cảm xúc và bồi dưỡng tình cảm, nâng cao nhu cầu nhận thức của học sinh

Câu 5. Theo ý kiến của Thầy, Cô: cần chú ý gì khi tổ chức cho học sinh tự học

nhóm ở nhà?

a. Thu thập thông tin về người học 

b. Nêu lên với học sinh một cách rõ ràng, cụ thể các mục tiêu kiến

thức, kỹ năng cần đạt được khi hoạt động nhóm 

c. Quyết định số lượng học sinh, cách chia nhóm, cách tổ chức hoạt

động nhóm, chuẩn bị tài liệu cần thiết, xác định thời gian rõ ràng  d. Có biện pháp kiểm soát việc học nhóm ở nhà thông qua tiết học nội

khóa trên lớp 

Câu 6. Theo ý kiến Thầy, Cô : Ưu điểm của việc học tập theo nhóm nhỏ ở nhà là

bên cạnh việc giải quyết tốt nhiệm vụ nhận thức, còn giúp HS hình thành các tốt hơn phẩm chất nhân cách và các kỹ năng xã hội nào?

a. Phát huy vai trò tích cực của chủ thể, tinh thần trách nhiệm của cá

nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao 

b. Khả năng ghi nhớ kiến thức tốt hơn, động cơ học tập bên trong

mạnh hơn, phát triển khả năng lập luận và tư duy phê phán cao  c. Phát triển khả năng giao tiếp xã hội: hỏi - biểu đạt, biết lắng nghe và

luận và giải thích, biết trình bày ý tưởng của mình trong môi trường cùng phối hợp, chia sẻ, tiếp thu có phê phán, biết thống nhất ý kiến.

 d. Tạo cơ hội cho HS tự thể hiện, tự khẳng định khả năng của mình

nhiều hơn. Xác định giá trị của sự đa dạng và sự gắn kết. Duy trì tốt các mối quan hệ liên nhân cách.

Câu 7. Theo Thầy, Cô: Để khai thác những ưu điểm của việc tự học theo nhóm

nhỏ ở nhà, nên chú ý đảm bảo những yêu cầu nào sau đây?

a. Nhiệm vụ giao cho nhóm cần đơn giản, ít phương án trả lời  b. Nhiệm vụ giao cho nhóm đảm bảo tính vừa sức nhưng không có

câu trả lời trực tiêp hoặc đa dạng phương án giải quyết, cần huy động nhiều kinh nghiệm cá nhân hoặc cần tổng hợp nhiều kiến thức

 c. Cần định hướng để học sinh buộc phải phân chia công việc 

d. Đảm bảo trách nhiệm cá nhân 

Câu 8. Theo Thầy, Cô: để việc học nhóm ở nhà của học sinh được diễn ra thuận

tiện, khi phân công nhiệm vụ cho nhóm, giáo viên nên quan tâm đến khâu nào? a. Giáo viên phân nhóm có các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung

bình, yếu để có sự hỗ trợ nhau. 

b. Phân công nhiệm vụ công bằng giữa các nhóm và các thành viên.  c. Cử nhóm trưởng, cử thư ký ghi lại các ý kiến thảo luận  d. Gợi ý để có sự luân phiên các vai trò trong nhóm với nhau để mỗi

học sinh đều được trải nghiệm vị trí lãnh đạo nhóm. 

Câu 9. Theo Thầy, Cô: Để kiểm soát được việc học nhóm của học sinh ở nhà,

giáo viên có thể lựa chọn biện pháp nào sau đây?

a. Xét thi đua trong đóng góp xây dựng bài ở lớp sau khi mỗi nhóm đã

chuẩn bị ở nhà. 

b. Đánh giá qua bài viết của thư ký nhóm. 

c. Đánh giá các ý kiến của từng cá nhân nhóm. 

d. Phối hợp linh hoạt các hình thức trên 

Câu 10. Theo Thầy, Cô có thể đưa những nội dụng nào sau đây để học sinh học

nhóm?

b. Mở rộng phát triển một bài toán.  c. Xem xét vai trò của một định lí trong vận dụng vào các dạng toán. 

d. Khai thác ứng dụng cuả một khái niệm 

e. Ý kiến khác: . . . .. . .. . .. . .. . .. . . .. . .. . . .. . . . .. . . .. . . . .. . .. . .. . .. . . . .

Câu 11. Ở trường, tổ bộ môn của Thầy, Cô có thường xuyên tổ chức cho học

sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa Toán học không?

a. Hoàn toàn không 

b. Thỉnh thoảng 

c. Thường xuyên 

d. Trong tương lai sẽ có 

Câu 12. Theo Thầy, Cô, các hoạt động ngoại khóa môn Toán ở trường THPT có

cần thiết không?

a. Không khả thi trong điều kiện thực tế nhà trường hiện nay (cơ sở vật

chất, giáo viên, học sinh ...) 

b. Không cần thiết vì không hiệu quả 

c. Nếu có thì tốt nhưng không có cũng chẳng sao 

d. Cần thiết 

Câu 13. Theo Thầy, Cô, hình thức ngoại khóa Toán học nào dưới đây là phù hợp

và hiệu quả với học sinh?

a. Sinh hoạt chuyên đề định kì theo các chủ đề 

b. Tham quan, dã ngoại 

c. Tổ chức hoạt động thường xuyên dưới dạng Câu lạc bộ Toán học

cho những học sinh yêu Toán 

d. Xuất bản tạp chí, duy trì bản tin Toán học do HS thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV bộ môn

 e. Ý kiến khác: . . .. .. .. .. . . . .. . . .. . . .. . . .. . .. . .. . . .. . . .. .. . . .. .

Câu 14. Theo Thầy, Cô, nguyên nhân nào làm cho các hoạt động ngoại khóa

Toán học chưa được tổ chức rộng rãi trong các trường THPT nước ta hiện nay? a. Do chương trình nặng, thời gian học kín, HS không thể tham gia  b. Do khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí, người tổ chức ,.. 

c. Do lãnh đạo nhà trường không quan tâm đầu tư 

d. Do giáo viên trong tổ bộ môn chưa coi trọng hoạt động này  e. Do giáo viên không thể vừa giảng dạy vừa đầu tư tổ chức các hoạt

động ngoại khóa vốn rất phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức  f. Do các hoạt động ngoại khóa tổ chức chưa thể hiện tính hiệu quả

trong dạy học và giáo dục nên không thu hút GV, HS tham gia  h. Ý kiến khác :. . .. .. .. .. . . . .. . . .. . . .. . . .. . .. . .. . . .. . . .. .. . . .. .

Câu 15. Theo Thầy, Cô, biện pháp nào có thể làm tăng hiệu quả của hoạt động

Một phần của tài liệu Luyện tập cho học sinh một số dạng hoạt động học tập ngoài giờ chính khóa nhằm khắc sâu, phát triển kiến thức sách giáo khoa toán trung học phổ thông (Trang 143)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w