* Về kiến thức
Chương IV: “Việt Nam từ năm 1954- 1975” trong sách giáo khoa lịch sử lớp 12 được chia thành 3 bài, từ bài 21 đến bài 23. Dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn này
39
Thứ nhất: học sinh biết được sau hiệp định Giơnevơ được kí kết, đế quốc Mĩ
hất cẳng Pháp để độc chiếm miền Nam Việt Nam, thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, là nơi thí điểm các kiểu chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ, nhằm vươn lên thực biện bá chủ thế giới. Trước tình hình mới đó, Đảng và Chính phủ lãnh đạo nhân dân ta tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng ở hai miền: Cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân miền Nam.
Thứ hai: học sinh hiểu được quân dân miền Bắc bắt tay vào công cuộc xây dựng
chế độ mới với nhiều khó khăn và thử thách song đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa (1954-1960), thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, đánh bại hai lần chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ bằng không quân và hải quân (1965-1972) làm tròn nghĩa vụ hậu phương cho tuyền tuyến lớn miền Nam, góp phần cùng quân dân miền Nam hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.
Thứ ba: học sinh hiểu được miền Nam trong 21 năm đã hoàn thành cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ : “Chiến tranh đơn phương”, “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh”. Vạch trần các âm mưu, tội ác của đế quốc Mĩ và tay sai phản động, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, tiến tới đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất nước nhà.
Thứ tư: học sinh đánh giá và rút ra nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của
cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975). Vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Thứ năm: học sinh hiểu được rõ các khái niệm: cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân, chiến tranh nhân dân, bạo lực cách mạng, chủ nghĩa xã hội, chiến lược, sách lược....
* Về tư tưởng tình cảm
Trên cơ sở khai thác triệt để nội dung của khóa trình lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975, giáo viên cần giáo dục cho học sinh những tư tưởng tình cảm cụ thể như,
40
thông qua những hành động và tội ác mà đế quốc Mĩ và tay sai gây ra cho nhân dân ta: chính sách “tố cộng, diệt cộng”, ra luật 10/59, tiến hành chiến tranh phá hoại...sẽ giáo dục cho học sinh lòng căm thù quân xâm lược và kẻ bán nước. Căm ghét chiến tranh, quyết tâm bảo vệ nền độc lập. Giai đoạn lịch sử này còn giáo dục cho học sinh lòng biết ơn vô hạn đối với Đảng và Bác Hồ kính yêu. Trong cuộc kháng chiến trường kì và gian khổ, Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh giữ vai trò quyết định trong việc đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn, đưa cách mạng đến thắng lợi hoàn toàn. Bên cạnh đó biết bao tấm gương hy sinh anh dũng vì độc lập của Tổ quốc, từ đó khơi dậy các em lòng biết ơn, niềm tự hào và sự cảm phục các anh hùng dân tộc. Học sinh có trách nhiệm hơn trong cuộc sống, quyết tâm học tập để xứng đáng với thế hệ cha anh, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
Dù trải qua hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ, miền Bắc vẫn đạt những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng CNXH, vẫn hết lòng chi viện cho miền Nam với tinh thần “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” góp phần “đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Qua đó giáo dục cho các em tinh thần yêu lao động, lòng kính yêu đối với quân chúng nhân dân lao động. Giáo dục niềm tin vào lý tường XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
* Phát triển
Nội dung kiến thức lịch sử dân tộc trong giai đoạn 1954-1975 rất phong phú và đa dạng, nó có tác dụng rất lớn đến việc phát triển toàn diện của học sinh. Nếu giáo viên biết kết hợp sử dụng đa dạng các hình thức tổ chức dạy học, các phương pháp, phương tiện dạy học...sẽ giúp học sinh tái hiện lại bức tranh lịch sử dân tộc một cách rõ nét, chân thực, giàu hình ảnh, sinh động, cụ thể. Do đó, có tác dụng phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, trí nhớ, tri giác...Đặc biệt là khả năng tư duy độc lập giúp các em nắm bắt được quá khứ lịch sử dân tộc. Rèn luyện cho học sinh các năng lực thực hành bộ môn: sử dụng bản đồ, vẽ biểu đồ, sưu tầm tư liệu, làm quen với công tác nghiên cứu khoa học. Qua việc sử dụng câu chuyện lịch sử trong dạy học giúp học sinh rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức tổng hợp giữa những kiến thức trong sách giáo khoa với các câu chuyện cụ thể, qua đó phát triển khả năng phân tích, so
41
sánh, khái quát, tổng hợp...Đồng thời, học sinh được luyện tập và biết đánh giá vai trò của cá nhân trong lịch sử, nhìn nhận sự vật hiện tượng trong quá trình phát triển của nó.