Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng câu chuyện để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam (1954 1975) lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 78)

Trước hết qua quá trình công tác và dự giờ đồng nghiệp tôi thấy hiện nay, bộ

môn Lịch sử ở trường đã có những đổi mới trong phương pháp giảng dạy, nhiều giáo viên đã có sự khai thác các tài liệu tham khảo ngoài sách giáo khoa. Tuy nhiên, do thời lượng tiết học chỉ có 45 phút, mà nội dung lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954- 1975 lại rất dài nên giáo viên ngại hoặc rất ít vận dụng tài liệu tham khảo đặc biệt là sử dụng các câu chuyện lịch sử vào giảng dạy, nếu có chăng chỉ mang tính chất

74

thông báo. Vì vậy, chưa gây được hứng thú cho học sinh trong học tập để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

Vậy để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn tôi đã tiến hành thực nghiệm ở hai lớp có trình độ nhận thức tương đương nhau:

- Lớp 12A1 là lớp thực nghiệm: Dạy học áp dụng giáo án thực nghiệm với nội dung và phương pháp sử dụng câu chuyện trong dạy học lịch sử.

- Lớp 12A2 là lớp đối chứng: Dạy học theo phương pháp thông thường, theo nội dung trong sách giáo khoa mà không chú trọng đến các phương pháp sử dụng câu chuyện trong dạy học lịch sử.

Tại lớp thực nghiệm, tôi tiến hành sử dụng câu chuyện lịch sử vào dạy học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh để nâng cao hiệu quả bài học với những nội dung và phương pháp sau: các câu chuyện sử dụng chủ yếu trong bài là: Con quái vật bằng thép M.311, Nguyễn Thị Định, hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, chiến thắng Ấp Bắc, Nguyễn Văn Đừng - “Tiểu đội trưởng gang thép”. Đối với mỗi nội dung đều phải tiến hành lựa chọn câu chuyện cho phù hợp:

Thứ nhất, khi giảng về miền Bắc làm nghĩa vụ hậu phương cho miền Nam. GV tổ chức cho HS đóng vai nhân vật lịch sử, kể về kỉ vật “Nắm tóc thề của Võ Thị Tần”, qua câu chuyện HS thấy được nhân dân miền Bắc sản xuất và chiến đấu anh dũng, đảm bảo cho những chuyến xe trên con đường chiến lược Bắc - Nam.

Thứ hai, khi dạy về chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận” tôi sử dụng câu chuyện: “Con quái vật bằng thép M311”. GV cho HS đọc trước câu chuyện này ở nhà và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Qua câu chuyện, em hiểu thế nào là chiến thuật “thiết xa vận”? Qua đó cụ thể hóa được khái niệm “thiết xa vận” cho học sinh. Thứ ba, khi giảng về thắng lợi của quân dân ta trên mặt trận chính trị, HS căn cứ vào câu chuyện về bà Nguyễn Thị Định mà giáo viên đã cung cấp cho học sinh đọc ở nhà, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Đội quân tóc dài do ai thành lập? Em biết gì về nhân vật lịch sử này? Qua câu chuyện đã tạo được biểu tượng về bà Nguyễn Thị Định cho HS - Người sáng lập đội quân tóc dài và nhà lãnh đạo xuất sắc trong kháng chiến chống Mĩ.

75

Thứ tư, để cụ thể hóa chiến thắng Ấp Bắc, GV tổ chức cho HS đóng vai một hướng dẫn viên du lịch tại Tượng đài chiến thắng Ấp Bắc xã Tân Phú - Cai Lậy - Tiền Giang, kể về chiến công của Nguyễn Văn Đừng - “Tiểu đội trưởng gang thép”. Sau đó nêu câu hỏi: chiến thắng Ấp Bắc có ý nghĩa như thế nào trong cuộc chiến đấu chống lại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”?

Nhìn chung, tùy thuộc vào thời gian có trên lớp và đối tượng học sinh lớp thực nghiệm trong quá trình giảng bài, tôi đã linh hoạt sử dụng những câu chuyện lịch sử quan trọng, cần thiết nhất với nội dung bài giảng theo kiến thức cơ bản của bài. Kết quả là giờ học đã kết thúc thành công.

Sau khi dạy xong hai lớp đối chứng và thực nghiệm tôi tiến hành điều tra tâm lý và kiểm tra kết quả thực nghiệm:

Phát phiếu điều tra về trạng thái tâm lý của học sinh qua tiết dạy:

- Họ tên: ... - Lớp: ...

a, Sau khi học xong bài học trên, em cảm thấy thế nào (khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng)

A. Rất hứng thú B. Hứng thú C. Bình thường D. Không hứng thú

b, Kết quả điều tra chất lượng giờ học: Hãy khoanh tròn vào trước mỗi câu trả lời đúng.

1. Chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ vào năm A. 1960

B. 1961 C. 1963

2. Nguyễn Thị Định lãnh đạo A. Đội quân tóc dài

B. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam C. Phong trào “Ba sẵn sàng”

76

3. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu là hình thức đấu tranh trên mặt trận nào?

A. Mặt trận quân sự B. Mặt trận chính trị

C. Mặt trận chống bình định

4. Sau chiến thắng “Ấp Bắc” dấy lên phong trào A. Chống, phá “Ấp chiến lược”

B. “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” C. “Một tấc không đi, một li không rời”

5. Nhân dân ta đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bằng thắng lợi trên A. Mặt trận quân sự

B. Mặt trận chính trị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C. Mặt trận chống bình định D. Cả ba mặt trận trên.

Một phần của tài liệu Sử dụng câu chuyện để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam (1954 1975) lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) (Trang 78)