Sau Hiệp đinh Giơnevơ (1954) được ký kết, tình hình Việt Nam có sự biến đổi to lớn. Đế quốc Mĩ phá hoại hiệp định Giơnevơ với âm mưu chia cắt lâu dài miền nam Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự. Do tình hình đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau nên Đảng và Chính phủ chủ trương tiến hành ở mỗi miền với mỗi nhiệm vụ chiến lược khác nhau nhưng đều nhằm một mục tiêu chung là đánh Mĩ và tay sai, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, đưa cả nước tiến lên XHCN. Thực hiện chủ trương của Đảng, quân dân hai miền đã giành được nhiều thắng lợi to lớn.
Thứ nhất: miền Bắc
- Hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, cải cách ruộng đất, cải tạo XHCN, trở thành hậu phương lớn cho tuyền tuyến lớn miền Nam.
- Năm 1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, được triệu tập tại Hà Nội, Đại hội đã xác định nhiệm vụ chung của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền, đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965).
- Quân và dân miền Bắc đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thực hiện thắng lợi Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại lần một và lần hai của Mĩ, giáng những đòn chí mạng vào đế quốc Mĩ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”. Thắng lợi này, buộc Mĩ phải ký Hiệp định Pari (1973) về châm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tạo ra sự biến đổi to lớn về tương quan lực lượng có lợi cho ta.
Thứ hai: miền Nam
- Để thực hiện chế độ thực dân kiểu mới, từ năm 1954-1960, Mĩ đã giúp Ngô Đình Diệm xây dựng chính quyền tay sai của Mĩ ở miền Nam, chúng ngang nhiên
42
phá hoại hiệp thương tổng tuyển cử, chia cắt lâu dài nước ta nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. Chúng đã thi hành chính sách “Tố cộng diệt cộng”, ra Luật 10/59, lê máy chém khắp miền Nam...
Trước những âm mưu và thủ đoạn mới của Mĩ - Diệm, những năm đầu 1954- 1959 ta vẫn chủ trương đấu tranh chính trị, hòa bình đòi Mĩ - Diệm nghiêm chỉnh thi hành hiệp định Giơnevơ, đồng thời gìn giữ lực lượng, tạo điều kiện để xây dựng lực lượng toàn diện ở miền Nam. Song đế quốc Mĩ và tay sai ngày càng điên cuồng chống phá cách mạng. Nhân dân miền Nam đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang làm bùng nổ phong trào Đồng Khởi ở miền Nam (1959-1960), đưa chế độ Mĩ - Diệm lún sâu vào cuộc khủng hoảng chính trị, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Từ kết quả của phong trào Đổng Khởi, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã ra đời (20/12/1960).
- Từ năm 1961-1965, quân dân miền Nam chiến đấu đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
- Từ năm 1965-1968, quân dân ta chiến đấu đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ, buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán ở hội nghị Pari.
- Từ năm 1969-1973, quân dân ta đoàn kết cùng quân dân Lào, Campuchia chiến đấu đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ.
- Từ năm 1973-1975, quân dân ta chiến đấu đánh bại hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ, lật đổ chính quyền Sài Gòn.
Những thắng lợi trên đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, cả nước tiến lên con đường XHCN.
Lịch sử Việt Nam từ 1954-1975 là giai đoạn rất quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong việc bồi dưỡng nhận thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm và phát triển học sinh. Vì vậy trong quá trình dạy học, giáo viên cần phải tìm ra biện pháp sư phạm thích hợp để giúp học sinh khôi phục được bức tranh lịch sử dân tộc chính xác, khoa học và thống nhất. Một trong những biện pháp sư phạm đó là việc sử những câu chuyện lịch sử để gây hứng thú học tập cho học sinh góp phần nâng cao hiệu quả bài học.
43